Khái niệm tín dụng đối với hộ nghèo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả tín dụng ưu đãi trong công tác xóa đói giảm nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội huyện chư păh tỉnh gia lai (Trang 33)

1.2. Tín dụng và vai trị tín dụng đối với hộ nghèo

1.2.1.1 Khái niệm tín dụng đối với hộ nghèo

Tín dụng đối với hộ nghèo là khoản tín dụng chỉ dành riêng cho những hộ nghèo, có sức lao động nhưng thiếu vốn để phát triển sản xuất trong một thời gian nhất định phải hoàn trả số tiền gốc và lãi (Đỗ Ngọc Tân, 2012)

Theo Điều 1, Chương 1, Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ thì “Tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác là việc sử dụng các nguồn lực tài chính do Nhà nước huy động để cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác vay ưu đãi phục vụ sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống; góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xố đói, giảm nghèo, ổn định xã hội”.

“Thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội để thực hiện tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo được thành lập theo Quyết định số 230/QĐ-NH5 ngày 01/09/1995 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”. (Điều 1, Chương 1, Nghị định số 78/2002/NĐ-CP).

Như vậy, tín dụng đối với hộ nghèo là một hình thức tín dụng ưu đãi của Chính phủ hỗ trợ cho người nghèo nhằm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói, giảm nghèo, ổn định xã hội thơng qua Ngân hàng chính sách xã hội .

Đối tượng được vay vốn tín dụng ưu đãi gồm:

Người nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn tín dụng ưu đãi gồm :

(1). Hộ nghèo.

(2). Học sinh, sinh viên có hồn cảnh khó khăn đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và học nghề.

(3). Các đối tượng cần vay vốn để giải quyết việc làm theo Nghị quyết 120/HĐBT ngày 11/04/1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ).

(4). Các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài.

(5). Các tổ chức kinh tế và hộ sản xuất, kinh doanh thuộc hải đảo; thuộc khu vực II, III miền núi và thuộc Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa.

1.2.2. Vai trị của tín dụng đối với người nghèo.

1.2.2.1. Tín dụng ưu đãi đối với người nghèo góp phần cải thiện đời sống, gia tăng thu nhập cho người nghèo.

Với quan điểm hổ trợ vốn để người nghèo tự vươn lên bằng chính sức lao động của mình để thốt nghèo, tín dụng ưu đãi đã giúp cho người nghèo có vốn để mua sắm vật tư, cây giống, con giống để canh tác tạo ra sản phẩm hàng hóa, tăng thu nhập cải thiện đời sống. Tín dụng ưu đãi dành cho người nghèo ra đời chấm dứt tình trạng một bộ phận người nghèo thiếu vốn sản xuất phải đi vay nặng lãi, khiến họ không thể thoát ra cảnh nghèo mà lâm vào tình trạng túng thiếu hơn, nợ nần nhiều hơn do không đủ khả năng trả nợ.

Vốn vay ưu đãi từ Ngân hành chính sách dành cho người nghèo và các chính sách hỗ trợ của chính quyền địa phương hiện nay (hộ trợ kỹ thuật nông nghiêp, chuyển giao tiến bộ khoa học, công nghệ sản xuất, hỗ trợ giống vật nuôi, cây trồng...) đã giúp cho người dân tổ chức lại sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tận dụng lao động của gia đình, tìm ra phương thức làm ăn có hiệu quả hơn. Thơng qua kênh tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng chính sách, hộ vay vốn buộc phải tính tốn trồng cây gì, ni con gì và làm như thế nào có hiệu quả cao để hồn vốn và có lãi. Q trình đó làm người nghèo phải chủ động học hỏi, tìm hiểu kỹ thuật sản xuất, cải tiến cơng cụ lao động từ đó tạo cho họ tính năng động và sáng tạo trong lao động sản xuất.

1.2.2.2. Tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo góp phần tăng cường khối đại đoàn kết trong cộng đồng dân cư. kết trong cộng đồng dân cư.

