Nợ công của Việt Nam năm 2011

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khủng hoảng nợ công tại châu âu và giải pháp để ngăn ngừa khủng hoảng nợ công ở việt nam (Trang 52 - 57)

Tỷ đồng Tỷ US So với GDP Nợ công theo định nghĩa Việt Nam 1,391,478 66.8 55%

Nợ của Chính phủ 1,085,353 52.1 43%

Nợ Chính phủ bảo lãnh 292,210 14.0 12%

Nợ chính quyền địa phương 13,915 0.7 1%

Nợ cơng theo định nghĩa quốc tế 2,683,878 128.9 106% Nợ công theo định nghĩa Việt Nam 1,391,478 66.8 55%

Nợ của DNNN (trong và ngoài nước) 1,292,400 62.1 51%

Nguồn và chú thích: Vương Đình Huệ, Bộ Tài chính. Trong nợ nước ngồi của DNNN có thể có một phần do Chính phủ bảo lãnh cho nên tổng nợ có tính trùng, phải trừ đi khỏi nợ DNNN, cao nhất là 14 tỉ. 4

Từ bảng 3.4 cho thấy là tổng nợ công theo định nghĩa quốc tế vào cuối năm 2011 đã là 128.9 tỷ USD bằng 106% GDP (121.7 tỷ USD). Tổng số nợ của DNNN là 62.1 tỷ USD bằng 55% GDP. Mức trần tỷ lệ nợ công trên GDP không quá 65% GDP vào năm 2015 mà Chính phủ đề nghị Quốc hội đã bị vượt qua, nếu chúng ta

vẫn không thừa nhận điều này thì chính sách trong tương lai sẽ khơng thể phù hợp.

Đồng thời theo nguyên tắc tính nợ cơng, phần nợ trong nước cần phải tính cả

nợ phải trả những người đã và sẽ về hưu, Việt Nam chưa làm điều này. Số nợ sẽ cao hơn rất nhiều khi lương được trả phù hợp với thực tế. Từ năm 2009, nhà nước phải chi trả cho 3 triệu người về hưu và có cơng với cách mạng, và trong vài năm tới đây con số này sẽ tăng thêm 3,1 triệu người. Việc số lao động nhà nước tăng mạnh trong nhiều năm qua (bảng 3.6) đã làm chậm khả năng tăng lương cho các đối tượng này. Nếu số lao động không tăng quá nhiều như thời gian qua, đưa tổng số lao động ăn lương ngân sách tăng gấp đơi thì lương đã có thể tăng gấp đơi. Và tất nhiên số lao

động mà nhà nước phải trả lương hưu, khi lương được tăng đúng mức, chắc chắn sẽ

là gánh nặng cho nền kinh tế quốc gia, vì thế khơng thể khơng tính nó vào nợ cơng.

Bảng 3.6: Lao động hành chính, an ninh và sự nghiệp ăn lương và hưởng hưu trí của nhà nước.

1999 2009 Tốc độ tăng Tổng lao động trong hoạt động nhà nước 1539.3 3163.3 106% Sự nghiệp (giáo dục, y tế, ...) 1190.2 1672.2 40% Quản lý, quốc phòng, an ninh 349.1 1491.1 327% GDP (ngàn tỷ theo giá năm 1994) 256272 516568 102%

Nguồn: Tổng cục thống kê

Như vậy, có thể nói chưa có số liệu về nợ cơng để đánh giá vì phần nợ trong nước chưa đầy đủ. Mặc dù vậy vẫn có thể đánh giá tình hình nợ cơng thơng qua các khoản nợ nước ngoài bởi những tác động của nó đến nền kinh tế quốc gia là rất lớn.

Nợ nước ngoài bao gồm cả nợ của Chính phủ, nợ của doanh nghiệp quốc doanh và ngoài quốc doanh. Luận văn chỉ tập trung vào nợ của Chính phủ và nợ của doanh nghiệp được Chính phủ bảo lãnh. Tuy thế, có thể ước lượng số nợ của doanh nghiệp khơng được Chính phủ bảo lãnh (gồm cả nợ của doanh nghiệp quốc doanh

và ngồi quốc doanh); nợ khơng có bảo lãnh được tính dựa trên cơ sở lấy tổng số nợ nước ngoài trừ đi số nợ của Chính phủ như phần trình bày ở bảng 3.7.

