2.1.1.1 .Vị trí địa lý
2.2. Công tác triển khai thực hiện các chương trình dựán có liên quan đến chính
2.2.1.3. Chương trình định canh định cư – định cư
Thực hiện Quyết định 33/2007/QĐ-TTg ngày 5/3/2007 về chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2007- 2010” và Quyết định số 1342/QĐ-TTg ngày 25/8/2009 phê duyệt Kế hoạch định canh định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số du canh, du cư đến năm 2012. Huyện đã hoàn thành khảo sát, lập dự án điểm định canh, định cư tập trung tại xã Hà Tây, xã Đăk Tơ Ver và 10 điểm định canh, định cư xen ghép tại các xã: Ia Ly, Ia Kreng, Ia Ka, Ia Nhin, Ia Khươl, Ia Phí, Hà Tây, Đăk Tơ Ver, Chư Jôr, Chư Đang Yar trong đó, 02 dự án định canh, định cư tập trung (Kon Kow Mó xã Hà Tây, Trung tâm cụm xã Đăk Tơ Ver) đã được tỉnh phê duyệt triển khai thực hiện; với tổng kinh phí 9 tỷ 102 triệu đồng; huyện đã thực hiện một số hạng mục như: hỗ trợ các hộ dân di dời từ nơi cũ đến nơi ở mới; hỗ trợ lương thực; khai hoang đất sản xuất và xây dựng hệ thồng nước sinh hoạt tự chảy cho các hộ về định canh, định cư tập trung tại khu vực trung tâm xã Hà Tây.
2.2.2. Kết quả thực hiện chương trình 135 giai đoạn II
Với tổng vốn đầu tư từ 2006 -2010 là 34.065,218 triệu đồng; trong đó vốn do người dân đống góp: 231,808 triệu đồng, vốn được tỉnh phân bổ cho huyện 33.833,410 triệu đồng đã giải ngân tính đến 31/12/2012 là 32.739,400 triệu đồng, cụ thể như sau:
Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất: 4607 triệu đồng. Trong đó: đầu tư 02 xã đặc biệt khó khăn21: 1.857 triệu đồng; 35 làng đặc biệt khó khăn22 của 8 xã khu vực II:
21
Hai xã đặc biệt khó khăn được phê duyệt theo quyết đinh số 164/2006/QĐ-TTg ngày 11/07/2006 của Thủ
tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an tồn khu vào diện đầu tư chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 -2010 ( chương trình 135 giai đoạn II)
2750 triệu đồng.
Dự án phát triển cơ sở hạ tầng: 19.242 triệu đồng. Trong đó đầu tư 02 xã đặc biệc khó khăn 6.062 triệu đồng; 35 làng đặc biệc khó khăn của 8 xã khu vực II: 13.180 triệu đồng.
Duy tu bảo dưỡng các cơng trình sau đầu tư: 579 triệu đồng.
Dự án đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ xã, thôn và cộng đồng: 1.451 triệu đồng. Trong đó: đầu tư 02 xã đặc biệc khó khăn 446 triệu đồng, 35 làng đặc biệc khó khăn của 08 xã khu vực II: 1.025 triệu đồng.
Dự án hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật theo Quyết định 112/2007/QĐ-TTg ngày 20/07/2007 của Thủ tướng Chính phủ: 74 triệu đồng. Trong đó: đầu tư 02 xã đặc biệc khó khăn 24 triệu đồng, 35 làng đặc biệc khó khăn của 08 xã khu vực II: 50 triệu đồng.
Hỗ trợ học sinh con hộ nghèo: 5.821,410 triệu đồng.
Hỗ trợ hộ nghèo cải thiện vệ sinh môi trường: Thực hiện hỗ trợ cho 2033 hộ nghèo xây dựng nhà vệ sinh và di dời, sửa chữa, làm mới chuồng trại đến nơi hợp vệ sinh với tổng kinh phí thực hiện năm 2012 là 2.033 triệu đồng
2.2.3. Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất
Về giống cây trồng, vật ni, vật tư : tính đến tháng 12 năm 2012 huyện đã thực hiện hỗ trợ 853.900 cây bời lời, 70.330 cây cà phê, 7000 cây cao su, 61 cây xồi mút Hịa Lộc ghép, 100 cây măng tre điền trúc, 540 kg lúa giống,452 con bò cái địa phương, 40 con dê cỏ lai Bách Thảo, 204 con heo giống, 880 con gà tam hồng, 84,345 tấn phân bón.
