2.1.1.1 .Vị trí địa lý
2020
3.4. Kiến nghị đối với NHCSXH Việt Nam Chi nhánh GiaLai
Trong 10 năm qua, NHCSXH huyện Chư Păh đã nhận được sự quan tâm rất lớn của NHCSXH Việt Nam chi nhánh tỉnh Gia Lai về việc hỗ trợ nguồn vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Tuy nhiên, hiện nay nhu cầu về nguồn vốn vẫn rất bức xúc, đề nghị NHCSXH Việt Nam Chi nhánh tỉnh Gia Lai tiếp tục quan tâm tạo điều kiện tăng thêm nguồn vốn, để NHCSXH huyện Chư Păh thực hiện tốt hơn nhiệm vụ cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn.
- Sớm triển khai thực hiện cho vay đối với hộ cận nghèo theo Quyết định số 15/2013/QĐ-TTg, ngày 23/02/2013 của Thủ Tướng Chính phủ về tín dụng đối với hộ cận nghèo .Theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011 – 2015, hộ nghèo ở nơng thơn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/người/tháng (từ 4,8 triệu đồng/người/năm) trở xuống; cịn hộ cận nghèo ở nơng thơn là hộ có mức thu nhập bình qn từ 401.000 đồng đến 520.000 đồng/người/tháng. Như vậy, khoảng cách thu nhập giữa 400.000 đồng và 520.000 đồng là rất gần nhau. Chưa kể tới việc bình xét hộ nghèo hiện nay vẫn cịn bị chi phối bởi yếu tố cảm tính, thậm chí cịn bị tác
động từ “bệnh” thành tích ở nhiều địa phương. Việc Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 15/2013/QĐ-TTg về tín dụng đối với hộ cận nghèo đã đáp ứng được nguyện vọng của đông đảo người dân.
- Thường xuyên tham mưu cho Ban đại diện HĐQT tỉnh phân bổ nguồn vốn cho vay hộ nghèo, căn cứ vào nhu cầu đề nghị vay vốn của các hộ nghèo đủ điều kiện vay vốn nhưng chưa được vay tại các địa phương; ưu tiên đối với các hộ nghèo thuộc khu vực miền núi và miền núi cao.
- Hàng năm tham mưu cho UBND Tỉnh trích một phần ngân sách Tỉnh để làm nguồn vốn cho vay. Đồng thời tiếp tục chỉ đạo UBND cấp huyện, trích một phần vốn ngân sách từ nguồn tăng thu tiết kiệm chi để làm nguồn vốn cho vay hộ nghèo.
3.5. Đối với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương các cấp
- Đề nghị cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương các cấp tiếp tục quan tâm tạo điều kiện để NHCSXH hoạt động có hiệu quả. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện Chỉ thị số 09/2004/CT-TTg, ngày 16/3/2004 của Thủ Tướng Chính phủ về việc nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của NHCSXH.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động cho vay của NHCSXH, để đồng vốn của ngân hàng đầu tư đúng đối tượng, hộ vay sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả cao. Ngăn chặn, xử lý kịp thời tình trạng thu phí, lệ phí đối với hộ nghèo vay vốn của UBND, tổ chức chính trị xã hội cấp xã.
- Thường xuyên mở các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật mới trong SXKD, để hộ nghèo tham gia học tập, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả SXKD cho hộ nghèo.
Kết luận chương 3
Chương 3 đã tập trung nghiên cứu các vấn đề đó là:
1. Nêu lên định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện Chư Păh trong giai đoạn 2011- 2020, trên cơ sở đó NHCSXH huyện Chư Păh đề ra định hướng hoạt động trong thời gian tới.
2. Đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại NHCSXH huyện Chư Păh và những kiến nghị với các cấp để các giải pháp đề xuất có thể thực hiện được.
