Chương I : NỢ CÔNG VÀ KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG
2.2 Khủng hoảng nợ công tại châu Âu giai đoạn 2009-2011
Khủng hoảng nợ công châu Âu xuất phát từ Hy Lạp, sau đó lan ra các nước khác như Ailen, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha... Hiện nay, người ta vẫn cho rằng cuộc khủng hoảng nợ công này vẫn chưa dừng lại, nó sẽ tiếp tục hồnh hành và việc thêm một số nền kinh tế ở châu Âu bị sụp đổ chỉ còn là thời gian. Cơn khủng hoảng
đã đặt Eurozone nói riêng và EU nói chung trước những thách thức nghiêm trọng.
Có thể tóm tắt diễn biến cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu gắn với khủng hoảng của từng quốc gia thành viên như sau:
• Hy Lạp:
Là một quốc gia có bề dày lịch sử, văn hóa lâu đời ở châu Âu, Hy Lạp có vị trí địa lý khá thuận lợi khi nằm trong khu vực Địa Trung Hải, đây chính là điều kiện
để đất nước này phát triển về mặt kinh tế- xã hội. Trước khi lâm vào khủng hoảng
nợ công, nền kinh tế Hy Lạp là một hiện tượng bởi sự phát triển vượt bậc. Tuy nhiên, với nhiều nguyên nhân khác nhau, nền kinh tế này bị lâm vào khủng hoảng, với tổng số nợ công lên tới 300 tỷ EUR, chiếm 124% GDP năm 2009. Hiện tại Hy Lạp là nước có mức nợ công thuộc loại nhiều nhất châu Âu so với quy mô nền kinh tế. Vào tháng 11/2009, khi Bộ trưởng Tài chính Hy lạp tuyên bố thâm hụt tài chính năm 2009 của nước này sẽ là 12,7% GDP, cao hơn gấp đôi trước đây (6%) và cao hơn 4 lần so với mức cho phép của Eurozone (3%). Tâm lý khủng hoảng bắt đầu
xuất hiện trên thị trường. Chính phủ Hy Lạp tun bố nếu khơng nhận được các
khoản cứu trợ trước tháng 5/2010, họ sẽ khơng có cách nào trả được khoản nợ trị
giá 20 tỉ EUR sắp đáo hạn. Lo ngại Hy Lạp vi phạm khế ước vay nợ đối với khoản nợ 300 tỉ EUR, các nhà đầu tư bắt đầu bán tháo trái phiếu Hy Lạp, làm Chính phủ nước này không thể phát hành trái phiếu mới để lấy tiền trả nợ cũ. Cuộc khủng
hoảng nợ cơng Hy Lạp bùng nổ.
Tính đến tháng 1/2012, Hy Lạp tiêu thụ nhiều hơn 17% mức thu nhập quốc gia của mình, thâm hụt cán cân thanh tốn đã lên tới 24 tỷ EUR, chiếm 10% GDP.
Để giải quyết cuộc khủng hoảng nợ cơng này, Chính phủ Hy Lạp đã phát hành trái
phiếu với thời hạn 10 năm. Hy Lạp bị bắt buộc phải giảm giá cả và lương xuống còn 20% đến 30% nếu như vẫn muốn ở trong khu vực đồng EUR. Thuế giá trị gia tăng được tăng từ 19% - 21%, cắt giảm tiền lương tháng thứ 13, tiền thưởng cho những người làm việc trong kỳ nghỉ lễ. Lương Chính phủ khơng được tăng trong giai đoạn từ 2010 – 2013. Ngân sách quốc phòng và hệ thống an sinh xã hội đều bị
cắt giảm. Ngồi ra, Chính phủ cịn đưa ra kế hoạch cải cách chế độ hưu trí, theo đó tuổi nghỉ hưu người lao động sẽ được nâng lên từ 60 đến 65 (đối với nam) và từ 55 lên 60 (đối với nữ), đồng thời giảm bớt các khoản trợ cấp hưu trí. Mục tiêu của kế
hoạch này là đến năm 2014 Hy Lạp sẽ giảm thâm hụt ngân sách xuống mức 3% GDP.
• Ailen:
Ailen từng là một trong những nền kinh tế “khỏe mạnh” nhất của khối EU. Tính đến năm 2007, nền kinh tế Ailen đã trải qua 15 năm phát triển mạnh mẽ với
động lực tăng trưởng chủ yếu là ngành bất động sản. Khi đó, người ta đã mệnh danh
Ailen là "con hổ Celtic" và sự tăng trưởng của Ailen là "phép màu kinh tế". Đầu năm 2000, Ailen có GDP tăng trưởng hàng năm khoảng 10%, tỷ lệ thất nghiệp trong nước là rất thấp (thấp hơn bất kỳ một nước công nghiệp phát triển nào). Tuy nhiên, khi suy thối kinh tế tồn cầu nổ ra, nền kinh tế Ailen chuyển sang suy giảm một cách nhanh chóng. Năm 2006, thâm hụt ngân sách của Chính phủ Ailen là 2,9%, đến năm 2010, tỷ lệ này lên đến 32,4% GDP.
