Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khủng hoảng nợ công tại châu âu và giải pháp để ngăn ngừa khủng hoảng nợ công ở việt nam (Trang 42 - 46)

Chương I : NỢ CÔNG VÀ KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG

2.5 Tác động của khủng hoảng nợ công châu Âu đến Việt Nam và bài học kinh

2.5.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Khủng hoảng nợ công và sự sụp đổ của hai nền kinh tế từng được coi là

những hình mẫu tăng trưởng của châu Âu là những bài học nhãn tiền đối với tất cả các nước, bất kể là giàu hay nghèo. Đối với Việt Nam, sự sụp đổ của Hy Lạp đã mang lại bài học kinh nghiệm vô cùng quý giá, nhất là khi Việt Nam đang đối mặt với những vấn đề gần như tương tự. Cụ thể là:

+ Phải luôn cảnh giác các dấu hiệu xấu với nền kinh tế để có giải pháp đủ mạnh khắc phục: Hy Lạp đã có 15 năm liên tục đạt tốc độ phát triển cao và giành nhiều thành tựu nhất định nhưng khi lâm vào khủng hoảng năm 2009 mà dấu hiệu cụ thể là các khoản vay vượt quá 100% số tiền dự trữ và nợ công lên đến 127% so với GDP, Hy Lạp đã khơng thể ra khỏi khó khăn, tự mình quyết định số phận mà phải trơng đợi sự giúp đỡ của EU và IMF.

+ Cần đào tạo đội ngũ quản lý và lao động chăm chỉ, cần cù và năng suất

hơn: Tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ đạt thành tựu xuất sắc về kinh tế đều có lượng lao động làm việc gắn bó, hết mình, tận tụy, hiệu quả vì cơng việc như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan... Người Việt Nam tự đánh giá và cũng được nhận xét là cần cù, chăm chỉ nhưng nếu so với thời gian lao động và hiệu quả của Hàn Quốc, Nhật Bản, thậm chí Hy Lạp thì Việt Nam vẫn bị rớt lại phía sau cả về thời gian lao động lẫn chất lượng lao động.

+ Lưu ý tiếp theo của vấn đề này là nhìn vào những điều kiện do EU và IMF

đưa ra để Hy Lạp thực hiện, Việt Nam sẽ thấy cần phải triệt để không để thâm hụt

ngân sách lớn và nợ công tăng quá cao, quá nhanh. Cụ thể, Hy Lạp là đối tượng kiểm tra hàng quý của EU và IMF, Hy Lạp phải giảm thâm hụt ngân sách 5% trong năm tài chính 2010, tới năm 2014 giảm 3% thâm hụt ngân sách, tỷ lệ nợ công so với GDP phải duy trì ở mức 115-140%. Các biện pháp khác bao gồm tăng thuế giá trị

gia tăng từ 21-23%, tăng thuế 10% đối với nhiêu liệu, thuốc lá, đồ uống có cồn, bất

động sản.

+ Cũng tương tự như Hy Lạp, thâm hụt thương mại của Việt Nam ln duy trì ở mức cao và kéo dài. Một tỷ lệ khá lớn vốn tài trợ cho thâm hụt cũng đến từ bên ngồi, trong đó số tiền vay nợ (ODA, vay thương mại, phát hành TPCP quốc tế) ngày càng lớn. Dù tỷ lệ nợ công/GDP vẫn ở mức an toàn, nhưng tỷ lệ này đang

ngày càng tăng nhanh và sẽ nhanh chóng tiệm cận mức giới hạn an toàn.

+ Bài học kinh nghiệm cần rút ra cho các quốc gia về vấn đề nợ công là cần phải gấp rút tổng kết và đánh giá chính xác tình trạng nợ cơng. Vay nợ để đầu tư

cho tăng trưởng kinh tế là điều bình thường. Tuy vậy, nợ bao nhiêu là an tồn lại là một bài tốn khó giải. Nợ hơn 100% GDP đã đủ làm sập nền kinh tế Hy Lạp nhưng nợ 200% GDP như Nhật Bản lại vẫn chưa bị coi là nguy hiểm. Chính vì vậy điều quan trong nhất là làm sao để quản trị tốt, sử dụng đồng tiền vay hiệu quả.

+ Đối với các quốc gia giàu có, những nước mà người ta nghĩ rằng không bao giờ phải rơi vào thảm cảnh khốn cùng của một con nợ, bài học lớn nhất là đừng quá ảo tưởng về sức mạnh quốc gia. Thời gian qua Việt Nam cũng đã quá ảo tưởng về sự tăng trưởng, phát triển của mình nhưng điều đó là khơng phù hợp. Đã đến lúc Việt Nam phải nhìn thẳng vào sự thật, nghiêm túc nhận ra những khuyết điểm và

tích cực khắc phục những thiếu sót để đưa nền kinh tế quốc gia phát triển theo

hướng bền vững.

