Nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng nợ công tại châu Âu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khủng hoảng nợ công tại châu âu và giải pháp để ngăn ngừa khủng hoảng nợ công ở việt nam (Trang 36 - 39)

Chương I : NỢ CÔNG VÀ KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG

2.4 Nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng nợ công tại châu Âu

Mỗi khi nền kinh tế suy thối thì nợ cơng bắt đầu tăng vọt. Và mỗi khi có

bầu cử nợ cơng lại leo thang. Lý do vì Chính phủ khơng nhìn nhận và tìm giải pháp lâu dài cho vấn đề nợ công, mà chỉ chú tâm vào những giải pháp tạm thời, miễn sao qua khỏi kỳ bầu cử là được.2

Năm 1973, các nước OPEC ngưng xuất khẩu dầu sang các nước ủng hộ

Israel trong cuộc chiến tranh Yom kipper chống lại Ai Cập và Syria (gồm Mỹ, Nhật, Tây Âu), tạo nên cuộc khủng hoảng dầu mỏ đẩy nền kinh tế Âu Mỹ chìm vào suy thối. Đó cũng là lúc Âu Mỹ tái cấu trúc nền kinh tế, chuyển hướng từ sản xuất

công nghệ sang tài chính dịch vụ, và nhường lĩnh vực phát triển công nghiệp cho những nước châu Á mới nổi.

Năm 1990, ngành tài chính dịch vụ phát triển mạnh mẽ nhưng hầu hết đều

dựa trên kẽ hở của thị trường, thiên về đầu cơ tài chính làm thổi phồng những “bong bóng tài sản”, tạo ra viễn cảnh giàu có “ảo”, cho nền kinh tế Âu Mỹ. Hậu quả làm nảy sinh nhiều bất ổn trong cơ cấu ngành nghề, phân khúc giàu nghèo và số người thất nghiệp tăng lên, phải sống nhờ vào sự hỗ trợ của Chính phủ. Kết quả là tình trạng nợ cơng ngày càng chồng chất, và tiếp theo là cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính tồn cầu. Chính phủ đành vay tiền để mua thời gian, cầm chừng qua cơn hấp hối.

Năm 2008, thế giới lại khủng hoảng, và Chính phủ các nước lại tiếp tục áp dụng chính sách cũ: huy động tiền để hỗ trợ các hoạt động tín dụng, doanh nghiệp và trợ giúp khối lao động thất nghiệp. Trong khi đó, trái phiếu của các lần phát hành trước đó đã đến hạn phải trả cả vốn lẫn lãi, khiến cho gánh nặng nợ nần tích tụ mấy chục năm qua tiếp tục chồng chất.

Thêm vào đó các hoạt động đầu cơ bằng các cơng cụ tài chính cực kỳ nguy hiểm như credit default swaps (hợp đồng hoán đổi nợ xấu) diễn ra sôi nổi, nhằm

đánh cược cho một sự sụp đổ tài chính rất có khả năng xảy ra. Những kẻ đầu cơ lớn

nhất hiện nay lại chính là các Ngân hàng Trung ương, họ đã vượt qua các quỹ

phòng hộ Hedge funds về quy mô giao dịch tiền tệ.

Dù nhận thức được bất hợp lý trong việc chuyển sang mơ hình kinh tế thiên về tài chính dịch vụ, nhưng các Chính phủ vẫn “ngựa quen đường cũ” với nền kinh tế ảo, chỉ giải quyết tạm thời bằng cách vay nợ mới gối đầu trả nợ cũ và ném phao cứu hộ cho những ngân hàng đang sắp chết đuối.