Bảng 3.7: Nợ nước ngoài của Chính phủ (kể cả được Chính phủ bảo lãnh)

Đơn vị tính: Tỷ đồng USD

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Tổng nợ nước ngoài 16.4 18.3 22.1 25.9 36.0 44.1 49,4

Nợ doanh nghiệp không

có bảo lãnh 2.2 2.7 2.9 4.1 8.1 11.6 12.6

Nợ của Chính phủ 14.2 15.6 19.2 21.8 27.9 32.5 36,8

Tổng nợ nước ngồi của

Chính phủ/GDP 27.8% 26.7% 28.2% 25.1% 30.2% 31.1% 30,9%

Tổng nợ nước ngoài của

nền kinh tế/GDP 32.2% 31.4% 32.5% 29.8% 39.0% 42.1% 41.5%

Nợ phải trả hàng năm (tỷ US) 0.698 0.764 0.886 1.104 1.291 1.672 2.1

Nguồn: Bản tin nợ nước ngoài số 7, Bản tin nợ cơng số 1.

Tổng số nợ nước ngồi năm 2009 là 36 tỷ USD, trong đó 27.9 tỷ là nợ của Chính phủ (gồm cả nợ do Nhà nước bảo lãnh) và 8,1 tỷ là nợ doanh nghiệp quốc doanh và tư nhân không được Nhà nước bảo lãnh. Như vậy nợ của Vinashin, 700 triệu US bán trái phiếu là nằm trong nợ Chính phủ theo định nghĩa của Việt Nam. Cần để ý là số nợ 8,1 tỷ khơng được bảo lãnh có lãi suất rất cao so với phần nợ của Chính phủ, tuy nhiên bản tin khơng có thơng tin về số nợ này.

Tổng số nợ nước ngoài của Việt Nam tăng rất nhanh (trung bình 22%/ năm), cao hơn nhiều so với mức tăng danh nghĩa của GDP (trung bình 17%/năm). Nhưng quan trọng hơn là nợ nước ngoài đang tăng tốc, vào năm 2009 tăng ở mức khủng

39% hơn hẳn mức 17% năm 2008 (bảng 3.8). Và đặc biệt quan trọng là nợ của doanh nghiệp khơng có bảo lãnh là các khoản nợ có lãi suất thị trường tăng mạnh hơn nhiều, ở mức 98% năm 2009 so với 39% năm 2008.

2006 2007 2008 2009 2010 2011 Trung bình năm Tổng nợ nước ngồi 12% 21% 17% 39% 23% 12% 20.67% Nợ doanh nghiệp khơng có

bảo lãnh 22% 7% 39% 98% 43% 8,6% 36,3%

Nợ của Chính phủ 10% 23% 14% 28% 17% 13% 17.5% Nợ phải trả của Chính phủ 9% 16% 25% 17% 30% 25.6% 20,4%

Nguồn: tính tốn của tác giả từ số liệu bảng 3.7

Từ biểu 3.8, việc tăng loại nợ của doanh nghiệp (kể cả quốc doanh và ngồi quốc doanh, có bảo lãnh hay khơng bảo lãnh của Chính phủ) tới mức gần 12 tỷ (8,1+3,8) và đang tăng nhanh là điều đáng lo ngại. Số nợ này có thể nói gần như toàn bộ là nợ của doanh nghiệp quốc doanh vì chỉ có doanh nghiệp quốc doanh mới có thể vay mượn được, dù Chính phủ chính thức đứng ra bảo lãnh hay không; lý do là các ngân hàng và các nhà đầu tư nước ngoài cho vay hay mua trái khốn doanh nghiệp chỉ vì họ biết rằng chúng là của DNNN do đó Chính phủ có trách nhiệm chi trả. Việc Chính phủ ký tuyên bố một số tập đồn nhà nước như Than - Khống sản và Vinashin là công ty trách nhiệm hữu hạn chỉ xảy ra vào ngày 25 tháng 6 năm 2010 khi Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng thay mặt Thủ tướng ký quyết định QĐ- TTg 984 và 989. Có lẽ quyết định này ký sau khi công ty Vinashin vay mượn ngân hàng nước ngoài và các ngân hàng trong nước.

Theo số liệu của Bộ Tài chính, đến cuối năm 2011, nợ cơng chiếm 54,6% GDP, trong đó nợ Chính phủ là 43,6% GDP cịn nợ nước ngồi chiếm 41,5% GDP, tương đương 50 tỉ USD, dự kiến đến hết năm 2012, nợ công khoảng 58,4% GDP, đến 2015, tổng số nợ công sẽ khoảng 60 - 65% GDP.

Các chuyên gia kinh tế trong nước cũng như các tổ chức quốc tế cho rằng quy mô nợ của Việt Nam gia tăng nhanh trong giai đoạn 2006 - 2010, và tiếp đà

tăng này trong giai đoạn 2011 - 2015. Theo như IMF dự báo tới năm 2015, nợ công của Việt Nam sẽ tăng lên 86,2 tỷ USD, nợ nước ngoài cũng tăng tương ứng từ 41,7 tỷ USD lên 73,8 tỷ USD. Rõ ràng là nợ công của Việt Nam đang rất cao mặc dù các số liệu thống kê vẫn chưa đầy đủ so với thực tế.

