Chương I : NỢ CÔNG VÀ KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG
2.3 Hậu quả của khủng hoảng nợ công châu Âu
Khi nợ công tăng cao, vượt quá xa giới hạn được coi là an toàn, nền kinh tế rất dễ bị tổn thương và chịu nhiều sức ép cả bên trong và bên ngoài. Xung quanh diễn biến về cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu với tâm chấn là Hy Lạp và hiện
đang có nguy cơ lan tỏa sang nhiều nền kinh tế khác, có thể thấy những hậu quả mà
cuộc khủng hoảng để lại như sau:
+ Khủng hoảng nợ cơng đã làm cho tình trạng thất nghiệp ở các nước châu Âu ngày càng tăng, thể hiện qua tỷ lệ thất nghiệp tại Eurozone vẫn liên tục tăng và
đạt mức cao nhất 10,3% trong tháng 10/2011 với 16,3 triệu người khơng có việc
làm, mức cao nhất kể từ năm 1995 đến thời điểm này. Trong đó, Tây Ban Nha có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất khối với mức 22,8% và Italia là 8,5%.
+ Khi khủng hoảng nợ xảy ra, việc thắt chặt chi tiêu, thực hiện chính sách "thắt lưng buộc bụng" để giảm thâm hụt ngân sách là điều kiện phải đáp ứng để được nhận sự hỗ trợ cần thiết từ các tổ chức tín dụng quốc tế, thế nhưng, "thắt lưng
buộc bụng" lại dẫn tới những cuộc biểu tình phản đối của quần chúng, gây căng
thẳng, bất ổn chính trị, xã hội, bởi những người nghèo, những người yếu thế trong
xã hội là những người bị tác động mạnh nhất từ chính sách cắt giảm phúc lợi, cắt giảm chi tiêu của Chính phủ. Chẳng hạn, để được nhận gói cứu trợ nhằm giải quyết khủng hoảng nợ, Chính phủ Hy Lạp đã phải quyết định tăng nhiều loại thuế, từ thuế giá trị gia tăng đến thuế thu nhập, thuế bất động sản; và đánh thuế vào nhiều sản
phẩm như rượu, thuốc lá…, đồng thời chấp nhận áp dụng các biện pháp cắt giảm chi tiêu mạnh tay. Để phản đối chính sách này của Chính phủ, các cuộc tổng đình
cơng đã diễn ra, hàng chục ngàn người đã tham gia biểu tình trên khắp đất nước Hy Lạp, nhất là tại thủ đơ Athen.
+ Khi nền kinh tế tồn cầu mới thốt khỏi khủng hoảng, bắt đầu có dấu hiệu phục hồi do kết quả của các gói kích thích kinh tế mà Chính phủ các nước đã chi ra trong những năm trước đây, thì việc cắt giảm chi tiêu, tăng thuế sẽ làm giảm đầu tư, kìm hãm sự phục hồi của nền kinh tế, làm chậm tốc độ tăng trưởng, thậm chí có thể
kích thích kinh tế chính là một trong những nguyên nhân làm tăng nợ cơng của các Chính phủ. Vấn đề đặt ra cho các Chính phủ là phải chèo lái để giải quyết được
thâm hụt ngân sách nhưng không đẩy nền kinh tế trở lại tình trạng suy thối, trong khi các biện pháp để giải quyết hai vấn đề này lại có tác động khơng thuận chiều.
+ Nợ công liên tục tăng cao, nền kinh tế bị hạ bậc tín nhiệm theo báo cáo của các tổ chức chun đi đánh giá tín nhiệm các cơng ty và quốc gia khác, niềm tin của người dân và giới đầu tư bị lung lay, khi đó nền kinh tế dễ trở thành mục tiêu tấn
công của các thế lực đầu cơ quốc tế. Thí dụ, đối với Hy Lạp, khi tổ chức xếp hạng tín dụng Standard & Poor’s hạ bậc tín nhiệm đối với TPCP của Athen, các quỹ đầu tư lớn lập tức bán ra loại trái phiếu này, đồng thời từ chối mua vào trong các đợt phát hành tiếp theo. Nếu Chính phủ muốn huy động tiền từ thị trường tài chính sẽ phải chấp nhận chi phí vốn cao hơn và sau đó, rơi vào vịng xốy: tiếp tục bị tụt bậc tín nhiệm. Việc đưa ra xếp hạng tín nhiệm trong thời điểm nhạy cảm, dễ tổn thương của nền kinh tế có nguy cơ làm cho cuộc khủng hoảng thêm trầm trọng, có tác dụng như một "cú huých", đẩy nền kinh tế lún sâu thêm vào khó khăn, bế tắc.
+ Cùng với áp lực đang gia tăng từ thất nghiệp, thâm hụt NSNN và chi tiêu công, cũng như sự mất giá của TPCP, cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu đã làm tổn thất hàng ngàn tỷ USD thu nhập tài chính của các nước thành viên EU, khiến nhiều chính trị gia mất ghế, gây nhiều tranh cãi và những chi phí giải cứu tốn kém hàng trăm tỷ EUR, làm suy giảm nặng nề thêm nền kinh tế khu vực, cũng như thị trường tài chính-tiền tệ khu vực và thế giới.
+ Ngoài ra, khủng hoảng nợ công châu Âu cũng đã ảnh hưởng tới các nền
kinh tế khác trên thế giới. Một trong những nền kinh tế của thế giới chịu ảnh hưởng lớn từ cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu đó là Mỹ, quốc gia có nhiều sự ràng buộc về mặt kinh tế, thương mại và tài chính với các nước Eurozone.