2.1.1.1 .Vị trí địa lý
2.2. Công tác triển khai thực hiện các chương trình dựán có liên quan đến chính
2.2.10. Kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế
a. Kết quả đạt được:
Qua đầu tư hàng loạt các chương trình dự án, đời sống vật chất, tinh thần của người dân đặc biệc là vùng đồng bào dân tộc thiểu số từng bước được cải thiện,
hộ nghèo giảm dần theo từng năm ( tỷ lệ hộ nghèo từ 27,85% năm 2010 xuống còn 18,78% năm 2012 theo tiêu chí mới); hộ khá giàu ngày càng tăng lên, thu nhập bình quân đầu người đạt 18,64 triệu đồng/ người /năm ( năm 2012). Cơ sở hạ tầng được hồn thiện. 100% xã, thị trấn có điện thoại; 90% hộ đồng bào dân tộc thiểu số định canh định cư ổn định và phát triển; 95% số thơn, làng, tổ dân phố có mạng lưới điện quốc gia, 80% số hộ được sử dụng điện; hơn 85% số hộ ở vùng nông thôn được sử dụng nước sạch… Cơ sở hạ tầng được tiếp tục đầu tư phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Chất lượng giáo dục được nâng cao, mặt bằng dân trí đã được cải thiện. các bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn, an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội được giữ vững.
b. Những tồn tại hạn chế:
Nền kinh tế của huyện chủ yếu dựa vào sản xuất thuần nơng, trình độ dân trí thấp, tập quán canh tác lạc hậu, tỷ lệ sinh con thứ 3 trong dồng bào dân tộc thiểu số còn cao. Một bộ phận không nhỏ người nghèo, người đồng bào dân tộc thiểu số vẫn chưa chủ đơng vươn lên thốt nghèo, cịn có tư tưởng trơng chờ, ỷ lại vào sự đầu tư và hỗ trợ của Nhà nước. Chưa có ý thức, trách nhiệm quản lý và sử dụng hiệu quả các cơng trình phục vụ phát triển kinh tế xã hội do nhà nước đầu tư xây dựng.
Huyện chưa khai thác hết tiềm năng đất đai, sức lao động trong nhân dân; cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch chậm, chưa có cơ chế thu hút đầu tư hiệu quả; các dự án của cấp trên chưa có sự phối hợp lồng ghép đồng bộ với địa phương. Công tác định canh định cư chưa thực sự vững chắc, định canh chưa gắn với thâm canh. Nguồn lực đầu tư cho giáo dục, y tế còn hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu giáo dục và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
Do điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, hạn hán, thiên tai thường xuyên sảy ra gây hậu quả nặng nề. Một số hộ dân thiếu đất sản xuất nhưng khi được giải quyết đất sản xuất thì khơng đầu tư sản xuất; một số hộ có đất sản xuất nhưng lười biến không chịu lao động, cho thuê đất rồi lại đi làm thuê cho người khác; một số hộ dân thiếu vốn hặc có vay vốn nhưng sử dụng vốn vay không hiệu quả, sử dụng không đúng mục đích... Sự phân hóa giàu nghèo có xu hướng tăng lên giữa các tầng lớp nhân dân và các vùng trên địa bàn huyện; một bộ phận dân cư trong sản xuất còn
phụ thuộc vào tự nhiên. Mặt khác, giá cả một số mặt hàng nông sản chủ lực không ổn định nên khả năng dẫn đến tái nghèo cao.
2.3 Thực trạng về nguồn vốn, công tác huy động và sử dụng vốn ưu đãi tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện Chư Păh giai đoạn 2003 - 2012.