2.1.1.1 .Vị trí địa lý
2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội
2.1.2.1. Đặc điểm kinh tế
Trong những năm vừa qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện Chư Păh ln duy trì ở mức cao, trên 13% (năm 2011 là 13,6%, năm 2012 là 13,05%) . Tuy nhiên cơ cấu kinh tế chậm chuyển dịch, vẫn còn phát triển nặng theo hướng nông - lâm nghiệp, chưa đẩy mạnh thu hút đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ, cụ thể : Năm 2012 tổng giá trị sản xuất đạt 1.537,93 tỷ đồng, tăng 13% so với năm 2011, trong đó lĩnh vực Nông - Lâm nghiệp đạt 676,16 tỷ đồng, chiếm 44,5% cơ cấu kinh tế; lĩnh vực Công nghiệp - Xây dựng đạt 547,76 tỷ đồng, chiếm 34,9% cơ cấu kinh tế; lĩnh vực Thương mại - Dịch vụ đạt 314,1 tỷ đồng, chiếm 20,6% cơ cấu kinh tế. Cụm công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp được thành lập năm 2010 nhưng đến nay chỉ thu hút được 4 đơn vị với 5 dự án đầu tư.
2.1.2.2. Đặc điểm xã hội a. Dân số a. Dân số
Theo số liệu của Phòng thống kê huyện Chư Păh, năm 2012 dân số huyện ChưPăh khoảng 71.435 người17 với 30 dân tộc cùng chung sống. Trong đó nhiều
17
Theo Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ cơng tác năm 2012 và dự kiến một số chỉ tiêu, nhiệm vụ trọng
nhất là dân tộc Kinh chiếm 49,45%, dân tộc Jrai chiếm 42,9%, dân tộc Bana chiếm 7,4%, còn lại là các dân tộc khác như: Xơ Đăng, Mường, Tày, Thái, Nùng, Hoa, Giẻ Triêng, Chăm, Tà Ơi, Hmơng... Tốc độ tăng dân số tự nhiên là 1,33%; mật độ dân số thấp, bình quân 72 người/km2. Dân cư phân bố không đồng đều, chủ yếu tập trung ở thị trấn Phú Hòa, xã Nghĩa Hưng, Nghĩa Hòa, Hòa Phú, Ia Ly, Ia Nhin, các xã còn lại mật độ dân số tương đối thấp.
Bảng 2.1: Tình hình dân số huyện Chư Păh
Đơn vị tính: Người
STT Chỉ tiêu Năm
2009 2010 2011 2012 1 Tổng dân số 67.243 68.868 70.014 71.435 2 Trong đó: Dân tộc thiểu số 33.957 34.857 35.415 36.110
(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Chư Păh năm 2012)
b. Lao động
Số người trong độ tuổi lao động của huyện Chư Păh năm 2012 là 37.148 người (chiếm 52% tổng dân số), trong đó lao động nữ có 18.797 người (chiếm 50,6% tổng lao động)(Chi cục thống kê Chư Păh, niên giám 2012)
Về cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế, thì lao động trong lĩnh vực Nơng – Lâm nghiệp chiếm hơn 75 %, lao động trong lĩnh vực Công nghiệp - Dịch vụ chiếm 9 % so với tổng số lao động của huyện. Với đặc điểm là huyện miền núi, trình độ dân trí thấp, lao động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp nên đa số lao động chưa được đào tạo, chất lượng lao động còn thấp.
2.1.3. Tình hình an ninh - chính trị
Chư Păh là một trong những địa bàn tương đối phức tạp về an ninh - chính trị của tỉnh Gia Lai. Thường xuyên bị các đối tượng phản động lưu vong kết nối với các phần tử cốt cán của “Tin lành Đê ga”18 trên địa bàn huyện để tuyên truyền, kích động đồng bào dân tộc thiểu số gây rối, biểu tình, bạo loạn, tổ chức vượt biên trái
18
Một tổ chức chính trị phản động đội lốt tôn giáo, lôi kéo các mục sư, truyền đạo và tín đồ Tin lành là người dân tộc ở vùng Tây nguyên nói chung và ở tỉnh Gia Lai nói riêng đi theo cái gọi là “ Nhà nước ĐêGa độc lập” để chống phá ta trước mắt cũng như lâu dài.
phép... gây mất ổn định, trật tự xã hội và an ninh chính trị của huyện, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống lao động của người dân đặc biệt là người đồng bào dân tộc thiểu số.