2.4.2 Nguyên nhân khủng hoảng hiện tại

Bên cạnh những lý do khác biệt và diễn biến khác nhau đối với từng quốc gia cụ thể, có thể nói, cuộc khủng hoảng nợ cơng châu Âu vừa qua có chung ngun nhân chủ yếu như là hệ quả của việc tăng chi, giảm thu NSNN (do cuộc khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế tồn cầu khởi đầu từ Mỹ năm 2008). Thói quen "chi nhiều hơn thu" kéo dài và hệ thống phúc lợi xã hội ngày càng phình to. Ðể đối phó cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008, châu Âu dễ dàng vay mượn q mức, khơng tương thích tốc độ tăng trưởng kinh tế và vì thế đẩy tình trạng thâm hụt ngân sách và mức nợ cơng tăng chóng mặt, vượt khả năng kiểm soát.

Hơn nữa, cuộc khủng hoảng này cịn có nét chung như là tác động nhân quả của chính sách chi tiêu cơng thiếu kiểm soát chặt chẽ (chi tiêu thiếu hợp lý, mất kiểm soát các hoạt động cho vay của hệ thống ngân hàng...), khả năng quản trị công yếu kém và thiếu minh bạch trong từng quốc gia, cũng như của những khuyết tật bộc phát ngay trong cơ chế nội bộ của tổ chức liên kết kinh tế - tiền tệ khu vực vốn

được coi là lớn mạnh và thành cơng nhất hành tinh này.

Các nước rơi vào tình trạng khủng hoảng là do họ đã quá ảo tưởng về sức

mạnh của quốc gia. Dĩ nhiên không phải Chính phủ Hy Lạp hay Ireland khơng lường trước được hậu quả của những khoản nợ, nhưng chính tâm lý ảo tưởng đã dẫn

đến vay nợ tràn lan, đầu tư quá trớn. Cũng vì ảo tưởng mà lơ là quản lý và thiếu

kiểm sốt kinh tế vĩ mơ. Thái độ thiếu trách nhiệm của những người lãnh đạo không chỉ khiến các thế hệ con cháu phải oằn lưng trả nợ, mà ngay lập tức các nước này đã

phải cầu viện các khoản cứu trợ với điều kiện ngặt nghèo từ Liên minh châu Âu và Quỹ tiền tệ quốc tế. Như vậy, họ cũng đã đánh mất “chủ quyền tài chính quốc gia”.

Châu Âu ln tự hào là những thể chế minh bạch, cho phép người dân có thể giám sát mọi hoạt động của chính quyền, lại phải học thêm bài học về tăng cường

minh bạch. Nhiều Chính phủ đã khơng làm trịn trách nhiệm trong chi tiêu những

đồng tiền thuế của người dân một cách hợp lý và minh bạch. Vì thiếu sự minh bạch ấy, các cơ quan có vai trị giám sát như Quốc hội, các tổ chức xã hội, cơng chúng...

khơng có đủ thơng tin và khơng thể phản biện, hành động kịp thời. Khủng hoảng nợ cơng châu Âu là do Chính phủ khơng minh bạch các số liệu, Chính phủ cố gắng vẽ nên bức tranh sáng, màu hồng về tình trạng ngân sách về những chính sách sắp ban hành để khắc phục những khó khăn về ngân sách hay vấn đề kinh tế vĩ mơ dẫn đến hiệu lực của những chính sách đó bị hạn chế nhiều.

Ngồi ra, khủng hoảng nợ cơng châu Âu là một cuộc khủng hoảng bị phóng

đại bởi một số quỹ đầu tư có ý đồ xấu trên thị trường vốn quốc tế và các phương

tiện truyền thơng. Mục đích của ý đồ này là một mặt chống lại đồng EUR và tạo ra sự bất ổn cho toàn bộ nền kinh tế châu Âu; mặt khác muốn xoay chuyển đồng USD theo chiều hướng suy yếu trên thị trường tài chính quốc tế, nhằm bảo vệ ngôi vị bá chủ tiền tệ thế giới của đồng Mỹ kim.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khủng hoảng nợ công tại châu âu và giải pháp để ngăn ngừa khủng hoảng nợ công ở việt nam (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)