Hiện nay, tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo được thực hiện thông qua phương thức ủy thác qua các tổ chức hội ( như Đồn Thành niên, Hội nơng dân, Hội phụ nữ... ) Qua đó, giám sát được hộ nghèo sử dụng vốn vay đúng mục đích đồng thời tạo sự gắn kết giữa các hộ nghèo vay vốn. Khi là thành viên của các tổ chức hội họ sinh hoạt cùng với nhau theo yêu cầu của các tổ chức hội và của tổ chức cấp tín dụng, cùng nhau vay vốn, giúp đỡ nhau sử dụng vốn đúng mục đích và cam kết trả nợ đúng hạn cho tổ chức tín dụng. Do vậy thực hiện tốt cung ứng tín dụng cho

người nghèo sẽ nâng cao tình thần tương thân, tương ái, đoàn kết làm thay đổi lối sống ở nơng thơng, tăng cường an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội.

1.2.2.3. Tín dụng ưu đãi đối với người nghèo góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững.

Tín dụng ưu đãi cho người nghèo giúp người nghèo thốt nghèo dựa trên chính sức lao động của chính họ, góp phần cải thiện đời sống, gia tăng thu nhập

Tín dụng ưu đãi cho người nghèo cũng hướng tới giảm nghèo một cách toàn diện: Chú trọng tạo việc làm cho người nghèo (tín dụng việc làm), tăng cường cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của đông đảo quần chúng nhân dân (cho vay giải quyết một phần nhu cầu thiết yếu về nhà ở (theo Quyết định số 167 của Thủ tướng Chính phủ),về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, điện thắp sáng và học tập...), cho vay ưu đãi lãi suất đối với các hộ nghèo (theo tinh thần Nghị quyết 30a của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo), quan tâm đến bảo vệ mơi trường (tín dụng trồng rừng)...

1.2.3. Hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo.

1.2.3.1. Khái niệm hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo.

Trong từ điển Bách khoa Việt Nam, hiệu quả nói chung được định nghĩa như sau: “Hiệu quả là tương quan giữa kết quả đạt được so với lao động, vật tư, tài

chính để tạo ra nó”.

Hiệu quả tín dụng hộ nghèo là việc phát triển cho vay đối với các hộ nghèo nhằm giúp họ cải thiện đời sống, thốt ra cảnh đói nghèo, giảm tỷ lệ nghèo xuống mức thấp nhất (Đỗ Ngọc Tân, 2012)

Hiệu quả tín dụng đối với người nghèo là một khái niệm tổng hợp bao hàm ý nghĩa toàn diện về kinh tế chính trị xã hội. Có thể hiểu hiệu quả tín dụng đối với

người nghèo là sự thỏa mãn nhu cầu về sử dụng vốn giữa chủ thể Ngân hàng và người vay vốn, những lợi ích kinh tế xã hội thu được đảm bảo sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng.

Xét về mặt kinh tế :

- Tín dụng người nghèo giúp người nghèo thoát nghèo sau một q trình xóa đói giảm nghèo, cuộc sống đã khá lên và mức thu nhập đã ở trên chuẩn nghèo, có

khả năng vươn lên hịa nhập với cộng đồng. Góp phần giảm tỷ lệ đói nghèo, giải quyết công ăn,việc làm, giải quyết tốt mối quan hệ tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng kinh tế .

- Giúp người nghèo xác định rõ trách nhiệm của mình trong quan hệ vay mượn, khuyến khích người nghèo sử dụng vốn vào mục đích sản xuất, kinh doanh tạo thu nhập để trả nợ Ngân hàng.

Xét về mặt xã hội:

- Tín dụng cho người nghèo góp phần xây dựng nông thôn mới, làm thay đổi cuộc sống ở nông thơn, an sinh, trật tự an tồn xã hội, hạn chế được những mặt tiêu cực.

- Tăng cường sự gắn bó giữa các hội viên với các tổ chức hội, đồn thể của mình thơng qua việc hướng dẫn giúp đỡ nhau về kỹ thuật sản xuất. Nêu cao tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ lẫn nhau, tăng cường tình làng nghĩa xóm.

- Thơng qua cơng tác tín dụng đẩu tư cho những người nghèo đã trực tiếp góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu nơng thơn, áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, tạo ra các ngành nghề, dịch vụ mới trong nông nghiệp, thực hiện lại phân công lao động xã hội...

