Tăng cường tính tuân thủ đối với quy định của MB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả tín dụng dựa trên bảo đảm bằng hàng tồn kho và khoản phải thu tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh sài gòn (Trang 95 - 98)

3.2 Những giải pháp nâng cao hiệu quả cấp tín dụng dựa trên hàng tồn kho và

3.2.3 Tăng cường tính tuân thủ đối với quy định của MB

Đối với việc kiểm tra và định giá lại tài sản bảo đảm

Tăng cường tính tuân thủ đối với quy định của ngân hàng. Kiểm soát sau, định giá lại tại sản bảo đảm định kỳ và đột xuất, nhằm xác định giá trị thật của tài sản, tình trạng tài sản, cân đối tài sản với nghĩa vụ, từ đó có các định hướng xử lý phù hợp: tiếp tục quản lý tài sản theo quy định; yêu cầu khách hàng bổ sung thêm tài sản bảo đảm nếu phát hiện giảm giá trị, chất lượng… không đủ bảo đảm nghĩa vụ trả nợ; dừng giải ngân nếu thấy cần thiết. CV QHKH thu thập đầy đủ các hồ sơ liên quan đến tài sản bảo đảm làm cơ sở cho việc xác định giá trị tài sản: Đối chiếu công

nợ, báo cáo nhập xuất tồn kho. Định kỳ kiểm tra hàng hóa theo đúng quy định, CV QHKH trực tiếp xuống kho hàng kiểm tra hàng hóa và lập thành biên bản theo đúng quy định và phê duyệt của MB. Công việc này cần được CV QHKH và các bộ quản lý chú trọng và quan tâm hơn nữa. Cần có sự sắp xếp về thời gian và nhân sự để tiến hành kiểm kho khách hàng. Có thời gian và lịch trình cụ thể và báo cáo kết quả kiểm kho thực tế cho ban giám đốc. Định kỳ hàng tháng, nên có 01-02 ngày trong tháng để tiến hành kiểm kho, kiểm soát sau khách hàng.

Tuân thủ các quy định của ngân hàng về hoàn thiện thủ tục tài sản bảo đảm trước khi giải ngân. Tiến hành cơng tác hồn thiện các thủ tục bảo đảm, đăng ký giao dịch bảo đảm một cách chủ động và nhanh chóng, hiện đã có thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm trực tuyến tại website của Trung tâm đăng ký giao dịch, tài sản, thời gian đăng ký và được xác nhận đăng ký chỉ khoảng 1 phút do đó cơng tác đăng ký giao dịch bảo đảm khá thuận tiện và nhanh chóng, các quyền của MB được ghi nhận ngay trước khi giải ngân cho khách hàng. Vì vậy, việc giải ngân trước khi đăng ký giao dịch bảo đảm đã được hạn chế. Ban giám đốc cũng cần giữ nguyên tắc hơn trong việc giải ngân, không ký giải ngân đối với các trường hợp khách hàng chưa hoàn thiện các thủ tục về tài sản bảo đảm.

Thường xuyên theo dõi tình hình chuyển tiền về MB của các đối tác của khách hàng mà MB nhận thế chấp KPT, đánh giá tính ổn định, thường xuyên và giá trị trung bình của các KPT làm cơ sở định giá lại tài sản bảo đảm là KPT luân chuyển. Định kỳ, theo đặc điểm kinh doanh của khách hàng, tiến hành thu thập và theo dõi biên bản đối chiếu công nợ của các đối tác.

Đối với công tác giải ngân

Nâng cao vai trị kiểm sốt tín dụng của bộ phận hỗ trợ tín dụng. Khâu kiểm sốt tn thủ là khâu cuối cùng trong việc giải ngân cho khách hàng. Do đó cần phải rà soát việc tuân thủ theo phê duyệt về: định giá tài sản bảo đảm định kỳ, báo cáo nhập xuất tồn hàng hóa, phiếu nhập, xuất kho, hợp đồng mua bán… Giá trị KPT

phải căn cứ và hợp đồng mua bán cịn hiệu lực, các hóa đơn q hạn thanh tốn trên 01 tháng phải có biên bản đối chiếu công nợ. CV HT QHKH cần theo sát và yêu cầu CV QHKH thực hiện và cung cấp đầy đủ các hồ sơ theo yêu cầu phê duyệt, trường hợp CV QHKH không thực hiện hoặc không cung cấp được cần báo cáo cấp trên để có phương hướng xử lý. Trong trường hợp CV QHKH chưa thực hiện và cung cấp hồ sơ nhưng để linh hoạt giải ngân cho khách hàng, CV QHKH cần phải có cam kết bổ sung hồ sơ trình cấp có thẩm quyền xem xét. Việc theo dõi bổ sung hồ sơ cần được theo dõi đầy đủ, chặt chẽ.

Tiến hành hỗ trợ tập trung nhằm nâng cao vai trị kiểm sốt và tính độc lập của bộ phận hỗ trợ tín dụng. Từ tháng 11/2011, cơng tác hỗ trợ đã được tập trung tại chi nhánh thay vì phân tán tại các phịng giao dịch, việc hỗ trợ tập trung tại chi nhánh đã giúp công việc hỗ trợ chuyên nghiệp và cơng tác kiểm sốt tn thủ tốt hơn, tuy nhiên, bộ phận hỗ trợ vẫn chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban giám đốc chi nhánh, Vì vậy, để tăng cường tính kiểm sốt của bộ phận hỗ trợ đối với khâu kiểm tra trước giải ngân, bộ phận hỗ trợ cần được tập trung tại hội sở.

Ngoài ra, ban giám đốc chi nhánh cũng cần quan tâm đến các công tác sau: Phổ biến rộng rãi về các rủi ro đã hoặc có thể phát sinh trong thực tế, giáo dục tinh thần tuân thủ đối với quy định của MB trong nhân viên. Tạo môi trường làm việc tại đó tồn bộ nhân viên đều có tinh thần làm việc theo đúng quy định của MB. Có sự khích lệ đối với các trường hợp thực hiện tốt và các chế tài đối với các trường hợp vi phạm.

Giao mục tiêu rõ ràng cho CV QHKH trong công tác kiểm tra kiểm soát sau giải ngân phải theo đúng quy định, bảo đảm tuân thủ. Các CV QHKH từ đó xác định được các công việc cần phải làm, các cán bộ quản lý dựa trên kết quả thực hiện của nhân viên làm cơ sở đánh giá kết quả thực hiện công việc.

Tổ chức thường xun cơng tác kiểm sốt tn thủ của phỏng kiểm soát tuân thủ tại chi nhánh. Phịng kiểm sốt tn thủ trực thuộc hội sở, do đó có tính độc lập cao hơn bộ phận hỗ trợ và bộ phận thẩm định tại chi nhánh. Một trong những nhiệm vụ của phịng kiểm sốt tn thủ là kiểm tra cơng tác cấp tín dụng tại chi nhánh. Phịng kiểm sốt tuân thủ có trách nhiệm đưa ra những kết luận về tính tn thủ và những rủi ro có thể phát sinh và yêu cầu chi nhánh khắc phục. Tăng cường cơng tác kiểm sốt tn thủ của phỏng kiểm soát tuân thủ làm cho các tập thể và cá nhân tại chi nhánh có ý thức hơn trong việc thực hiện theo đúng các quy định của MB.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả tín dụng dựa trên bảo đảm bằng hàng tồn kho và khoản phải thu tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh sài gòn (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)