Tình hình nợ công tại châu Âu trước khủng hoảng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khủng hoảng nợ công tại châu âu và giải pháp để ngăn ngừa khủng hoảng nợ công ở việt nam (Trang 27 - 29)

Chương I : NỢ CÔNG VÀ KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG

2.1 Tình hình nợ công tại châu Âu trước khủng hoảng

Liên minh châu Âu (EU) bao gồm 27 nước, liên minh đặt mục tiêu lớn để tạo ra một thị trường chung và tích hợp các nền kinh tế thơng qua thể chế chung. Ủy ban châu Âu có trụ sở tại Brussels chịu trách nhiệm giám sát Liên minh châu Âu. Trong Liên minh châu Âu có 17 nước sử dụng đồng euro (EUR) làm đồng tiền

chung. Vấn đề nợ không chỉ của riêng một quốc gia nào, 14/27 nước thuộc Liên

minh châu Âu có tỷ lệ nợ tương đương hơn 60% GDP, mức giới hạn mà Liên minh châu Âu đưa ra. Trong nhóm này có cả một số nền kinh tế lớn của khu vực như Anh hay Pháp.

Vấn đề nợ của Hy Lạp cũng không phải mới. Từ khi chuẩn bị gia nhập khu vực đồng tiền chung châu Âu vào năm 2000, Hy Lạp đã có tỷ lệ nợ cao. Ý và Bỉ cũng khốn khổ với các khoản nợ lớn.

Chi tiêu vào phúc lợi xã hội và một số chương trình khác của Chính phủ đã tăng nhanh trong thập kỷ qua, đẩy tỷ lệ nợ công của khắp các nước trong khu vực lên cao.

Quy mô các nền kinh tế được thể hiện qua mức độ to nhỏ của hình. Trong

bảng là so sánh GDP năm 2010 của các nền kinh tế thuộc Liên minh châu Âu. Kinh tế Hy Lạp có quy mơ nhỏ thế nhưng nỗi sợ của khả năng Hy Lạp vỡ nợ đã làm xói mịn niềm tin vào đồng EUR và khiến nhà đầu tư khắp thế giới sợ hãi.

Nguồn: Theo New York times

Hình 2.1: So sánh GDP năm 2010 các nước trong EU

Dù các nước quanh Hy Lạp nợ khơng ít, tuy nhiên vấn đề của Hy Lạp nổi cộm lên. Hy Lạp có tỷ lệ ngân sách cao nhất tại châu Âu, lên tới 15,4% GDP năm 2009, cao hơn rất nhiều so với mức trần 3% theo giới hạn của Liên minh châu Âu.

Nguồn: Theo New York times

Chênh lệch lợi suất TPCP so với Đức: Khi khủng hoảng trở nên tồi tệ hơn,

chênh lệch lợi suất TPCP của một số nước so với TPCP Đức đã tăng nhanh. Lợi

suất TPCP Đức được coi như chuẩn an toàn của châu Âu.

Nguồn: Theo New York times

Hình 2.3: Chênh lệch lãi suất so với Đức của các nước EU

Như vậy, ngay từ những năm trước khi khủng hoảng xảy ra, nhiều nước trong khu vực Liên minh châu Âu đã có nợ cao. Để kích thích tăng trưởng kinh tế, các quốc gia đã sử dụng công cụ vay nợ, và vơ hình chung điều này đã đẩy các quốc gia đến gần với khủng hoảng hơn. Cùng với khủng hoảng kinh tế năm 2008, các

quốc gia này rơi vào tình trạng mất cân đối ngân sách và khơng đủ khả năng trả các khoản nợ đến hạn. Phần tiếp theo sẽ là viễn cảnh khủng hoảng của châu Âu giai đoạn 2009 – 2011 vừa qua.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khủng hoảng nợ công tại châu âu và giải pháp để ngăn ngừa khủng hoảng nợ công ở việt nam (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)