Hoàn thiện mạng lưới hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả tín dụng ưu đãi trong công tác xóa đói giảm nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội huyện chư păh tỉnh gia lai (Trang 85 - 87)

2.1.1.1 .Vị trí địa lý

2020

3.2.3. Hoàn thiện mạng lưới hoạt động

Mạng lưới hoạt động của NHCSXH huyện Chư Păh có 14 điểm giao dịch tại xã và 228 Tổ tiết kiệm và vay vốn. NHCSXH huyện là nơi trực tiếp thực hiện việc cho vay vốn đến hộ nghèo và các đối tượng chính sách.

3.2.3.1. Điểm giao dịch tại xã

Để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi giao dịch với NHCSXH, hiện nay mọi giao dịch giữa khách hàng với NHCSXH đều được thực hiện tại điểm giao dịch của ngân hàng đặt tại xã; Đến 31/12/2012, NHCSXH huyện Chư Păh có 14 điểm giao dịch đặt tại UBND xã (xã Ia Kreng mới thành lập nên chưa thành lập điểm giao dịch). Các điểm giao dịch đều được bố trí chủ yếu ở tại Phịng làm việc của các tổ chức chính trị - xã hội ( Đồn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội Nơng dân, Hội cựu chiến binh); phía ngồi treo biển điểm giao dịch (có quy định ngày, giờ giao dịch); thông báo chính sách tín dụng; thông báo lãi suất; danh sách dư nợ các chương trình tín dụng; hịm thư góp ý; bên trong có nội quy giao dịch. Tuy nhiên, để có điều kiện phục vụ khách hàng một cách tốt nhất; ngoài việc tiếp tục cũng cố và hoàn thiện các điểm giao dịch tại xã thì việc tổ chức và nâng cao chất lượng của Tổ giao dịch lưu động là cần thiết và thực tế, đây là giải pháp nhằm thực hiện chủ trương cơng khai hóa, dân chủ hóa kênh tín dụng chính sách, qua đó thực hiện giải

ngân, thu nợ trực tiếp đến người vay không qua cấp trung gian, tạo điều kiện để hộ vay tiếp cận dễ dàng với nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước

3.2.3.2. Tổ tiết kiệm và vay vốn

Tổ tiết kiệm và vay vốn được thành lập nhằm tập hợp các hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu vay vốn của NHCSXH để sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống; cùng tương trợ giúp đỡ nhau trong sản xuất và đời sống; cùng liên đới chịu trách nhiệm trong việc vay vốn và trả nợ ngân hàng. Vì vậy, Tổ TK&VV là “cầu nối” giữa NHCSXH với hộ nghèo và các đối tương chính sách khác.

Để nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV cần thiết phải kiểm tra, đối chiếu, đánh giá và xếp loại Tổ, phân tích và làm rõ ngun nhân để có giải pháp củng cố kịp thời các Tổ TK&VV yếu kém. Tổ chức tập huấn đào tạo cho ban quản lý Tổ TK&VV và cán bộ Hội đồn thể làm cơng tác làm ủy thác các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng ưu đãi như theo dõi, quản lý nợ, hạch toán ghi chép và lưu giữ hồ sơ sổ sách của ban quản lý Tổ để tổ chức thực hiện một cách khoa học, đầy đủ, đúng theo quy định. Đồng thời, thường xuyên trang bị kiến thức khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư để từ đó tăng cường năng lực sản xuất kinh doanh cho người vay; tăng cường sự tương trợ, giúp đỡ nhau trong sản xuất và đời sống giữa các thành viên trong tổ nhằm phát huy hiệu quả hoạt động của Tổ. Cơng tác bình xét hộ vay vốn phải thực hiện dân chủ, công khai, đúng đối tượng.

Cần tuyên truyền và hướng dẫn cụ thể về nghiệp vụ, thủ tục lập hồ sơ vay vốn, cũng như cách quản lý và phương pháp theo dõi trên sổ sách cho các Tổ trưởng Tổ TK&VV. Tùy tình hình thực tế của các xã, thị trấn mà thực hiện cũng cố, sát nhập, thành lập tổ mới... Khi hướng dẫn thủ tục vay vốn và tiến hành bình xét phải kết hợp tuyên truyền nâng cao nhận thức của người vay trong trách nhiệm sử dụng vốn đúng mục đích và hồn trả vốn.

Xử lý dứt điểm và nghiêm minh các tổ trưởng có hành vi xâm tiêu, chiếm dụng vốn. Hàng tháng duy trì và nâng cao chất lượng cuộc họp giao ban với Hội đoàn thể xã, thị trấn tại điểm giao dịch vào ngày giao dịch đã quy định. Thường

xuyên phối hợp với các Hội đoàn thể, Tổ TK&VV xem xét xử lý nợ một cách kịp thời khi hộ vay có nhu cầu như: cho vay lưu vụ, gia hạn nợ, cho vay bổ sung, xử lý nợ rủi ro...

Lấy phiếu tín nhiệm của thành viên đối với ban quản lý Tổ, đối với cán bộ quản lý Tổ không đủ năng lực và tín nhiệm của người dân cần thiết phải thay thế, tổ chức bầu chọn lại trong Tổ để nhanh chóng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của Tổ đối với người vay. Khuyến khích người làm kinh tế giỏi, đã từng vay vốn ưu đãi và thốt nghèo và có uy tín đối với người dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả tín dụng ưu đãi trong công tác xóa đói giảm nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội huyện chư păh tỉnh gia lai (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)