Về hỗ trợ nông cụ sản xuất; trong hai năm 2011, 2012 huyện đã hỗ trợ 6 máy động cơ cho 6 nhóm hộ (30 hộ), 59 cái máy tuốt lúa đạp chân, 27 máy thái sắn động cơ, một mơ hình chăn ni bị và một mơ hình chăn ni dê.
2.2.4. Dự án phát triển cơ sở hạ tầng
Tổng vốn được giao thực hiện trong hai năm 2011 – 2012 là 19.242 triệu
22
Theo Quyết định 301/2006/QĐ-UBDT ngày 27/01/2006 của Bộ trưởng, chủ nhiệm Ủy ban dân tộc về việc công nhận 3 khu vực vùng dân tọc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển
đồng, tồng giải ngân đến 31/12/2012 là 18.305,24 triệu đồng, cụ thể:
- Giao thơng: làm đường giao thơng 47 cơng trình, 40 cầu cống các loại. - Trường học xây dựng 6 cơng trình lớp học mầm non và tiểu học. - Nhà sinh hoạt cộng đồng 22 nhà.
- Nước sinh hoạt: 5 hệ thống nước tự chảy.
2.2.5. Chương trình 134
Với tổng kinh phí hỗ trợ 16.637 triệu đồng huyện đã hỗ trợ nhà ở, đất ở cho 1975 hộ với kinh phí thực hiện 12.066,740 triệu đồng, hỗ trợ sản xuất và chăn nuôi 469,545 triệu đồng, hỗ trợ nước sinh hoạt và các hỗ trợ khác 4. 101 triệu đồng. Đến nay cơ bản đã giúp bà con có nơi ở ổn định, yên tâm sản xuất và phát triển kinh tế.
2.2.6. Chương trình 167
Thực hiện Quyết định 167/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ, trên địa bàn huyện có 396 hộ nghèo có khó khăn về nhà ở được hưởng lợi từ chương trình. Trong năm 2010-2011 huyện đã thực hiện xây dựng và hoàn thành và đưa vào sử dụng 367 ngôi nhà, 29 ngôi nhà đang triển khai xây dựng, dự kiến hoàn thành và đưa vào sử dụng trong năm 2012.
2.2.7. Thực hiện dự án dạy nghề cho người nghèo
Huyện đã phối hợp với trường Cao đẳng Cơ điện - Xây dựng – Nông lâm miền trung và trường Trung cấp dạy nghề Gia Lai mở các lớp ngay tại các xã để đào tạo nghề ngắn hạn cho 2100 lao động nông thôn là người đồng bào dân tộc thiểu số, người nghèo về kỹ thuật trồng, chăm sóc cà phê, cao su, chăn nuôi, điện nông thôn, sửa máy nông nghiệp…, qua đào tạo đã trang bị cho họ một số ký thuật cơ bản, giúp họ có một tay nghề mới có thể sửa chữa nhỏ về điện dân dụng, máy nổ động cơ; chăm sóc cây trồng, vật ni và có một số việc làm mới giúp tăng them thu nhập, phát triển kinh tế hộ.
2.2.8. Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) về giáo dục – đào tạo
Tổng kinh phí được đầu tư cho giáo dục – đào tạo trong 5 năm 2006 – 2010 khoản 12 tỷ 832 triệu dồng, bằng nhiều chương trình dự án như: dự án củng cố và phát huy kết quả phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở; chương trình kiên cố hóa trường lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008 – 2012, dự án tiểu
học vùng khó khăn, hỗ trợ con nhà nghèo đi học theo quyết định 112/2007/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ… Qua đầu tư đã giúp quy mô trường, lớp tăng và phát triển đều ở các cấp học, đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của học sinh người đồng bào dân tộc thiểu số; đội ngũ giáo viên ngày được cũng cố về số lượng và chất lượng; đến nay tồn huyện có 47 đơn vị trường học ( trong đó có 3 trường phổ thông trung học, một trường phổ thông dân tộc nội trú), hằng năm huy động 98% trẻ em trong độ tuổi tiểu học đến trường, huyện đã đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở.
