3.2 Những giải pháp nâng cao hiệu quả cấp tín dụng dựa trên hàng tồn kho và
3.2.1 Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng, rút ngắn thời gian thẩm định
Tăng cường chất lượng thẩm định tổng thể đối với khách hàng. Trong sản phẩm cấp tín dụng này, tài sản bảo đảm là HTK & KPT do đó mức độ cam kết của khách hàng sẽ khơng cao bằng các tài sản khác. Do đó, các nội dung về tình hình kinh doanh, tài chính, khả năng trả nợ của khách hàng… cần phải được thẩm định kỹ lưỡng.
Thẩm định kỹ đối với phương án vay vốn, phát hiện các giao dịch mua bán lòng vòng giữa các doanh nghiệp có mối liên hệ về chủ sở hữu và đề xuất từ chối cấp tín dụng đối với các đối tượng này.
Tăng cường chất lượng thẩm định tài sản bảo đảm là HTK & KPT. Hiện tại, bộ phận thẩm định đã làm khá tốt công tác này tuy nhiên cần tập trung thêm một số nội dung sau: Đối với HTK, CV thẩm định cần xuống kho kiểm tra thực tế, yêu cầu khách hàng cung cấp đầy đủ hồ sơ để đánh giá về số lượng, chất lượng của hàng hóa, giá trị tồn kho bình qn, tính thanh khoản của HTK, tính chân thực của báo cáo khách hàng cung cấp. Đối với KPT, yêu cầu khách hàng cung cấp đầy đủ các giấy tờ xác lập quyền đòi nợ đối với các đối tác.
Tiến hành kiểm tra đầy đủ thông tin về giao dịch bảo đảm của tài sản: Lấy thông tin CIC và hỏi thông tin đăng ký giao dịch bảo đảm tại Trung tâm đăng ký giao dịch bảo đảm đối với tài sản bảo đảm để kiểm tra tài sản hiện đang thế chấp tại tổ chức tín dụng nào. Trong trường hợp tài sản được thế chấp tại nhiều tổ chức tín dụng thì cần xem xét thứ tự ưu tiên của MB khi xử lý tài sản. Trên cơ sở những
thơng tin đó, bộ phận thẩm định đưa ra những đề xuất phù hợp đối với việc nhận bảo đảm và quản lý hàng hóa.
Việc xác định hàng hóa hiện đang thế chấp tại tổ chức tín dụng nào hay chưa rất quan trọng vì thực tế đã phát sinh nhiều trường hợp tranh chấp HTK do khách hàng sử dụng HTK để thế chấp tại nhiều tổ chức tín dụng, khi đó, thứ tự ưu tiên trong việc xử lý tài sản bảo đảm sẽ dựa theo thứ tự đăng ký giao dịch bảo đảm tại Trung tâm đăng ký giao dịch bảo đảm.
Đưa ra cách thức phù hợp đối với việc quản lý tài sản bảo đảm. Tại báo cáo thẩm định bộ phận thẩm định cần quy định rõ cách thức quản lý đối với tài sản bảo đảm là HTK & KPT. Bộ phận thẩm định cần phân tích kỹ về tính chất và phương thức nhập xuất hàng hóa từ đó đưa ra các giải pháp tối ưu nhằm quản lý tài sản. Các giải pháp này phải bảo đảm vừa giúp giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng vừa phải có khả năng thực hiện trên thực tế, phù hợp với đặc điểm kinh doanh của khách hàng.
Trong trường hợp có sự tham gia của bên cho thuê kho, công ty bảo vệ trong việc quản lý tài sản bảo đảm là hàng hóa, bộ phận thẩm định cần tiến hành phân tích đối với bên cho th kho, cơng ty bảo vệ về uy tín, khả năng cung ứng dịch vụ, đặc biệt là mối quan hệ với khách hàng là bên bảo đảm để đưa ra quyết định có th hay khơng.
Cần phải ràng buộc điều kiện về tài sản bảo đảm trong việc cấp tín dụng cho khách hàng, theo đó khách hàng phải dùng bất động sản, phương tiện cơ giới hoặc giấy tờ có giá để làm tài sản bảo đảm với một tỷ lệ nhất định trên giá trị tín dụng được cấp ngồi tài sản bảo đảm là hàng hóa và KPT.