KẾT LUẬN
NHCSXH là tổ chức tín dụng của Nhà nước, hoạt động vì mục tiêu XĐGN, phát triển kinh tế xã hội, khơng vì mục tiêu lợi nhuận. Muốn XĐGN nhanh và bền vững thì một vấn đề quan trọng là nâng cao hiệu quả tín dụng ưu đãi trong cơng tác xóa đói giảm nghèo đối với hộ nghèo của NHCSXH. Mười năm hoạt động, NHCSXH huyện Chư Păh đã luôn bám sát chủ trương, định hướng của Tỉnh uỷ và UBND tỉnh, Huyện ủy, UBND huyện Chư Păh về phát triển kinh tế- xã hội, thực hiện chương trình, mục tiêu XĐGN. Vốn NHCSXH đã đầu tư tới trên 10.000 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách vay, với 10 chương trình tín dụng ưu đãi. Góp phần quan trong vào việc thực hiện thắng lợi mục tiêu XĐGN trên địa bàn huyện Chư Păh; giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 29,98% năm 2006 xuống còn 18,78% cuối năm 2012 (theo tiêu chí hiện hành). Tuy nhiên, hiệu quả tín dụng ưu đãi cho người nghèo và đối tượng chính sách khác vẫn thấp so với mục tiêu đề ra; số hộ nghèo có vay vốn ưu đãi của NHCSXH sử dụng chưa hiệu quả cịn cao; hiệu quả tín dụng ưu đãi trong cơng tác xóa đói giảm nghèo vẫn cịn hạn chế. Do đó, tìm giải pháp nâng cao hiệu quả của tín dụng ưu đãi trong cơng tác xóa đói giảm nghèo mang tính cấp thiết và có ý nghĩa quan trọng không chỉ cho NHCSXH huyện Chư Păh mà của cả tỉnh Gia Lai.
Luận văn “Nâng cao hiệu quả tín dụng ưu đãi trong cơng tác xóa đói giảm
nghèo tại NHCSXH huyện Chư Păh” sử dụng phương pháp nghiên cứu thích hợp
đã hồn thành những nội dung chủ yếu như sau:
Thứ nhất: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về đói nghèo, tín dụng
ưu đãi đối với hộ nghèo và đối tượng chính sach khác, sự cần thiết phải XĐGN, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng ưu đãi và rút ra sự cần thiết khách quan phải nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo trong cơng tác xóa đói giảm nghèo.
Thứ hai: Tác giả đánh giá thực trạng nghèo đói của địa phương nơi thực hiện
nghiên cứu và đánh giá những công tác triển khai thực hiện các chương trình dự án có liên quan đến chính sách xóa đói giảm nghèo tại huyện ChưPăh. Phân tích, đánh giá thực trạng và hiệu quả của tín dụng ưu đãi trong cơng tác xóa đói giảm nghèo tại NHCSXH huyện Chư Păh. Đồng thời, chỉ ra những tồn tại hạn chế trong cho vay hộ
nghèo và đối tượng chính sách khác tại NHCSXH huyện Chư Păh trong thời gian vừa qua.
Thứ ba, tác giả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thoát nghèo của hộ nghèo có vay vốn ưu đãi của NHCSXH huyện Chư Păh qua đó, thấy được những nhân tố tác động đến khả năng thoát nghèo của hộ nghèo như: TGTH có tham gia tập huấn kỹ thuật sản xuất, khuyến nông, khuyến ngư; STVAY: số tiền vay vốn ưu đãi tại NHCSXH huyện Chư Păh; HVAN: trình độ học vấn của chủ hộ. Các yếu tố làm tăng khả năng nghèo của hộ nghèo là: QMO: quy mô hộ, số người trong hộ càng lớn dẫn đến khả năng nghèo càng cao; DTOC: dân tộc thiểu số thì khả năng nghèo càng lớn.
Thứ tư: Trên cơ sở nội dung nghiên cứu và phân tích ở chương II, mục tiêu hoạt động của NHCSXH huyện Chư Păh; luận văn đưa ra các giải pháp và một số kiến nghị với chính quyền địa phương và NHCSXH Việt Nam với cấp ủy Đảng chính quyền các cấp tại huyện Chư Păh, NHCSXH tỉnh Gia Lai, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo;
Mặc dù có nhiều cố gắng, song vì điều kiện thời gian và khả năng cịn hạn chế nên đề tài khơng tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự góp ý của các nhà khoa học và những người quan tâm đến đề tài, để bản luận văn được hoàn thiện hơn.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới PGS.TS. Trần Huy Hồng, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo về những lời nhận xét quý báu, đóng góp đối với bản luận văn.
Em xin cảm ơn các thầy, cô giáo Đại học Kinh Tế - Tp Hồ Chí Minh về những bài giảng lý thú, hữu ích cũng như các cán bộ khoa Sau đại học đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi đối với em trong quá trình học tập.
Cảm ơn các anh, chị công tác tại NHCSXH huyện Chư Păh đã giúp đỡ, động viên trong quá trình viết luận văn.
Cuối cùng, em xin cảm ơn sự khuyến khích, quan tâm tạo điều kiện của những người thân trong gia đình đã giúp em hồn thành bản luận văn này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Danh mục tài liệu tiếng Việt:
1. Ban chấp hành Đảng bộ huyện Chư Păh,2013. Lịch sử Đảng bộ Chư Păh 1945 –
2012. Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia.