2.1.4. Thực trạng nghèo đói của địa phương
Tình hình nghèo đói của huyện các năm đã giảm một cách tích cực, số hộ khá, giàu tăng nhanh nhờ có nhiều chủ trương chính sách của các cấp, các ngành từ TW đến địa phương.
Bảng 2.2 : Thống kê hộ nghèo trên địa bàn huyện Chư Păh từ năm 2010 - 2012
STT Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Hộ Tỷ lệ (%) Hộ Tỷ lệ (%) Hộ Tỷ lệ (%) 1 Tổng số hộ nghèo 4.477 27,85 3.816 23.32 3.111 18,78 2 Số hộ thoát nghèo 855 19,09 661 17,32 705 22,66
(Nguồn: Báo cáo thực hiện nhiệm vụ công tác các năm 2010, 2011, 2012 của huyện
ủy huyện ChưPăh)
Qua bảng 2.2 chúng ta thấy từ năm 2010 đến nay tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện có xu hướng giảm, cụ thể: từ 27,85% năm 2010 xuống 23,32% năm 2011 và còn 18,78% năm 2012 (theo tiêu chí hiện hành).
Trước đó, tỷ lệ hộ nghèo của huyện được thống kê, rà soát và đánh giá theo Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ19 cũng giảm dần theo từng năm, cụ thể: năm 2006 tỷ lệ hộ nghèo là 29,98%, năm 2007 là 23,04%, năm 2008 là 18%, năm 2009 giảm còn 14,5%, đến cuối năm 2010 tỷ lệ hộ nghèo của huyện ChưPăh giảm còn 12%20 tương đương với 27,85% (đánh giá theo Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 – 2015).
19 Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 8 tháng 7 năm 2005 về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006-2010
20
Báo cáo Sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 08 của Tỉnh ủy Gia Lai về tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động
xóa đói giảm nghèo, định canh định cư giai đoạn 2006 – 2010 và định hướng đến năm 2020 huyện Chư Păh
Để đạt được kết quả như trên là do cấp ủy, chính quyền địa phương nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của việc xóa đói giảm nghèo nên đã tập trung huy động mọi nguồn lực để thực hiện tốt công tác này. Đến nay, đời sống vật chất của đại bộ phận nhân dân trên địa bàn huyện đã được nâng lên rõ rệt, các chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo được tổ chức triển khai có hiệu quả, người nghèo được thụ hưởng đầy đủ các chính sách ưu đãi của Nhà nước, phần lớn các hộ nghèo đã có ý thức tự giác vươn lên và làm giàu chính đáng, tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế xã hội phát triển bền vững, bộ mặt nơng thơn có những thay đổi tích cực. Qua đây có thể thấy được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự nổ lực của cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc chỉ đạo thực hiện cơng tác xóa đói giảm nghèo có hiệu quả, trong đó có vai trị rất quan trọng của ngân hàng chính sách xã hội huyện Chư Păh.
2.2. Công tác triển khai thực hiện các chương trình dự án có liên quan đến chính sách xóa đói giảm nghèo tại huyện ChưPăh chính sách xóa đói giảm nghèo tại huyện ChưPăh
2.2.1. Thực hiện dự án khuyến nông – lâm và hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề trong những năm gần đây triển ngành nghề trong những năm gần đây
2.2.1.1. Công tác khuyến nông, khuyến lâm
Huyện đã tập trung chỉ đạo Phịng Nơng nghiệp và phát triển nông thôn, Trạm Khuyến nông tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật sản xuất nơng nghiệp và các mơ hình trình diễn để trang bị cho nhân dân những kiến thức cơ bản về kỹ thuật trồng, chăm sóc một số loại cây, con giống nhằm tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, nâng cao thu nhập phát triển kinh tế hộ như: Mơ hình trồng cây nơng nghiệp: 46,5 ha; mơ hình trồng cây lâm nghiệp: 55 ha; mơ hình ni cá trong ruộng lúa: 2 ha; mơ hình trồng lúa nước; mơ hình chăn ni bị; mơ hình trồng chuối nhiên liệu; mơ hình trồng nấm ở các xã Đăk Tơ Ver, Chư Jôr, Hà Tây, Ia Ka... với tổng kinh phí là 1 tỷ 712 triệu đồng.