1.2.3.2. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng ưu đãi trong cơngtác xóa đói giảm nghèo

a. Về phía Ngân hàng Chính sách xã hội

- Hiệu quả kinh tế:

Để đánh giá hiệu quả kinh tế của tín dung ưu đãi trong cơng tác xóa đói giảm nghèo của NHCSXH, chúng ta dựa trên các nhóm chỉ tiêu sau:

+ Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng tăng trưởng quy mơ tín dụng cho vay hộ nghèo bao gồm: tỷ lệ tăng trưởng doanh số cho vay hộ nghèo; tỷ trọng dư nợ tín dụng cho vay hộ nghèo; tỷ lệ tăng trưởng tín dụng cho vay hộ nghèo.

+ Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng tiết kiệm chi phí bao gồm: tỷ lệ nợ quá hạn; tỷ lệ nợ xấu; tỷ lệ thu lãi.

+ Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng xử lý rủi ro bao gồm: tỷ lệ nợ khoanh thu hồi được; tỷ lệ nợ được gia hạn; tỷ lệ nợ được xóa.

- Hiệu quả xã hội:

Các chỉ tiêu tổng hợp đánh giá tác động của luồng vốn vay ưu đãi đối với

cơng tác xóa đói giảm nghèo:

+ Số hộ được vay vốn ưu đãi đã thoát nghèo.

+ Số hộ nâng cao được mức sống nhờ vay vốn ưu đãi.

+ Số lao động được giải quyết việc làm nhờ chương trình cho vay giải quyết việc làm, số lao động nước ngồi thơng qua chương trình vay vốn xuất khẩu lao động.

+ Số nhà mới được xây dựng thơng qua chương trình cho vay làm nhà đối với hộ nghèo.

+ Số học sinh sinh viên được vay vốn ưu đãi để tiếp tục theo học các cấp.

Các đánh giá về hoạt động cụ thể trong các chương trình cho vay, nhất là

cho vay ủy thác qua Hội đoàn thể và Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV):

Phần này đi vào các kết quả về hoạt động cụ thể của các chương trình cho vay, đặc biệt là các tổ chức được ủy thác và tổ TK&VV. Các đánh giá này nhằm trả lời câu hỏi: cách tổ chức triển khai việc cho vay đã đáp ứng nhu cầu hiệu quả vốn vay như thế nào. Đó là các vấn đề:

- Xác định đúng đối tượng cho vay, sử dụng vốn đúng mục đích. - Tình hình giải ngân vốn vay.

- Sự gắn kết giữa cho vay hộ nghèo với các chương trình khuyến nơng, khuyến ngư và cách sử dụng vốn.

Hoạt động của các tổ chức này tạo điều kiện cho người dân tiếp cận vốn vay đơn giản, phù hợp với trình độ của người nghèo.

Các đánh giá khác:

Các đánh giá chủ yếu mang tính định tính về những đóng góp của luồng tín dụng ưu đãi từ NHCSXH đối với sự phát triển kinh tế xã hội nói chung. Chẳng hạn, việc sử dụng vốn vay này có đáp ứng các yêu cầu như: Tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào cơng tác xóa đói giảm nghèo khơng, năng lực quản lý đã đáp ứng nhu cầu của sự phát triển chưa, các cơ hội tiếp cận dịch vụ cơ bản đã được đáp ứng

cho đông đảo nhân dân chưa, vấn đề bảo vệ môi trường đã được quan tâm như thế nào, tính bền vững của việc sử dụng vốn thể hiện ra sao...

b . Về phía hộ nghèo

Hiệu quả của tín dụng ưu đãi trong cơng tác xóa đói giảm nghèo đối với hộ nghèo được biểu hiện ở những góc độ sau: Việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay, vốn hỗ trợ cũng như việc tự trang bị, hỗ trợ về kiến thức, khắc phục các đặc tính của hộ nghèo để thực hiện có hiệu quả việc sản xuất kinh doanh từ đó nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống và vươn lên thốt nghèo, hồn trả tiền nợ gốc và tiền lãi cho ngân hàng.

1.2.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng ưu đãi đối với người nghèo. nghèo.

a. Về phía chính quyền :

- Nhân tố cơ chế chính sách trong tín dụng ưu đãi đối với cơng cuộc xóa đói

giảm nghèo

NHCSXH là tổ chức tín dụng Nhà nước chuyên biệt được thành lập để thực thi các chính sách xã hội của Chính phủ. Để nguồn lực của mình được sử dụng có hiệu quả, Chính phủ quy định đối tượng mục tiêu mà nguồn vốn hướng tới. Các đối tượng mục tiêu này là các đối tượng đủ điều kiện theo quy định của Chính phủ và được ngân hàng NHCSXH cho vay vốn ưu đãi của Nhà nước.