2. Bộ Lao động – Thương binh, Ủy ban dân tộc, UNDP, 2009. Đánh giá giữa kỳ
chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và chương trình 135 - II giai đoạn 2006 – 2008. Hà Nội.
3. Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, 2005. Báo cáo Chính phủ về
chuấn nghèo 2006 – 2010. Hà Nội: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
4. Bùi Quang Minh, (2007). Những yếu tố tác động đến nghèo ở tỉnh Bình Phước và một số giải pháp, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Thành phố
Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
5. Đặng Thị Hồi, 2011. Xóa đói giảm nghèo - Chủ trương nhất quán của Đảng trong chiến lược phát triển đất nước - Báo Hà Nội Mới online ngày
19/08/2011.[ngày truy cập: 15 tháng 12 năm 2012].
6. Đinh Phi Hổ, 2012. Phương pháp nghiên cứu định lượng và những nghiên cứu
thực tiễn trong kinh tế phát triển – Nông nghiệp.Tp Cà Mau: NXB Phương Đông.
7. Đinh Phi Hổ và cộng sự, 2009. Kinh tế phát triển: Lý thuyết và thực tiễn. Tp Hồ Chí Minh: NXB Thống Kê.
8. Đỗ Ngọc Tân, 2012. Nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng
chính sách xã hội tỉnh Ninh Bình. Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học kinh tế - Đại
học Quốc gia Hà Nội.
9. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu nghiên cứu
với SPSS tập 1 và 2. TP.Hồ Chí Minh: NXB Hồng Đức.
10. Huyện ủy huyện ChưPăh, 2012. Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ cơng tác
năm 2012 và dự kiến một số chỉ tiêu, nhiệm vụ trọng tâm năm 2013. Huyện Chư
Păh – Gia Lai, ngày 28 tháng 12 năm 2012.
11. Lê Quang Dũng, Nguyễn Quang Trường, (2011). Nghiên cứu các nhân tố ảnh
hưởng đến đói nghèo của các nơng hộ ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, Tạp
12. Ngân hàng chính sách xã hội huyện Chư Păh, 2013. Báo cáo kết quả hoạt động
10 năm hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Chư Păh. Huyện Chư
Păh – GiaLai, ngày 27 tháng 03 năm 2013.
13. Nguyễn Quốc Nghi, 2011, Khả năng tiếp cận nguồn tín dụng chính thức của hộ
nghèo. Tạp chí Ngân hàng số 7, trang 46 - 49.
14. Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự, 2011. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của
hộ gia đình ở khu vực nơng thơn huyện Trà Ơn, tỉnh Vĩnh Long. Tạp chí khoa học
Trường đại học Cần Thơ số 05, trang 30 - 36.
15. Nguyễn Thị Hoa, 2009. Hoàn thiện các chính sách xóa đói giảm nghèo chủ yếu
của Việt Nam đến năm 2015. Luận án tiến sĩ. Đại học Kinh tế quốc dân.
16. Phan Thị Minh Lý và các cộng sự, 2009. Tác động của vốn vay từ Ngân hàng chính sách xã hội Thừa Thiên Huế đến hộ nghèo theo quan điểm tiếp cận mức sống.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Huế, số 51, trang 105 - 114.
17. Thủ tướng Chính phủ, 2002. Nghị định 78/2002/NĐ-CP về tín dụng đối với người nghèo và đối tượng chính sách khác. Hà Nội: Chính phủ.
18. Tổng cục thống kê, 2011. Kết quả khảo sát mức sống dân cư năm 2010.Hà Nội: Nhà xuất bản thống kê.
19. Trương Đông Lộc và Đặng Thị Thảo, 2011. Ảnh hưởng của tín dụng nhỏ đến
thu nhập của nơng hộ ở tỉnh Hậu Giang. Tạp chí Khoa học và Đào tạo ngân hàng số
111, trang 20 -23.
20. Ts. Đinh Phi Hổ và các cộng sự, 2009. Kinh tế phát triển: Lý thuyết và thực tiễn. TP. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thống Kê.
21. UBND huyện Chư Păh, 2012. Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị Quyết 08
của Tỉnh Gia Lai về việc tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động xóa đói giảm nghèo, định canh, định cư giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020. Huyện ChưPăh
– Gia Lai, ngày 11 tháng 06 năm 2012.