2.2.1.2. Chính sách trợ cước, trợ giá và cấp không thu tiền một số mặt hàng chính sách theo Quyết định 86 của UBND tỉnh Gia Lai chính sách theo Quyết định 86 của UBND tỉnh Gia Lai
Huyện đã thực hiện bán trợ cước, trợ giá: 11,64 tấn phân bón và thu mua 1200 tấn nông sản; cấp không thu tiền : 771,58 tấn muối Iốt, 24.550 lít dầu hỏa; hỗ
trợ 306,3 triệu đồng tiền dầu hỏa cho các hộ dân chưa có điện; 120.404 tập vở học sinh; 3332 bộ sách giáo khoa; 81 bộ thiết bị trường học cho các em là người đồng bào dân tộc thiểu số; 86.450 tấn gạo; 175 con bò giống; 122.000 cây giống bời lời, 26.287 cây điều; 517 hom mỳ 3.749 kg giống ngô lai CP 888, 30.325 kg lúa lai Nụi ưu và 259.895 kg phân các loại.
2.2.1.3. Chương trình định canh định cư – định cư
Thực hiện Quyết định 33/2007/QĐ-TTg ngày 5/3/2007 về chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2007- 2010” và Quyết định số 1342/QĐ-TTg ngày 25/8/2009 phê duyệt Kế hoạch định canh định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số du canh, du cư đến năm 2012. Huyện đã hoàn thành khảo sát, lập dự án điểm định canh, định cư tập trung tại xã Hà Tây, xã Đăk Tơ Ver và 10 điểm định canh, định cư xen ghép tại các xã: Ia Ly, Ia Kreng, Ia Ka, Ia Nhin, Ia Khươl, Ia Phí, Hà Tây, Đăk Tơ Ver, Chư Jôr, Chư Đang Yar trong đó, 02 dự án định canh, định cư tập trung (Kon Kow Mó xã Hà Tây, Trung tâm cụm xã Đăk Tơ Ver) đã được tỉnh phê duyệt triển khai thực hiện; với tổng kinh phí 9 tỷ 102 triệu đồng; huyện đã thực hiện một số hạng mục như: hỗ trợ các hộ dân di dời từ nơi cũ đến nơi ở mới; hỗ trợ lương thực; khai hoang đất sản xuất và xây dựng hệ thồng nước sinh hoạt tự chảy cho các hộ về định canh, định cư tập trung tại khu vực trung tâm xã Hà Tây.
2.2.2. Kết quả thực hiện chương trình 135 giai đoạn II
Với tổng vốn đầu tư từ 2006 -2010 là 34.065,218 triệu đồng; trong đó vốn do người dân đống góp: 231,808 triệu đồng, vốn được tỉnh phân bổ cho huyện 33.833,410 triệu đồng đã giải ngân tính đến 31/12/2012 là 32.739,400 triệu đồng, cụ thể như sau:
Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất: 4607 triệu đồng. Trong đó: đầu tư 02 xã đặc biệt khó khăn21: 1.857 triệu đồng; 35 làng đặc biệt khó khăn22 của 8 xã khu vực II:
21
Hai xã đặc biệt khó khăn được phê duyệt theo quyết đinh số 164/2006/QĐ-TTg ngày 11/07/2006 của Thủ
tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an tồn khu vào diện đầu tư chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 -2010 ( chương trình 135 giai đoạn II)
2750 triệu đồng.
Dự án phát triển cơ sở hạ tầng: 19.242 triệu đồng. Trong đó đầu tư 02 xã đặc biệc khó khăn 6.062 triệu đồng; 35 làng đặc biệc khó khăn của 8 xã khu vực II: 13.180 triệu đồng.
Duy tu bảo dưỡng các cơng trình sau đầu tư: 579 triệu đồng.
Dự án đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ xã, thôn và cộng đồng: 1.451 triệu đồng. Trong đó: đầu tư 02 xã đặc biệc khó khăn 446 triệu đồng, 35 làng đặc biệc khó khăn của 08 xã khu vực II: 1.025 triệu đồng.
Dự án hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật theo Quyết định 112/2007/QĐ-TTg ngày 20/07/2007 của Thủ tướng Chính phủ: 74 triệu đồng. Trong đó: đầu tư 02 xã đặc biệc khó khăn 24 triệu đồng, 35 làng đặc biệc khó khăn của 08 xã khu vực II: 50 triệu đồng.
Hỗ trợ học sinh con hộ nghèo: 5.821,410 triệu đồng.
Hỗ trợ hộ nghèo cải thiện vệ sinh môi trường: Thực hiện hỗ trợ cho 2033 hộ nghèo xây dựng nhà vệ sinh và di dời, sửa chữa, làm mới chuồng trại đến nơi hợp vệ sinh với tổng kinh phí thực hiện năm 2012 là 2.033 triệu đồng
2.2.3. Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất
Về giống cây trồng, vật ni, vật tư : tính đến tháng 12 năm 2012 huyện đã thực hiện hỗ trợ 853.900 cây bời lời, 70.330 cây cà phê, 7000 cây cao su, 61 cây xồi mút Hịa Lộc ghép, 100 cây măng tre điền trúc, 540 kg lúa giống,452 con bò cái địa phương, 40 con dê cỏ lai Bách Thảo, 204 con heo giống, 880 con gà tam hồng, 84,345 tấn phân bón.