Cùng phải đối mặt với khủng hoảng nợ cơng nghiêm trọng, nhưng hồn cảnh của Ailen lại hoàn toàn khác so với Hy Lạp. Nếu như nguyên nhân chính gây ra khủng hoảng nợ công ở Hy Lạp là khả năng quản lý tài chính cơng yếu kém với những khoản chi tiêu của Chính phủ quá lớn và vượt ra khỏi tầm kiểm sốt, thì ngun nhân cuộc khủng hoảng nợ cơng ở Ailen được bắt đầu từ khu vực tư nhân với hành vi cho vay thiếu trách nhiệm của một số ngân hàng và Chính phủ khơng kịp thời khống chế. Các ngân hàng Ailen với tham vọng của mình đã sẵn sàng cho vay mạnh tay trong thời kỳ tăng trưởng nóng và bong bóng bất động sản phình to. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến khủng hoảng khi thị trường đảo chiều. Năm
2008, kinh tế thế giới suy thoái, thị trường bất động sản trong nước bị đóng băng,
phần lớn các khoản vay bất động sản trở thành nợ xấu và hệ thống ngân hàng phải
đối mặt với nguy cơ sụp đổ. Chính phủ Ailen buộc phải tuyên bố bảo lãnh cả hệ
nợ công tệ hại mà Chính phủ phải quản lý và lấy tiền từ ngân sách để bù lỗ cho những tổn thất.
Theo Viện trưởng Viện Nghiên cứu Ailen của Trung Quốc, ông Vương Lê Minh, khủng hoảng nợ công của Ailen chủ yếu thuộc nội bộ ngành ngân hàng. Về cơ bản, toàn bộ nền kinh tế của Ailen vẫn trong tình trạng tốt. Đó là chưa kể đến trợ lực từ việc Ailen thu hút được một lượng lớn đầu tư trực tiếp nước ngoài (bằng
khoảng 80 lần của Hy Lạp). Vì vậy, sau khi thực hiện chính sách thắt chặt tài chính, tình hình tài chính của nước này có hy vọng quay trở về quỹ đạo trước đây. Tuy
nhiên cuộc khủng hoảng này đã gây ra một cuộc khủng hoảng nguy hiểm gấp bội,
đó là “khủng hoảng lịng tin” của thị trường vào năng lực của Chính phủ. Vì vậy các
nhà đầu tư đã bán tống bán tháo TPCP mà họ mua trước đó, kết cục là Ailen khơng thể có được nguồn thu từ trái phiếu để bù vào lỗ hổng ngân sách.
• Bồ Đào Nha:
Bồ Đào Nha là nền kinh tế có sức cạnh tranh yếu nhất trong khu vực đồng EUR. Không như Ailen và Hy Lạp, tăng trưởng của Bồ Đào Nha chỉ đạt mức trung bình 1,3% trong giai đoạn 2000 – 2008 (so với mức 4-5% của Hy Lạp và Ailen) nhưng lại phải chi trả phúc lợi cho người dân tương đương với mức của các nước châu Âu giàu, có mức tăng trưởng cao.
Khi “thảm họa tài chính” Ailen chưa giải quyết xong, thông tin một số nước Eurozone và ECB đang hối thúc Bồ Đào Nha xin cứu trợ từ Quỹ Ổn định tài chính châu Âu (EFSF) của EU và IMF loan đi. Ngay lập tức Thủ tướng Bồ Đào Nha Jose Socrates, người đứng đầu Ủy ban châu Âu (EC) Jose Manuel Barroso đều lên tiếng bác bỏ tin đồn, tuy nhiên sự trấn an của các nhà lãnh đạo không đủ xoa dịu nỗi lo của các nhà đầu tư.
Trong năm 2010, nợ công của Bồ Đào Nha tương đương 86% GDP và thâm hụt ngân sách của nước này vào khoảng 7,3% GDP. Nhưng nếu cộng cả nợ của các công ty và nợ của cá nhân, theo chuyên gia kinh tế Rui Barbara thuộc Ngân hàng Carragosa, nợ của Bồ Đào Nha sẽ tương đương 2,5 lần GDP, cao hơn cả Hy Lạp,
gây áp lực lớn lên hệ thống ngân hàng. Năm 2011, Bồ Đào Nha sẽ phải đối mặt với khoản nợ đáo hạn 25,6 tỉ EUR, trong đó có 19,7 tỉ EUR phải thanh toán trong 6
tháng đầu năm. Bên cạnh đó, vào mùa xuân năm 2011, Bồ Đào Nha sẽ tiến hành
tuyển cử, do đó tình hình chính trường của nước này trước lúc tuyển cử sẽ khơng có lợi cho việc tập trung giải quyết vấn đề nợ cơng, khiến nó sẽ trở nên trầm trọng hơn. Ngoài ra, người Bồ Đào Nha sẽ cảm thấy phi lý khi phải trả lãi suất trái phiếu gần 7% và họ sẽ quay sang nhờ sự giúp đỡ từ bên ngoài mà cụ thể là EU và IMF. Tuy nhiên, với việc lãi suất kỳ hạn 10 năm của các khoản nợ cơng tính đến tháng 2/2012
đã vượt quá 11% ở Bồ Đào Nha đã làm tăng lãi suất của các ngân hàng và doanh
nghiệp đang nắm giữ các khoản nợ công này. Mức tăng này đã dẫn đến nguy cơ
chấm dứt toàn bộ các hoạt động tài trợ dài hạn, sự sụt giảm vốn đầu tư và sự quay về tình trạng suy thối. Tình trạng này đang đe dọa Tây Ban Nha, Italia và như vậy sẽ đe dọa cả sự toàn vẹn của khu vực đồng EUR.
