Vùng %vốn ODA $/ đầu người
Trung du và miền núi Bắc Bộ 8.07 33.98
Đồng bằng sông Hồng 13.69 18.42
Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung 12.82 52.46
Tây Nguyên 4.43 21.86
Đông Nam Bộ 15.62 25.4
Đồng bằng Sông Cửu Long 9.36 11.19
Liên vùng 36.01
(Bộ Tài chính: Báo cáo đánh giá các chương trình dự án ODA gđ 2000- 2007)
Bảng thống kê cho thấy, các vùng được xem là nghèo và cần có hỗ trợ thì nhận ODA thấp như: vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long. Ngược lại, những vùng giàu có như Đồng bằng Sơng Hồng, Đơng
chính gây ra tình trạng quá tải trong việc quản trị các dự án ở một số nơi bên cạnh việc thiếu vốn để triển khai dự án ở những nơi khác.
Thứ hai, hiệu quả đầu tư thấp nhìn từ hệ số ICOR (Incremantal Capital
Output Ratio): ai cũng biết ICOR là chỉ số biểu hiện cụ thể nhất về hiệu quả đầu tư của nền kinh tế, nó được tính dựa trên lượng vốn bỏ ra để đạt được một đơn vị sản lượng. Ở Việt Nam, các nhà quản lý vĩ mô thường lấy chỉ số ICOR để đánh giá hiệu quả đầu tư vào các dự án.
Trong mười năm trở lại đây, ICOR của Việt Nam có xu hướng tăng lên và
ln ở mức cao so với các nước trong khu vực. Nếu như hệ số ICOR của giai đoạn 1996 – 2000 tính theo giá hiện hành là 4,7 thì sang giai đoạn 2001 – 2005 hệ số này trung bình là 5,1 và giai đoạn 2006 – 2010 là 6,1. Có thể so sánh với các quốc gia
đã trải qua giai đoạn phát triển tương đồng thì hệ số ICOR của Việt Nam hiện nay là
rất cao (bảng 3.10). Nguyên nhân của việc gia tăng một phần là do Việt Nam đang trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển kinh tế thị trường; đa số vốn được tập
trung đầu tư cho cơ sở hạ tầng, bao gồm cả cơ sở hạ tầng ở vùng sâu, vùng xa và
đầu tư cho xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội. Tuy nhiên, việc đầu tư
không đem lại hiệu quả kinh tế cao, không gia tăng được sản phẩm tạo ra ở mức
tương xứng; điều này đã đẩy nền kinh tế Việt Nam tới chỗ phát triển chủ yếu dựa vào vốn đầu tư hay nói đúng hơn là phát triển khơng bền vững.