Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chất lượng dịch vụ ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng tại ngân hàng TMCP kỹ thương trên địa bàn TPHCM (Trang 46 - 53)

2.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam

2.1.3 Kết quả đạt được

Năm 2012 là một năm đầy thách thức cho ngành ngân hàng Việt Nam với tình hình kinh tế nhiều biến động và khó khăn. Trong bối cảnh đó, Techcombank đã chuyển trọng tâm từ tăng trưởng tài sản sang tập trung củng cố quản trị rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng và quản trị doanh nghiệp. Thực tế đã chứng minh đây là giải pháp điều chỉnh hết sức hiệu quả, giúp ngân hàng duy trì những bước đi vững chắc hướng tới sự phát triển bền vững và thống lĩnh thị trường. Các kết quả hoạt động tiêu biểu của ngân hàng trong năm: tổng tài sản đạt 179.934 tỷ đồng, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) ở mức 12,6%.

Kết quả hoạt động

Tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh đạt 5.761 tỷ đồng, giảm 13,5% so với năm 2011. Mức giảm này cho thấy nỗ lực của ngân hàng trong việc giảm thiểu thua lỗ trong bối cảnh kinh tế suy thối. Đồng thời thu nhập phí thuần cũng giảm 51%, chỉ đạt 565 tỉ đồng. Do sự bất ổn của thị trường, thu nhập từ kinh doanh ngoại tệ, vàng và chứng khoán kinh doanh của ngân hàng lỗ 136 tỷ đồng. Bên cạnh đó, hoạt động từ mua bán chứng khoán đầu tư của ngân hàng cũng lỗ 145 tỷ đồng. Năm 2012 thu nhập từ hoạt động khác giảm 33% so với năm 2011 chỉ đạt 362 tỷ đồng

Bảng 2.1 Cơ cấu lợi nhuận

Đơn vị tính: Tỷ VND

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2011

Thu nhập lãi thuần 5.116 5.298

Thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ 565 1.150

Thu nhập từ kinh doanh ngoại hối và vàng và chứng khoán kinh doanh

-136 -754

Thu nhập thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư

-145 424

Thu nhập từ hoạt động khác 362 543

Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank, 2012

Chi phí hoạt động tăng 1.195 tỷ đồng, tương đương 57%, so với năm 2011. Chi phí họat động tăng cao thể hiện cam kết đầu tư của ngân hàng cho nguồn nhân lực qua việc tuyển dụng thêm đội ngũ nhân sự chất lượng cao từ thị trường trong và ngoài nước, đặc biệt cho lĩnh vực quản lý rủi ro, thẩm định tín dụng, tuân thủ và phát triển kinh doanh tại thị trường phía nam. Ngồi ra, ngân hàng tiếp tục đầu tư vào cơ sở hạ tầng cơng nghệ và các văn phịng chi nhánh. Cùng với việc gia tăng đầu tư có chọn lọc nhằm củng cố cơ sở nền tảng, ngân hàng cũng đã triển khai một số sáng kiến nhằm tăng hiệu quả chi phí, một trong số đó là sáng kiến tối ưu hóa mạng lưới nhân viên và chi nhánh. Chi phí dự phịng rủi ro tín dụng tăng 324% lên mức 1.450 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế đạt 1.018 tỷ đồng, giảm 76% so với năm 2011.

Đồ thị 2.1 Lợi nhuận trước thuế

Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank

Huy động và cho vay

Techcombank tiếp tục duy trì nền tảng huy động tiền gửi mạnh mẽ và ổn định trong năm 2012. Tổng tiền gửi huy động của ngân hàng đạt 150.633 tỷ đồng. Số dư tiền gửi tăng 13.852 tỷ đồng (+10%) so với cùng kỳ năm 2011.

Tính tới thời điểm cuối năm 2012, dư nợ cho vay khách hàng đạt 68.261 tỷ đồng, tăng 7,5% so với năm 2011 trong đó nợ loại 3-5 chiếm 2.69%. Tỷ lệ tăng trưởng này thấp hơn so với tỷ lệ tăng trưởng năm 2011 (19,9%) và thấp nhất trong mấy năm gần đây tại Techcombank.