Về hỗ trợ nông cụ sản xuất; trong hai năm 2011, 2012 huyện đã hỗ trợ 6 máy động cơ cho 6 nhóm hộ (30 hộ), 59 cái máy tuốt lúa đạp chân, 27 máy thái sắn động cơ, một mơ hình chăn ni bị và một mơ hình chăn ni dê.
2.2.4. Dự án phát triển cơ sở hạ tầng
Tổng vốn được giao thực hiện trong hai năm 2011 – 2012 là 19.242 triệu
22
Theo Quyết định 301/2006/QĐ-UBDT ngày 27/01/2006 của Bộ trưởng, chủ nhiệm Ủy ban dân tộc về việc công nhận 3 khu vực vùng dân tọc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển
đồng, tồng giải ngân đến 31/12/2012 là 18.305,24 triệu đồng, cụ thể:
- Giao thơng: làm đường giao thơng 47 cơng trình, 40 cầu cống các loại. - Trường học xây dựng 6 cơng trình lớp học mầm non và tiểu học. - Nhà sinh hoạt cộng đồng 22 nhà.
- Nước sinh hoạt: 5 hệ thống nước tự chảy.
2.2.5. Chương trình 134
Với tổng kinh phí hỗ trợ 16.637 triệu đồng huyện đã hỗ trợ nhà ở, đất ở cho 1975 hộ với kinh phí thực hiện 12.066,740 triệu đồng, hỗ trợ sản xuất và chăn nuôi 469,545 triệu đồng, hỗ trợ nước sinh hoạt và các hỗ trợ khác 4. 101 triệu đồng. Đến nay cơ bản đã giúp bà con có nơi ở ổn định, yên tâm sản xuất và phát triển kinh tế.
2.2.6. Chương trình 167
Thực hiện Quyết định 167/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ, trên địa bàn huyện có 396 hộ nghèo có khó khăn về nhà ở được hưởng lợi từ chương trình. Trong năm 2010-2011 huyện đã thực hiện xây dựng và hoàn thành và đưa vào sử dụng 367 ngôi nhà, 29 ngôi nhà đang triển khai xây dựng, dự kiến hoàn thành và đưa vào sử dụng trong năm 2012.
2.2.7. Thực hiện dự án dạy nghề cho người nghèo
Huyện đã phối hợp với trường Cao đẳng Cơ điện - Xây dựng – Nông lâm miền trung và trường Trung cấp dạy nghề Gia Lai mở các lớp ngay tại các xã để đào tạo nghề ngắn hạn cho 2100 lao động nông thôn là người đồng bào dân tộc thiểu số, người nghèo về kỹ thuật trồng, chăm sóc cà phê, cao su, chăn nuôi, điện nông thôn, sửa máy nông nghiệp…, qua đào tạo đã trang bị cho họ một số ký thuật cơ bản, giúp họ có một tay nghề mới có thể sửa chữa nhỏ về điện dân dụng, máy nổ động cơ; chăm sóc cây trồng, vật ni và có một số việc làm mới giúp tăng them thu nhập, phát triển kinh tế hộ.
2.2.8. Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) về giáo dục – đào tạo
Tổng kinh phí được đầu tư cho giáo dục – đào tạo trong 5 năm 2006 – 2010 khoản 12 tỷ 832 triệu dồng, bằng nhiều chương trình dự án như: dự án củng cố và phát huy kết quả phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở; chương trình kiên cố hóa trường lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008 – 2012, dự án tiểu
học vùng khó khăn, hỗ trợ con nhà nghèo đi học theo quyết định 112/2007/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ… Qua đầu tư đã giúp quy mô trường, lớp tăng và phát triển đều ở các cấp học, đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của học sinh người đồng bào dân tộc thiểu số; đội ngũ giáo viên ngày được cũng cố về số lượng và chất lượng; đến nay tồn huyện có 47 đơn vị trường học ( trong đó có 3 trường phổ thông trung học, một trường phổ thông dân tộc nội trú), hằng năm huy động 98% trẻ em trong độ tuổi tiểu học đến trường, huyện đã đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở.
2.2.9. Chương trình MTQG về y tế, dân số và kế hoạch hóa gia đình.