2.2.9. Chương trình MTQG về y tế, dân số và kế hoạch hóa gia đình.
Tổng kinh phí đầu tư cho chương trình mục tiêu quốc gia về y tế - dân số - kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn huyện cho đến nay là 3,295 tỷ đồng, gồm các dự án truyền thơng, giáo dục, chăm sóc sức khỏe sinh sản, kê hoạch hóa gia đình; dự án Quỹ phịng chống sốt rét toàn cầu, dự án phòng chống các bệnh xã hội (lao, tâm thần, HIV)… qua triển khai đồng bộ các dự án đã góp phần làm tốt cơng tác chăm sóc sức khỏe cho người dân , đặc biệt đã ngăn chặn và đẩy lùi một số bệnh lưu hành chủ yếu ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số như: sốt rét, bứu cổ, lao, phong, cơng tác phịng, chống suy dinh dưỡng, chăm sóc sức khoe bà mẹ, trẻ em đạt được kết quả tốt, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trên địa bàn huyện năm 2010 là 1,4% đến cuối năm 2012 giảm xuống còn 1,33%; thực hiện đầy đủ, kịp thời bảo hiểm y tế, thuốc điều trị và các chế độ chính sách đối với người bệnh là người nghèo, tổ chức phối hợp với các tổ chức từ thiện, khám, cấp thuốc cho 2.453 lượt người nghèo ; phẫu thuật miễn phí đem lại ánh sáng cho 240 nghèo bị đục thủy tinh thể và trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh, khuyết tật. Đến nay, hệ thống khám chữa bệnh từ huyện đến cơ sở được cũng cố và phát triển, đội ngũ y, bác sỹ (2,97 bác sỹ / vạn dân năm 2012), trang thiết bị y tế được đầu tư đúng mức, bước đầu đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh theo các chuyên khoa, chất lượng khám chữa bệnh được nâng cao.
2.2.10. Kết quả đạt được và những tồn tại hạn chế
a. Kết quả đạt được:
Qua đầu tư hàng loạt các chương trình dự án, đời sống vật chất, tinh thần của người dân đặc biệc là vùng đồng bào dân tộc thiểu số từng bước được cải thiện,
hộ nghèo giảm dần theo từng năm ( tỷ lệ hộ nghèo từ 27,85% năm 2010 xuống cịn 18,78% năm 2012 theo tiêu chí mới); hộ khá giàu ngày càng tăng lên, thu nhập bình quân đầu người đạt 18,64 triệu đồng/ người /năm ( năm 2012). Cơ sở hạ tầng được hoàn thiện. 100% xã, thị trấn có điện thoại; 90% hộ đồng bào dân tộc thiểu số định canh định cư ổn định và phát triển; 95% số thôn, làng, tổ dân phố có mạng lưới điện quốc gia, 80% số hộ được sử dụng điện; hơn 85% số hộ ở vùng nông thôn được sử dụng nước sạch… Cơ sở hạ tầng được tiếp tục đầu tư phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Chất lượng giáo dục được nâng cao, mặt bằng dân trí đã được cải thiện. các bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn, an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội được giữ vững.
b. Những tồn tại hạn chế:
Nền kinh tế của huyện chủ yếu dựa vào sản xuất thuần nơng, trình độ dân trí thấp, tập qn canh tác lạc hậu, tỷ lệ sinh con thứ 3 trong dồng bào dân tộc thiểu số còn cao. Một bộ phận không nhỏ người nghèo, người đồng bào dân tộc thiểu số vẫn chưa chủ đơng vươn lên thốt nghèo, cịn có tư tưởng trơng chờ, ỷ lại vào sự đầu tư và hỗ trợ của Nhà nước. Chưa có ý thức, trách nhiệm quản lý và sử dụng hiệu quả các cơng trình phục vụ phát triển kinh tế xã hội do nhà nước đầu tư xây dựng.
Huyện chưa khai thác hết tiềm năng đất đai, sức lao động trong nhân dân; cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch chậm, chưa có cơ chế thu hút đầu tư hiệu quả; các dự án của cấp trên chưa có sự phối hợp lồng ghép đồng bộ với địa phương. Công tác định canh định cư chưa thực sự vững chắc, định canh chưa gắn với thâm canh. Nguồn lực đầu tư cho giáo dục, y tế còn hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu giáo dục và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
Do điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, hạn hán, thiên tai thường xuyên sảy ra gây hậu quả nặng nề. Một số hộ dân thiếu đất sản xuất nhưng khi được giải quyết đất sản xuất thì khơng đầu tư sản xuất; một số hộ có đất sản xuất nhưng lười biến khơng chịu lao động, cho thuê đất rồi lại đi làm thuê cho người khác; một số hộ dân thiếu vốn hặc có vay vốn nhưng sử dụng vốn vay khơng hiệu quả, sử dụng khơng đúng mục đích... Sự phân hóa giàu nghèo có xu hướng tăng lên giữa các tầng lớp nhân dân và các vùng trên địa bàn huyện; một bộ phận dân cư trong sản xuất còn
phụ thuộc vào tự nhiên. Mặt khác, giá cả một số mặt hàng nông sản chủ lực không ổn định nên khả năng dẫn đến tái nghèo cao.
