Đơn vị tính: Tỷ đồng 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 DT2011 Bội chi NSNN 25.597 29.936 34.703 40.746 48.613 64.567 67.677 114.442 111.200 121.600 Nguồn bù đắp Trong nước Nước ngoài 18.382 7.215 22.895 7.041 27.450 7.253 32.420 8.326 35.864 12.749 51.572 12.995 48.009 19.668 78.150 36.292 98.200 21.000 92.600 29.000 Nguồn: Bộ Tài chính (2011)
Nợ nước ngồi của Việt Nam khá đa dạng về cơ cấu tiền vay. Về lý thuyết,
điều này được cho là có thể hạn chế rủi ro về tỷ giá, giảm áp lực lên nghĩa vụ trả nợ
nước ngồi của Chính phủ. Tuy nhiên, trên thực tế cơ cấu này cũng tiềm ẩn những rủi ro khi có biến động trên thị trường tài chính thế giới. Tỷ trọng cao của các khoản vay bằng USD (22,16%) và JPY (38,83%) gây nguy cơ gia tăng khoản chi gốc và lãi khi tỷ giá USD/VND ln có xu hướng tăng; và JPY đang tăng giá so với USD (Năm 2006: 1USD=116,3 JPY, năm 2010: 1USD=84,11979 JPY). Như vậy khi đến kỳ trả nợ, Việt Nam sẽ phải dành một lượng USD lớn hơn nhiều để mua JPY trả nợ. Và chỉ riêng biến động này đã làm gia tăng tổng số nợ nước ngoài và nợ cơng của quốc gia.
Việc Chính phủ chủ yếu huy động vay nợ trong nước là một chủ trương hợp lý. Nhưng khi nền kinh tế đang gặp khó khăn, các nhà đầu tư rất e dè trong việc đầu tư vào các dự án để tránh gặp phải những rủi ro. Việc bỏ vốn ra đầu tư vào các dự án của Chính phủ nhưng lại chậm thu hồi được vốn và lời đã làm cho khơng ít các doanh nghiệp rơi vào hồn cảnh khó khăn thậm chí là phá sản. Các doanh nghiệp khi nhận được đơn đặt hàng của Chính phủ thì họ phải đi vay vốn từ ngân hàng cho việc triển khai dự án. Vay nợ với lãi suất cao nhưng khi hồn thành dự án Chính phủ vẫn chưa trả tiền nên việc các doanh nghiệp lâm vào khó khăn là đương nhiên. Các khoản nợ này vơ hình chung đã trở thành nợ xấu mà nút thắt nằm ở khả năng thanh tốn nợ của Chính phủ. Như vậy, Chính phủ đã tự đánh mất niềm tin của các nhà đầu tư trong nước đối với mình; điều này lý giải vì sao Chính phủ khó huy động
được nguồn vốn trong dân và phải thay vào đó là các nguồn vốn vay nước ngoài
cho các dự án của mình.
Có thể thấy nợ cơng của Việt Nam ln ở mức cao trong thời gian dài tính
đến hết năm 2011, đó là do tình trạng suy thối kinh tế và vỡ bong bóng bất động
sản, cùng với đó là thâm hụt ngân sách liên tục trong giai đoạn dài. Chính tình trạng này cộng với việc sử dụng vốn đầu tư kém hiệu quả, giải ngân cho các dự án chậm trễ đã làm tăng nợ công, nợ xấu lên nhiều. Nhiều DNNN kinh doanh kém lời lãi,
Vinaline đã làm tăng thêm nợ công, nợ xấu, cũng như mối nguy hại khó trả hết và
đúng hạn của nợ cơng.
Thanh tốn nợ và giữ cho nợ cơng ln nằm trong giới hạn an tồn là nhiệm vụ của mỗi quốc gia. Để làm được điều này thì mỗi quốc gia, Chính phủ cần phải
đánh giá đúng tình hình nợ cơng và đưa ra những giải pháp hợp lý nhằm kiểm sốt
tính ổn định của nợ công. Phần tiếp theo tác giả sẽ phân tích tính ổn định của nợ
cơng Việt Nam và dự báo tình hình nợ cơng Việt Nam đến năm 2015.