Với mục đích hỗ trợ hộ nghèo và các đối tượng chính sách giảm thiểu chi phí đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh, có điều kiện học hành, xây dựng các cơng trình nước sạch và vệ sinh mơi trường nơng thơn (NS&VSMTNT) … Chính phủ chỉ đạo NHCSXH cho các đối tượng này vay với lãi suất và một số điều kiện ưu đãi khác như: thời gian dài, không phải thế chấp và hàng năm cấp bù chênh lệch lãi suất cho NHCSXH.

Để quản lý và phân bổ tốt nguồn vốn tín dụng ưu đãi phục vụ cho mục đích xóa đói giảm nghèo, Chính phủ chủ trương tổ chức mơ hình hoạt động của NHCSXH với một số thành viên Ban quản trị, Ban Kiểm soát là lãnh đạo các Bộ, ngành, các cơ quan thuộc Chính phủ. Hàng năm Chính phủ chỉ đạo Kiểm tốn Nhà nước tiến hành kiểm toán hoạt động của NHCSXH, thanh tra Nhà nước, thanh tra

NHCSXH, các Bộ ngành kiểm tra về quản lý tiền vốn, tài sản, các quy trình thủ tục cho vay.

b. Về phía Ngân hàng chính sách xã hội:

- Khả năng phân bổ và quản lý vốn từ phía Ngân hàng

Ngân hàng thực hiện chức năng đưa vốn đến đúng đối tượng thụ hưởng một cách nhanh chóng, tiết kiệm chi phí đi lại, giao dịch cho các đối tượng vay vốn và tiết kiệm chi phí quản lý của ngân hàng.

Ngân hàng cũng thực hiện tự thanh tra, kiểm toán nội bộ để quản lý hiệu quả nguồn vốn của mình, đảm bảo vốn khơng bị xâm tiêu, thất thoát, phục vụ lâu dài cho người nghèo và đối tượng chính sách.

- Hoạt động của các đơn vị nhận ủy thác

Tổ TK&VV và các đơn vị nhận ủy thác là cầu nối giữa ngân hàng và người vay vốn. Hoạt động của tổ chức hội và các tổ TK&VV giúp huy động được sức mạnh tập thể trong chuyển tải nguồn vốn từ Trung ương đến tận tay các đối tượng thụ hưởng, tiết giảm chi phí hoạt động cho NHCSXH.

Các tổ chức hội, đoàn thể với các tổ TK&VV cịn có lợi thế về mạng lưới hoạt động, có cán bộ ở cấp xã, có chi hội ở thơn, ấp... là bộ phận gần gũi với dân nhất nên đóng vai trị quan trọng trong tun truyền, bình xét cho vay, giám sát sử dụng vốn vay, đôn đốc người vay trả nợ, trả lãi, hướng dẫn người vay cách thức làm ăn, phương thức sử dụng vốn vay sao cho hiệu quả nhất.

Sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội trên cơ sở thành lập các tổ TKVV giúp tăng cường công tác kiểm tra giám sát việc cho vay vốn, tăng cường tính cơng khai minh bạch trong sử dụng nguồn lực của Nhà nước cho mục tiêu xóa đói giảm nghèo.

c. Về phía người thụ hưởng

- Khả năng sử dụng vốn ưu đãi trong sản xuất, kinh doanh của các đối tượng thụ hưởng

Các đối tượng thụ hưởng là người trực tiếp sử dụng vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm cải thiện đời sống của chính gia đình mình. Có thể nói khả năng sử dụng vốn vay trong sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập, cải thiện đời

sống của các hộ gia đình là yếu tố quan trọng nhất tác động tới hiệu quả luồng vốn tín dụng ưu đãi trong xóa đói giảm nghèo.

Hộ gia đình có kiến thức về tổ chức, sản xuất và khoa học kỹ thuật sẽ có phương thức làm ăn hợp lý, sử dụng vốn vay của ngân hàng hiệu quả, từ đó một mặt nâng cao được đời sống, tự thốt khỏi đói nghèo, một mặt hồn trả được vốn vay cho ngân hàng, đảm bảo duy trì nguồn lực của Nhà nước cho xóa đói giảm nghèo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả tín dụng ưu đãi trong công tác xóa đói giảm nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội huyện chư păh tỉnh gia lai (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)