2.3 Thực trạng về nguồn vốn, công tác huy động và sử dụng vốn ưu đãi tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện Chư Păh giai đoạn 2003 - 2012. Ngân hàng chính sách xã hội huyện Chư Păh giai đoạn 2003 - 2012.
2.3.1 Sơ lược về NHCSXH huyện Chư Păh
NHCSXH huyện Chư Păh được thành lập theo Quyết định số: 320/QĐ- HĐQT, ngày 10 tháng 05 năm 2003 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam nhằm tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng phục vụ người nghèo (NHNg). Đây là một bước cơ cấu lại hệ thống ngân hàng của Chính phủ nhằm thực hiện mục tiêu quốc gia và cam kết trước cộng đồng quốc tế về xóa đói giảm nghèo (XĐGN). Sự ra đời của NHCSXH có vai trị rất quan trọng trong việc hình thành cầu nối đưa chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo, hộ chính sách tiếp cận được các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước.
Đến nay NHCSXH huyện ChưPăh đã có bộ máy tổ chức ổn định với trụ sở chính nằm tại trung tâm thị trấn Phú Hịa , gồm 7 cán bộ trong đó có 1 giám đốc, 1 phó giám đốc và 5 nhân viên thuộc 2 tổ nghiệp vụ: Tổ kế toán – Ngân quỹ, Tổ Kế hoạch nghiệp vụ. NHCSXH huyện Chư Păh đã tổ chức 15 điểm giao dịch cấp xã ngay tại trụ sở HĐND – UBND xã, thị trấn và 214 Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) nhằm tạo điều kiện cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách thuận lợi trong quan hệ giao dịch với ngân hàng.
Hiện nay, NHCSXH huyện Chư Păh đang thực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi sau: Cho vay hộ nghèo; cho vay sinh viên có hồn cảnh khó khăn; Cho vay vốn Quỹ quốc gia về việc làm; cho vay đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngồi; Cho vay chương trình vệ sinh nước sạch và vệ sinh môi trường ở nông thôn; cho vay hộ gia đình sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn; Cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệc khó khăn; Cho vay hỗ trợ nghèo về nhà ở; cho vay kinh doanh tại vùng khó khăn; Cho vay phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mỗi chương trình vay có đối tượng cho vay, quy trình cho vay khác nhau.
Đối tượng của NHCSXH: là nguồn tín dụng ưu đãi cho người nghèo và đối
tượng chính sách khác vay phục vụ sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống... góp phần xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện. Là vốn vay có tính lãi suất nhưng ở mức thấp do NHCSXH Việt Nam ấn định cho từng đối tượng vay xong không phải thế chấp bất cứ tài sản nào.
2.3.2. Nguồn vốn và công tác huy động vốn.
Đến 31/12/2012 tổng nguồn vốn thực hiện là 134.388 triệu đồng, tăng 121.384 triệu đồng so với năm 2003, Trong đó: nguồn vốn Trung ương: 128.492 triệu đồng chiếm tỷ trọng 95,61% tổng nguồn vốn, tăng 18,9 lần so với năm 2003; nguồn vốn huy động tại địa phương được trung ương cấp bù lãi suất: 5.896 triệu đồng chiếm tỷ trọng 4,39% tổng nguồn vốn, NHCSXH huyện ChưPăh huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân; huy động tiết kiệm của người dân với lãi suất huy động bằng với lãi suất huy động cùng kỳ hạn, cùng thời điểm của các ngân hàng thương mại trên địa bàn. Nguồn vốn tín dụng ưu đãi của NHCSXH huyện ChưPăh tăng trưởng liên tục qua các năm từ 2003 - 2012 nhưng chủ yếu là nguồn vốn cân đối từ trung ương (95,61% năm 2012). Điều này cho chúng ta thấy rằng sự quan tâm và đầu tư của Đảng và Nhà nước trong cơng tác xóa