3.5 Đánh giá tính ổn định của nợ cơng ở Việt Nam
Nhìn chung nếu dựa vào chỉ tiêu an tồn nợ cơng do WB cơng bố thì nợ cơng của Việt Nam vẫn trong ngưỡng an tồn. Các chỉ số do Bộ tài chính cơng bố cũng cho thấy điều tương tự. Theo dự báo an toàn nợ công của Việt Nam trong năm 2012 bằng dự trữ ngoại hối cho thấy: Việt Nam có đủ nguồn lực để trả nợ gốc lẫn lãi vay trong năm 2012. Tuy nhiên điều đáng lo ngại là các chỉ tiêu an tồn nợ cơng của Việt Nam ngày càng tiến đến mức nguy hiểm trong các chỉ số an toàn của
WorldBank. Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng nợ công Việt Nam vẫn đáng lo ngại. Những con số thống kê hiện tại chưa nói lên hết bản chất của nợ cơng Việt Nam; nhìn vào thực tế, cụ thể là các khoản vay của khối DNNN (kể cả bảo lãnh và không
được bảo lãnh) sẽ thấy nợ công đội lên cao hơn rất nhiều so với các con số thống
kê. Nếu Chính phủ vẫn khơng xem xét triệt để vấn đề này thì trong thời gian tới nợ công của Việt Nam sẽ gặp nhiều rủi ro khơn lường.
Có hai tiêu chí để đánh giá tính ổn định của nợ cơng ở Việt Nam là đánh giá tính ổn định của nợ nước ngoài và đánh giá nợ trong nước.
Đánh giá tính ổn định của nợ nước ngồi: việc đánh giá tính ổn định và mức độ bền vững của nợ công được thực hiện qua việc đánh giá các chỉ tiêu sau:
Tỷ lệ nợ nước ngoài/ xuất khẩu (NPV/X): đo lường giá trị hiện tại ròng của nợ nước ngoài liên quan đến khả năng trả nợ của một quốc gia lấy từ nguồn thu xuất khẩu. Ngưỡng an toàn của tỷ lệ này là 150%.
Tỷ lệ nợ nước ngoài/ thu NSNN (NPV/DBR): đo lường giá trị hiện tại rịng của nợ nước ngồi liên quan đến khả năng trả nợ của một quốc gia lấy từ nguồn thu NSNN. Ngưỡng an toàn của tỷ lệ này là 250%.
Một quốc gia được xem là an toàn nếu như tỷ lệ NPV/X nhỏ hơn 150%; tỷ lệ NPV/DBR nhỏ hơn 250%. Theo mức ngưỡng của HIPCs (các nước nghèo có tỷ lệ nợ cao) chỉ tiêu thứ hai chỉ được sử dụng nếu đáp ứng được hai điều kiện: tỷ lệ xuất khẩu/GDP (X/GDP) phải lớn hoặc bằng 30%; tỷ lệ thu NSNN/GDP (DBR/GDP) phải lớn hơn 15%.
Qua tính tốn ở bảng 3.12 cho thấy, từ năm 2006 đến năm 2011, tỷ lệ X/GDP của Việt Nam luôn ở mức cao, trung bình là 68,55%; trong khi tỷ lệ DBR/GDP trung bình bình ở mức 27%, thấp nhất là 24,4% năm 2006. Do đó, Việt Nam đáp ứng được hai điều kiện: X/GDP > 30% và DBR/GDP > 15%. Trong khi
đó, tỷ lệ NPV/X thấp (NPV/X < 150%), cao nhất là 51,7% vào năm 2011 và tỷ lệ
NPV/DBR < 250%, cao nhất trong giai đoạn này là 154,48% vào năm 2011.
Như vậy, nợ cơng nước ngồi của Việt Nam đáp ứng được yêu cầu về nợ bền vững và được đánh giá là vẫn ở ngưỡng an toàn mà Ngân hàng thế giới đưa ra.