Tăng cường hệ thống kiểm tra, giám sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả tín dụng ưu đãi trong công tác xóa đói giảm nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội huyện chư păh tỉnh gia lai (Trang 92 - 94)

2.1.1.1 .Vị trí địa lý

2020

3.2.11. Tăng cường hệ thống kiểm tra, giám sát

Cơng tác kiểm tra, giám sát có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với hoạt động tín dụng, nó là một trong những điều kiện để đảm bảo hiệu quả tín dụng, hiệu quả sử dụng vốn của hộ nghèo. Nó giúp ngân hàng ngăn chặn, phát hiện và xử lý kịp thời các sai sót trong hoạt động tín dụng; nâng cao chất lượng và hiệu quả tín dụng; hạn chế nợ quá hạn. Đối với NHCSXH hiện nay cơ chế giải ngân tín dụng hộ nghèo thực hiện ủy thác qua các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn; việc bình xét hộ vay, mức vay, thời hạn vay được thực hiện tại Tổ TK&VV; có sự kiểm tra của tổ chức hội và phê duyệt của UBND cấp xã; hộ nhận tiền vay, trả nợ (gốc, lãi)... tại điểm giao dịch của NHCSXH tại xã. Do đó, việc kiểm tra giám sát có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với hoạt động của NHCSXH. Phát huy vai trò kiểm tra, giám sát của Ban đại diện HĐQT các cấp, tổ chức chính trị xã hội nhận uỷ thác và người dân.

3.2.11.1. Ban đại diện HĐQT huyện Chư Păh

Căn cứ nội dung, chương trình kiểm tra của Ban đại diện HĐQT tỉnh đề ra hàng năm để xây dựng kế hoạch kiểm tra cho phù hợp với địa phương mình; về nội dung kiểm tra:

- Kiểm tra các tổ chức hội về thực hiện 06 khâu nhận ủy thác. Mỗi tháng 1 thành viên kiểm tra tối thiểu 01 xã.

- Kiểm tra ban quản lý tổ trong việc thực hiện bình xét cho vay, ghi chép sổ sách, thực hiện việc thu lãi vàđôn đốc thu nợ gốc của hộ nghèo.

- Kiểm tra sử dụng vốn vay của hộ nghèo.

3.2.11.2. Các tổ chức nhận ủy thác

Để công tác kiểm tra, giám sát của các tổ chức hội nhận ủy thác các cấp (tỉnh, huyện, xã) được thực hiện tốt, góp phần làm cho hoạt động cho vay hộ nghèo của NHCSXH ngày càng có hiệu quả cao; cần có sự chỉ đạo, kiểm tra thường xuyên của tổ chức hội cấp trên đối với hội cấp dưới (Trung ương đối với tỉnh, tỉnh đối với huyện, huyện đối với xã).

- Tổ chức nhận uỷ thác cấp huyện: Căn cứ kế hoạch kiểm tra của tổ chức nhận uỷ thác cấp tỉnh và tình hình thực tế tại địa phương mình để đề ra kế hoạch kiểm tra trong năm; hàng tháng tổ chức các đoàn kiểm tra hoạt động của tổ chức hội cấp xã về thực hiện các khâu được NHCSXH huyện uỷ thác, hoạt động của tổ vay vốn vàđối chiếu tận hộ vay. Hàng tháng, tổng hợp kết quả kiểm tra gửi NHCSXH cấp huyện.

- Đối với tổ chức nhận uỷ thác cấp xã:

+ Chỉ đạo và tham gia cùng tổ tiết kiệm và vay vốn, tổ chức họp tổ để bình xét cơng khai người vay có nhu cầu xin vay đủ điều kiện vay đưa vào danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn NHCSXH (mẫu số 03/TD).

+ Kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay của người vay theo hình thức đối chiếu cơng khai (mẫu số 06/TD) và thông báo kịp thời cho ngân hàng cho vay về các đối tượng sử dụng vốn sai mục đích, vay ké, bỏ trốn, chết, mất tích, bị rủi ro do nguyên nhân khách quan, để có biện pháp xử lý kịp thời. Kết hợp với tổ tiết kiệm vay vốn và chính quyền địa phương xử lý các trường hợp nợ chây ỳ, nợ quá hạn, hướng dẫn người vay lập hồ sơđề nghị xử lý nợ rủi ro do nguyên nhân khách quan (nếu có).

+ Chỉ đạo và giám sát ban quản lý tổ tiết kiệm và vay vốn trong việc thực hiện hợp đồng uỷ nhiệm đã ký với NHCSXH.

+ Đối với các cán bộ ban XĐGN, cán bộ hội, phải phân định rõđịa bàn kiểm tra gắn quyền lợi với trách nhiệm. Nếu thiếu tinh thần trách nhiệm để xảy ra tiêu cực, tham nhũng, gây lãng phí, mất vốn thì phải bồi hoàn vật chất.

- NHCSXH trả phí ủy thác cho các tổ chức hội nhận làm dịch vụ uỷ thác, theo mức độ hoàn thành các khâu trong 06 khâu được NHCSXH ủy thác.

3.2.11.3. NHCSXH huyện Chư Păh

- NHCSXH huyện Chư Păh kiểm tra hoạt động của tổ vay vốn (mỗi tháng kiểm tra 10% số tổ trong huyện), đối chiếu 70% số hộ vay vốn của mỗi tổ. Kiểm tra việc ghi chép sổ sách của ban quan lý tổ, việc bình xét cho vay; kiểm tra việc sử dụng vốn, chấp hành trả lãi, gốc của hộ vay.

- Thường xuyên tập huấn nghiệp vụ kiểm tra đối với cán bộ NHCSXH và cán bộ các tổ chức nhận uỷ thác, ban quản lý tổ vay vốn, ban XĐGN xã.

3.2.11.4. Cung cấp thông tin đề người dân kiểm tra hoạt động ngân hàng

Để kịp thời nắm bắt những thông tin, hoạt động của NHCSXH cũng như tạo điều kiện để người dân tham gia thực hiện công tác kiểm tra, giám sát việc cho vay, thủ tục vay vốn, bình xét cơng khai, giải ngân, thu nợ, trả lãi... NHCSXH huyện Chư Păh cần làm tốt một số việc như sau:

- Phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp, thường xuyên cung cấp các thông tin về chính sách tín dụng, đặc biệt là những chính sách mới. Các thơng tin được cung cấp từ các phương tiện thông tin đại chúng, tờ rơi, trong các hội nghị tập huấn.

- Tại điểm giao dịch, NHCSXH cần cơng khai tồn bộ nội dung chính sách tín dụng, cụ thể: Biển điểm giao dịch rõ ràng, được đặt ở nơi dễ nhìn, giao dịch thuận lợi, cần có biển chỉ dẫn vào điểm giao dịch; thơng báo chính sách tín dụng; nội quy giao dịch; hịm thư góp ý; danh sách dư nợ để cho mọi người dân biết thực hiện và kiểm tra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả tín dụng ưu đãi trong công tác xóa đói giảm nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội huyện chư păh tỉnh gia lai (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)