22. UNDP tại Việt Nam, Chương trình phát triển Liên hiệp Quốc tại Việt Nam –
Các mục tiêu thiên niên kỷ [online]<http://www.undp.org.vn/mdgs/what-are-the-
mdgs/> [ngày truy cập: ngày 2 tháng 08 năm 2012].
Ninh Thuận, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí
Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
24. Võ Thị Thúy Anh và Phan Đặng Mỹ Phương, 2010. Nâng cao hiệu quả chương
trình tín dụng ưu đãi hộ nghèo của Ngân hàng chính sách xã hội tại thàn phố Đà Nẵng. Tạp chí khoa học cơng nghệ, Đại học Đà Nẵng số 5, trang 52 - 60.
25. Wolfgang Benedek, 2006 . Tìm hiểu về quyền con người – Tài liệu hướng dẫn
về giáo dục quyền con người, Dịch từ tiếng Đức, người dịch Phạm Phương Đông,
Trương Hồ Hải, Hoàng Mai Hương, Trần Thị Thu Hương, Lê Hồng Phúc, Hà Nội: Nhà xuất bản Tư pháp Hà Nội.
Danh mục tài liệu tiếng nước ngoài:
26. WB, 2004. Beyond Economic Growth Student Book, chapter 6 [pdf] <
http://www.worldbank.org/depweb/english/beyond/global/chapter6.html>). [ngày truy cập: ngày 21 tháng 08 năm 2012].
27. United Nations, (1995). The Copenhagen Declaration and Programme of Action, New York: United Nations.
28. World Bank, 1990. World Development Report 1990: Poverty, Washington DC: World Bank.
29. Worldbank, 2008, Poverty data A supplement to World Development Indicators 2008[pdf]<www.worldbank.org or www.worldbank.org/data>). [ngày truy cập: ngày 21 tháng 08 năm 2012].
Phụ lục 1.1:
Phát triển bền vững là gì?
Phát triển bền vững: dự án năng lực Việt Nam 2127 cuả Bộ Kế hoạch và Đầu
tư xác định đây là “sự phát triển nhằm mục đích đáp ứng được nhu cầu của Việt
Nam hiện nay trong khi vẫn bảo tồn được các hệ sinh thái của đất nước cần cho cuộc sống, vì lợi ích của các thế hệ tương lai”28. Vào năm 1987, Ủy ban của Liên
hiệp quốc về môi trường và phát triển (Ủy ban Brundtland) xác định đây là “ sự
phát triển đáp ứng nhu cầu cho hiện tại mà không làm tổn thương khả năng của
chúng ta trong việc thỏa mãn những nhu cầu đó ở tương lai”29.
Tuyên bố RIO dã làm rõ định nghĩa trên, coi phát triển bền vững là “ sự phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn thương khả năng của các thế hệ tương lai trong việc thỏa mãn các nhu cầu của chính họ”30. Mặt dù tuyên bố
RIO đã đưa ra được định nghĩa tốt nhất, mọi sự giả thích đã đề cập trên đây đều khơng đưa ra được phát trển bền vững là gì?
Phát triển bền vững có thể mơ tả là có 3 thành phần “trụ cột” chính: phát triển kinh tế, xã hội và mơi trường. Vì vậy để cho sự phát triển được bền vững, cần có (a) tăng trưởng kinh tế bền vững; (b) phát triển xã hội bền vững; và (c) sử dung bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Để đạt được bền vững lâu dài, cả ba vấn đề trên đều phải phát triển hài hòa (Đảm bảo bền vững về mơi trường, nhóm
hành động chống đói nghèo tháng 6 năm 2002
27 Dự án VIE/97/007 do UNDP và cơ quan hổ trợ phát triển và hợp tác Thụy Sỹ tài trợ 28
Đánh giá các tiến bộ trong phát triển bền vững ở Việt Nam: Báo cáo dành cho thảo luận. Dự án năng lực Việt Nam 21. MPI và UNDP, tháng 02 năm 1999
29
Tương lai của chúng ta. Ủy ban về môi trường và phát triển, Oxford,1987, trang 43 30
Phụ lục 2.1
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XÁC SUẤT THOÁT NGHÈO KỲ VỌNG CỦA HỘ NGHÈO
1. Tổng quan về nghiên cứu 1.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của nghiên cứu này là:
- Xác định các yếu tố chính ảnh hưởng đến khả năng thoát nghèo của hộ nghèo trên địa bàn huyện ChưPăh.
- Đánh giá tác động của tín dụng ưu đãi NHCSXH đến xác xuất thốt nghèo