Trong năm 2012, cho vay khách hàng cá nhân và các ngành khác đạt 31.682 tỷ, chiếm 46,41% dư nợ cho vay của Techcombank. Tiếp đến là ngành thương mại, sản suất và chế biến chiếm 35,37% với 24.140 tỷ đồng dư nợ. Ngành chiếm tỷ trọng thấp nhất trong cơ cấu dư nợ là ngành kho bãi, vận tải và thông tin liên lạc.

Phần lớn cho vay tại Techcombank là các khoản vay ngắn hạn chiếm 53,39% dư nợ cho vay tương đương 36.446 tỷ đồng. Dư nợ trung hạn và dài hạn chiếm tỷ lệ lần lượt là 24,06% và 22,55%.

Đồ thị 2.2 Tăng trưởng tiền gửi và cho vay khách hàng 2010-2012

Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank

Khối dịch vụ tài chính cá nhân (DVTCCN) khơng ngừng nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Khối DVTCCN đã rà sốt các chính sách và quy trình liên quan đến danh mục sản phẩm và dịch vụ tài chính cá nhân như huy động, cho vay, thẻ tín dụng và các dịch vụ ngân hàng trực tuyến.

Trong năm 2012, DVTCCN đạt và vượt nhiều chỉ tiêu. Số lượng khách hàng tăng 20,5%. Tổng giá trị huy động tăng 34% so với năm 2011, cho thấy thành tựu vượt bậc trong bối cảnh lạm phát tăng cao và tình trạng kinh tế bất ổn trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Đặc biệt tỷ lệ thu nhập thuần từ phí trên thu nhập từ hoạt động kinh doanh tăng từ 11,26% (2011) lên 17,94% (2012), cho thấy ngân hàng chú trọng hoạt động kinh doanh liên quan đến phí và định hướng phát triển bền vững.

Techcombank duy trì lượng huy động tương đối ổn định và bền vững trong phân khúc khách hàng cá nhân. Trong năm 2012, tổng huy động khách hàng bán lẻ tăng mạnh 34% lên 77.056 tỷ đồng, một con số ấn tượng trong bối cảnh thị trường tài chính bất ổn năm qua.

Đồ thị 2.3 Huy động vốn khách hàng cá nhân

Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank

Mục tiêu của ngân hàng là cung cấp các dịch vụ cho vay đáp ứng từng nhu cầu cá nhân của khách hàng theo những yêu cầu quản trị rủi ro thận trọng. Thống kê cho thấy dư nợ cho vay tăng 23,8% so với cùng kỳ năm ngoái nhờ cấu trúc cho vay theo sản phẩm của ngân hàng. Tỉ lệ cho vay mua nhà trên tổng cho vay bán lẻ giảm xuống còn 57% từ mức 77,7% năm 2011. Điều này phản ánh sự chuyển biến trong nhu cầu vay của khách hàng từ bất động sản sang các hoạt động sản xuất và dịch vụ.

Đồ thị 2.4 Dư nợ và cơ cấu dư nợ cho vay cá nhân

Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank, 2012

Năm 2012 chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của khối ngân hàng bán lẻ. So với năm 2011, số lượng thẻ Visa phát hành tăng 202,5%, từ 126.571 lên 382.930 thẻ, và số lượng khách hàng bán lẻ cũng tăng 20,5% lên 2.806.534 khách hàng.

Đồ thị 2.5 Số lượng khách hàng cá nhân

Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank

Thành tựu

Để hoàn thành mục tiêu cải thiện dịch vụ, đa dạng hóa sản phẩm, và tối ưu hóa tính năng sản phẩm theo nhu cầu khách hàng, khối DVTCCN Techcombank đã triển khai một loạt sản phẩm chiến lược, được khách hàng quan tâm đón nhận, tiêu biểu là sản phẩm F@sti-Bank. Với tính năng thanh tốn tiện lợi phối hợp các dịch vụ ngân hàng điện tử Internet banking và mobile banking, F@st i-Bank cho phép khách hàng thanh tốn hóa đơn của 200 đơn vị điện lực trên tồn quốc, hóa đơn điện thoại của hai nhà mạng lớn là Viettel, MobiFone, hóa đơn dịch vụ ADSL của FPT, cũng như thanh tốn phí bảo hiểm AceLife và Prudential Life. Bên cạnh đó, F@st i-Bank cịn cho phép khách hàng nhận tiền chuyển từ nước ngoài qua hệ thống Western Union trên tồn quốc và thanh tốn tiền vé máy bay của 25 hãng hàng không quốc tế.