Nợ công cao nhưng những thành quả do nó mang lại là chưa tương xứng, cần

để ý rằng những đầu tư hôm nay phải được tạo ra bằng các sản phẩm ngày mai thì

sự đầu tư đó mới hiệu quả. Tuy nhiên, từ thực tế sử dụng nợ công hiện nay của Việt Nam đã lộ ra rất nhiều vấn đề bất cập, thực trạng nợ nước ngoài của Việt Nam là rất

đáng lo ngại bởi những rủi ro do sự biến động của các yếu tố trong nền kinh tế.

3.3 Tình hình sử dụng nợ cơng

Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển nhanh, nhu cầu về vốn

đầu tư vào các chương trình, dự án trọng điểm của quốc gia là rất lớn. Nguồn vốn

chủ yếu được sử dụng tập trung vào các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút vốn của các nhà đầu tư trong nước lẫn nước ngoài. Về mặt lý thuyết, mục tiêu của các dự án được đánh giá rất cao, có tầm ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh tế vùng, miền; tuy nhiên, thực trạng triển khai của các dự án này lại rất khác nhau, nhìn chung là không mang lại hiệu quả như mong đợi. Đa số các dự án được triển khai rất chậm, hoặc nếu đúng tiến độ thi cơng thì chất lượng khơng đảm bảo. Thực trạng trên được biểu hiện cụ thể qua hai khía cạnh:

Thứ nhất, tình trạng chậm trễ trong giải ngân vốn: có nhiều nguyên nhân

làm chậm trễ trong vấn đề này, các nguyên nhân này xuất phát từ cả hai phía Việt Nam và các quốc gia chủ nợ.

Về phía Việt Nam: Nguyên nhân là do thiếu vốn đối ứng, giải phóng mặt

bằng chậm, năng lực, cách thức điều hành của ban quản lý dự án ở Trung ương và

địa phương, nhất là các địa phương hay thay đổi. Điển hình việc sử dụng nguồn vốn

ODA hiện nay; ODA là nguồn vốn chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu nợ của Việt Nam, với tỷ lệ 75% tổng số nợ 5, ODA có vai trị to lớn góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội của quốc gia. Tuy nhiên, ở Việt Nam một dự án ODA phải mất ít nhất một năm, kể từ thời điểm cam kết rót vốn cho đến lúc chính thức giải ngân 6.

5

Nguồn: TS. Ngơ Thị Tuyết Mai, Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 12/2012 .

6

Nguồn: Hội thảo: Tái cơ cấu đầu tư công trong bối cảnh đổi mới mơ hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền

Sự chậm trễ này rõ ràng là khơng làm hài lịng các nhà tài trợ quốc tế, bởi nó sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của các khoản vay. Theo ông Ayumi Konishi, Giám đốc quốc gia của ADB, các dự án ODA tại Việt Nam rất ít được giải ngân trong hai năm đầu do những sự chậm trễ trong khâu chuẩn bị và lên kế hoạch dự án. Tính đến cuối năm 2011, mức giải ngân chỉ chiếm khoảng 47% tổng số vốn cam kết, thấp hơn mức giải ngân ODA bình quân của các nước trong khu vực; đồng thời, tỷ lệ giải

ngân chỉ đạt 72% so với tổng vốn ký kết.

Ngoài ra, việc phân bổ vốn đầu tư từ NSNN còn dàn trải, số vốn bình quân phân bổ cho các dự án hàng năm thấp. Việc phân bổ vốn dàn trải dẫn tới việc nhiều dự án bị kéo dài tiến độ, chậm đưa vào sử dụng, làm gia tăng chi phí đầu tư.

Về phía các quốc gia chủ nợ: vì những thuận lợi và quyền lợi cho họ, nhiều

dự án tài trợ không nhất thiết phải phù hợp với nhu cầu kinh tế và xã hội của Việt Nam. Chẳng hạn, việc đa số các dự án tập trung vào một số ngành mà các quốc gia chủ nợ cho rằng có thể mang lại lợi ích kinh tế cao, điều này làm cho các dự án ở nhiều địa phương có xu hướng phát triển giống nhau, không phát huy được lợi thế so sánh của từng địa phương trong cả nước. Hay như việc phân bổ nguồn vốn

không đồng đều, thường tập trung ở những khu vực phát triển (bảng 3.9).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khủng hoảng nợ công tại châu âu và giải pháp để ngăn ngừa khủng hoảng nợ công ở việt nam (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)