Rút ngắn thời gian thẩm định khoản vay nhằm tăng tính cạnh tranh. Việc rút ngắn thời gian thẩm định là cần thiết do yêu cầu của khách hàng ngày càng cao và mức độ cạnh tranh để thu hút khách hàng của ngân hàng ngày càng gay gắt. Yêu cầu đặt ra là phải làm sao rút ngắn thời gian nhưng vẫn phải bảo đảm chất lượng
thẩm định. Để đạt được yêu cầu này, MB Sài Gòn cần nâng cao hơn nữa chất lượng đội ngũ nhân sự thẩm định, áp dụng SLA trong cơng việc, phân cơng và bố trí nhân sự và công việc một cách hợp lý, khoa học.
3.2.2 Tăng cường và chú trọng cơng tác kiểm sốt khoản vay và các cam kết của khách hàng.
Đối với cơng tác kiểm tra mục đích sử dụng vốn
Tăng cường cơng tác kiểm tra mục đích sử dụng vốn của khách hàng, bảo đảm nguồn vốn MB tài trợ được sử dụng đúng mục đích. Đối với tài sản là hàng hóa và KPT hình thành từ phương án, việc kiểm tra mục đích sử dụng vốn đặc biệt quan trọng vì khách hàng sử dụng vốn mục đích thì mới hình thành lên các tài sản bảo đảm cho khoản vay. Việc kiểm tra mục đích sử dụng vốn cũng giúp ngân hàng quản lý được phương án của khách hàng, tránh việc khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, sử dụng vào các phương án có rủi ro cao có thể dẫn đến nguy cơ khách hàng khơng hồn trả vốn cho ngân hàng đúng hạn hoặc ngân hàng có thể mất vốn.
CV QHKH kiểm tra mục đích sử dụng vốn của khách hàng bằng các biện pháp: Sau 10 ngày đối với giải ngân bằng tiền mặt, 30 ngày đối với giải ngân bằng chuyển khoản, CV QHKH thu thập các chừng từ chứng minh mục đích và kịp thời báo cáo cấp trên nếu khách hàng có các dấu hiệu sử dụng vốn sai mục đích để có phương hướng xử lý.
Đối với công tác quản lý phương án vay vốn
Thường xuyên kiểm tra phương án vay vốn, bảo đảm dòng tiền về từ phương án được dùng để trả nợ MB. Việc kiểm tra phương án vay vốn thường xuyên giúp ngân hàng thu hồi nơ kịp thời khi có tiền từ phương án về, tránh việc khách hàng sử dụng tiền từ phương án vào mục đích khác.
Định kỳ 01 tháng/lần hoặc đột xuất kiểm tra tình hình hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của khách hàng nhằm phát hiện những dấu hiệu bất thường để có phương hướng xử lý kịp thời.
Tăng cường mối quan hệ với khách hàng, các cơ quan liên quan: công an, đối tác của khách hàng để nắm bắt thơng tin về thị trường, tình hình khách hàng…
Thu thập kịp thời và đầy đủ các thơng tin tài chính của khách hàng làm cơ sở cho việc đánh giá khách hàng: báo cáo tài chính, tờ khai VAT, báo cáo nhập xuất tồn kho, phải thu phải trà và phân tích một số chỉ tiêu về tình hình kinh doanh của khách hàng, cân đối tiền hàng.
Đối với việc thực hiện các cam kết của khách hàng với MB
Theo dõi và đôn đốc khách hàng thực hiện các cam kết với MB, trong đó có các cam kết về chuyển doanh thu, sử dụng các dịch vụ tại MB: trả lương, thanh toán quốc tế… nhằm tăng lợi ích thu được từ khách hàng, các cam kết bổ sung tài sản bảo đảm là bất động sản, hợp đồng tiền gửi nhằm làm tăng mức độ bảo đảm cho các khoản vay của khách hàng tại MB. Việc khách hàng thực hiện các cam kết góp phần xây dựng mối quan hệ lâu dài giữa khách hàng và MB.