Trong năm 2012, khối DVTCCN tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác với các tập đoàn MercedesBenz, Le Group, Vietnam Airlines, Peacesoft và Vincom, đã ký thỏa

thuận hợp tác với AIG trong chương trình bảo hiểm du lịch dành cho khách hàng mang hạng thẻ visa Platinum. Sự kết hợp với các đối tác trên giúp Techcombank phát triển thêm nhiều sản phẩm đa dạng, thuận tiện và phù hợp với nhu cầu riêng của từng đối tượng khách hàng.

Dịch vụ khách hàng doanh nghiệp

Tính đến cuối năm 2012 Techcombank đang phục vụ cho hơn 47.000 khách hàng doanh nghiệp. Nối tiếp thành cơng của giai đoạn 1 “Chương trình khách hàng doanh nghiệp thân thiết” trong năm 2011, Techcombank đã đặt ra tiêu chí chất lượng dịch vụ đồng nhất dành cho các khách hàng doanh nghiệp trên toàn hệ thống. Mỗi bộ phận cấu thành của chương trình đều được nâng cấp cả về chất lượng lẫn nội dung. Nhờ vậy, chương trình đã nhận được những đánh giá tích cực từ phía khách hàng về các giá trị tài chính và phi tài chính vượt trội mà ngân hàng mang lại.

Đồ thị 2.6 Số lượng khách hàng doanh nghiệp

Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank

Khối KHDN tiếp tục đi tiên phong trong cơng cuộc tối ưu hóa các quy trình hoạt động, đặc biệt đối với quy trình phê duyệt tín dụng, giải ngân, và quản lý tài sản bảo đảm. Cụ thể khối đã cắt giảm số lượng các khâu xử lý quy trình riêng lẻ, nâng cao chất lượng hoạt động của từng khâu, và nhờ đó mang lại giá trị về thời gian cho

45,252 66,152 47,325 0 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000 70,000 2010 2011 2012 Số lượng khách hàng

khách hàng. Những cải tiến này sẽ đặt nền móng cho việc nâng cao hơn nữa chất lượng các quy trình hoạt động trong hệ thống.

Triển khai các sản phẩm được thiết kế theo nhu cầu giúp khách hàng doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn ổn định. Ví dụ với sản phẩm vốn vay kỳ hạn 12 tháng, khách hàng có thể linh động lựa chọn phương án trả nợ gốc với thời hạn lên đến 1 năm. Sản phẩm cho vay Việt Nam đồng với lãi suất đô-la Mỹ cũng là điểm nhấn nổi bật và được nhiều khách hàng đón nhận.

Trong năm 2012, Khối KHDN đã triển khai chiến lược phát triển thị trường miền Nam, đi cùng với việc thành lập các đội ngũ nhân sự chuyên trách ở miền Nam nhằm triển khai hoạt động phát triển kinh doanh, đồng thời nghiên cứu và phát triển sản phẩm cho khối các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Bên cạnh các sản phẩm ra mắt trong năm 2011 dành cho các khối kinh tế trọng điểm ở phía nam, như sản phẩm cấp vốn cho các ngành lúa gạo, cà phê, hạt điều và cao su, trong năm 2012, Khối KHDN đã đề xuất và áp dụng nhiều sáng kiến và giải pháp mới về phát triển sản phẩm và thúc đẩy kinh doanh. Các sản phẩm mới không những đã đáp ứng kịp thời nhu cầu của các chi nhánh, mà cịn đánh đúng vào các đặc tính và điều kiện khách hàng riêng biệt của những thị trường tiềm năng ở khu vực đông và tây nam bộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chất lượng dịch vụ ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng tại ngân hàng TMCP kỹ thương trên địa bàn TPHCM (Trang 46 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)