• Tây Ban Nha:
Cũng như người đứng đầu Chính phủ Bồ Đào Nha, sau khi có thơng tin “xứ sở bị tót” sẽ nối gót Ailen, Thủ tướng Tây Ban Nha Jose Luis Rodriguez Zapatero tuyên bố nước ông sẽ không xin cứu trợ tài chính. Tuy nhiên, những diễn biến thực tế lại cho thấy các nhà đầu tư ngày càng lo lắng trước khả năng thanh toán của Tây Ban Nha. Ngày 29/11/2010, tại thị trường Luân Đôn (Anh), lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Tây Ban Nha đã tăng thêm 25 điểm phần trăm, đạt mức 5,46%, cao nhất từ năm 2002 tới nay. Cùng ngày, CDS kì hạn 5 năm của Tây Ban Nha cũng leo thêm 0,38% so với 3 ngày trước đó, lên mức 3,5%. Tuy nhiên, trong ngày cuối cùng của tháng 11, kỉ lục lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Tây Ban Nha đã bị phá vỡ khi leo lên mức mới là 5,7%. Trong khi đó, vào ngày 30/11, CDS của nước này cũng cán ngưỡng 3,73%.
Giống như Mỹ, Tây Ban Nha cũng xuất hiện bong bóng nhà đất phình to và tình trạng nợ của doanh nghiệp tư nhân tăng nhanh. Sau khi bong bóng nhà đất vỡ, kinh tế Tây Ban Nha rơi vào suy thoái và đối mặt với tỉ lệ thất nghiệp phi mã (từ
năm 2007 tới nay đã tăng gấp đôi, lên gần 20%). Giống như Mỹ, thâm hụt ngân
sách của Tây Ban Nha leo thang mạnh vì phải chịu tác động kép của cả suy thoái lẫn nguồn thu giảm.
Điểm làm Tây Ban Nha khác Mỹ là việc nước này đang nằm bên bờ vực của
khủng hoảng nợ. Theo thống kê chưa đầy đủ, tổng nợ công của Tây Ban Nha lên tới gần 1.000 tỉ USD (gấp khoảng 3 lần khoản nợ công của Hy Lạp) và số nợ của khối tư nhân cũng ở con số tương đương. Cũng nợ như chúa chổm, nhưng người Mỹ vẫn có thể n tâm vì lãi suất trái phiếu liên bang dài hạn của họ vẫn được duy trì ở mức dưới 3%, cịn lãi suất trái phiếu của Tây Ban Nha lại đang leo dốc. Đặc biệt, do
nước này thuộc Eurozone, nên khơng có sự hỗ trợ của công cụ tiền tệ.
Sau khi Ailen nhận cứu trợ, tâm điểm chú ý dồn về Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, hai nước được nhiều nhà kinh tế đặt vào vòng nguy hiểm. Nhưng trong
Eurozone vẫn có một số nước khác đang đứng trước khả năng rơi vào khủng hoảng nợ công như Italia và Bỉ, thậm chí Hà Lan, Áo và Phần Lan.
Theo số liệu thống kê của Ngân hàng Trung ương Italia công bố ngày 13/10/2010, nợ công của nước này đã lên mức kỷ lục mới trong tháng 8 vừa qua với hơn 1.840 tỷ euro. Chính phủ thơng báo đến hết năm 2010, nợ công của họ sẽ tăng lên 118,5% GDP và tiếp tục tăng lên 119,2% GDP trong năm 2011 trước khi giảm xuống còn 117,5% GDP vào năm 2012 và 115,2% vào năm 2013. Đối với trường hợp của Bỉ, Báo cáo Ổn định Tài chính Tồn cầu do IMF cơng bố vào tháng 10 vừa qua cho biết, nợ công của nước này năm 2010 sẽ đạt mức 100,2% GDP, trong
Eurozone chỉ đứng sau Hy Lạp và Italia. Năm 2011, nợ công của Bỉ vẫn giữ ở mức 100% GDP và đến năm 2012 mới bắt đầu giảm xuống.
Các nhà phân tích cho rằng, giai đoạn này giới đầu tư chủ yếu bán tháo
TPCP của các nước Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hy Lạp và Ailen, nhưng không loại trừ Italia và Bỉ sẽ trở thành mục tiêu tiếp theo.