+ Phải quản lý nợ công thật chặt chẽ, thường xuyên giám sát hệ thống tài chính tiền tệ, nghiêm ngặt trong chính sách tài khố- tức là ngân sách . Việc đảm

bảo chi tiêu là không dễ với các nước giàu, lại càng khó với các nước đang phát

triển có nền kinh tế hạn chế. Khơng thể vì mục tiêu phát triển trước mắt mà thiếu tính tốn về dài hạn. Sự sụp đổ của nền kinh tế Argentina - quốc gia từng được Quỹ Tiền tệ quốc tế ngợi ca là một hình mẫu tăng trưởng- cảnh báo các nước đang phát triển về hiểm hoạ do phát triển “quá nóng”, đầu tư tràn lan, thiếu tính tốn. Do vậy

các quốc gia phải tìm ra mơ hình sáng tạo, phù hợp, khơng nên bám vào những thói quen quản lý lạc hậu không phù hợp với sự tiến bộ xã hội.

+ Cuối cùng, một bài học lớn phải được rút ra trong suốt quá trình quản lý, ngăn chặn bùng nổ nợ công, cho đến giải quyết hậu quả trong trường hợp vỡ nợ là bài học “Tự lực cánh sinh”, khi ấy sẽ biết quý và thận trọng từng đồng tiền trong

chi tiêu. Không lúc nào được lãng quên vấn đề sử dụng vốn vay sao cho hiệu quả, bởi đó là những đồng tiền vay mượn, phải trả lãi và đến hạn sẽ phải trả nợ.

+ Mơ hình tăng trưởng dựa quá nhiều vào nguồn vốn đầu tư bên ngoài sẽ dễ bị tổn thương nếu kinh tế thế giới ngưng trệ. Việt Nam hiện có tỷ lệ đầu tư/GDP trong những năm gần đây đều ở mức trên 40%. Đây là một tỷ lệ rất cao so trung

bình các nước trong khu vực và trên thế giới. Với việc dòng vốn đầu tư nước ngoài chiếm một tỷ lệ quá lớn trong cơ cấu vốn đầu tư, nền kinh tế Việt Nam sẽ rất dễ bị tổn thương một khi kinh tế thế giới ngưng trệ.

+ Kinh nghiệm trong vấn đề nợ cơng cho các quốc gia cần phải có những đúc rút kinh nghiệm quý báu từ Đức, Hàn Quốc, Singapore, Nhật bản, Anh, Norway,.. để áp dụng vào điều kiện cụ thể của từng quốc gia. Qua đó, các nước trong đó có

Việt Nam có cơ hội soi rọi lại vấn đề này để có những quyết sách đúng đắn. Yếu tố quan trọng nhất để kiểm sốt và hạn chế nợ cơng vẫn là vai trò quản lý của con

người, sự minh bạch và trong sáng trong tư duy của người có chức có quyền. Cuối cùng là hãy làm vì lợi ích quốc gia, đừng đánh mất “chủ quyền tài chính” như Hy Lạp và Ireland.

Có thể nói khủng hoảng nợ cơng châu Âu là bài học quý giá cho Việt Nam và các quốc gia khác trên toàn thế giới. Tuy nhiên, từ bài học kinh nghiệm này, các nhà lãnh đạo đất nước sẽ nhìn nhận như thế nào về tình hình nợ cơng của Việt Nam

để đưa ra những chính sách phù hợp. Nhất là trong thời điểm hiện nay, khi mà nợ

công của Việt Nam đang có những bất ổn nhất định do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới và khủng hoảng nợ công châu Âu.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Nghiên cứu khủng hoảng nợ công châu Âu đã làm rõ hơn các vấn đề về

khủng hoảng nợ công ở nhiều khía cạnh. Ứng với đặc điểm của từng nền kinh tế

khác nhau có thể thấy được diễn biến khác nhau của cuộc khủng hoảng. Nhưng nhìn chung, cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu về bản chất là cuộc khủng hoảng chính trị tác động đến kinh tế và là biểu hiện của khủng hoảng niềm tin. Trong một quốc gia, nếu chính trị ổn định, có sự thống nhất cao trong đường lối chính sách của nhà nước thì đây sẽ là động lực để phát triển kinh tế xã hội. Ngược lại, tình hình chính trị bất ổn, các chính sách của Nhà nước gây khó khăn cho đời sống người dân sẽ tạo ra tâm lý bất mãn, người dân mất đi niềm tin vào Chính phủ. Điều này làm cho cơn khủng hoảng của quốc gia càng thêm trầm trọng. Đối với châu Âu hiện nay, chỉ có lấy lại niềm tin của dân chúng và các nhà đầu tư mới mong thoát khỏi khủng hoảng nợ công và khôi phục tăng trưởng kinh tế. Với Việt Nam, chúng ta tập hợp gần như

đầy đủ các vấn đề được coi là nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng nợ công châu Âu. Đã đến lúc Chính phủ cần nhìn nhận vào thực tế để đưa ra các giải pháp hợp lý và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khủng hoảng nợ công tại châu âu và giải pháp để ngăn ngừa khủng hoảng nợ công ở việt nam (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)