2.1.2 Phân tích thực trạng dịch vụ NHBL của CN NH Đầu tư và Phát triển Bắc
2.1.2.1 Thực trạng dịch vụ ngân hàng bán lẻ theo dòng sản phẩm:
* Tín dụng bán lẻ:
Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động cơ bản của BIDV và trong giai đoạn hiện nay vẫn đóng góp một phần lớn trong tổng thu nhập của Ngân hàng. Hoạt động tín dụng của BIDV trong những năm 2006 - 2010 đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư phát triển. Tổng dư nợ tín dụng năm 2006 đạt 93.453 tỷ đồng, năm 2007 đạt 125.596 tỷ đồng tăng 34% so với năm 2006, sang năm 2008 tiếp tục tăng khoảng 18,5% và đến 2010 là 250.476 tỷ đồng.
Hòa cùng kế hoạch kinh doanh tồn hệ thống, dư nợ tín dụng của Chi nhánh Bắc An Giang cũng tăng trưởng qua các năm nhưng với tốc độ không đều, phụ thuộc nhiều vào tình hình kinh tế thế giới và trong nước. Năm 2006 với tinh thần chuyển đổi cho vay đa ngành nghề, chọn lọc khách hàng nên Chi nhánh đã có mức tăng trưởng tín dụng khá tốt (tăng 27% so với năm 2005). Đến năm 2007 mức tăng trưởng này đạt 68.75% so với năm trước, trong đó nợ ngắn hạn chiếm gần 91% và dư nợ bán lẻ chiếm khoảng 64% trong tổng dư nợ. Kết quả này là minh chứng hùng hồn cho việc Chi nhánh bám sát mục tiêu của BIDV và phương hướng hoạt động của Chi nhánh, với phương châm phát huy nội lực, tận dụng ngoại lực, nắm bắt tình hình kinh doanh và
nhu cầu của khách hàng để tìm kiếm những dự án mới, nhất là đối với các hộ gia đình, các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thị xã. Châu Đốc được biết đến là vùng đất có tiềm năng phát triển, là điểm hẹn du lịch của nhiều du khách gần xa, đang có bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế tích cực theo hướng đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng đa dạng về sản xuất kinh doanh, xuất khẩu và phục vụ đời sống dân cư. Các mặt hoạt động xã hội đều có bước phát triển, đời sống vật chất và tinh thần được cải thiện, tình hình an ninh chính trị, an tồn xã hội được giữ vững là điều kiện tiên quyết thu hút vốn đầu tư và tạo tâm lý an tâm cho người dân trong sản xuất kinh doanh. Tranh thủ được sự quan tâm của chính quyền Thị xã, Chi nhánh ln đồng hành cùng khách hàng ngay trong những lúc khó khăn nhất nên đã tạo được niềm tin khó lay chuyển được của khách hàng đối với Chi nhánh trong cuộc chiến giữ vững và mở rộng thị phần tín dụng.
Bảng 2.2: Tình hình dư nợ của BIDV CN Bắc An Giang 2006-2010
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2006
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Số dư % thay đổi Số dư % thay đổi Số dư % thay đổi Số dư % thay đổi
Dư nợ cho vay cuối
kỳ 103,291 174,305 68.75 268,361 53.96 317,391 18.27 493,000 55.33
Cơ cấu dư nợ
1. Theo kỳ hạn 103,291 174,305 68.75 268,361 53.96 317,391 18.27 493,000 55.33 Ngắn hạn 88,514 158,219 78.75 245,450 55.13 289,657 18.01 430,440 48.60 Trung, dài hạn 14,777 16,086 8.86 22,911 42.43 27,734 21.05 62,560 125.57 2. Theo đối tượng 103,291 174,305 68.75 268,361 53.96 317,391 18.27 493,000 55.33 Cá nhân, HGĐ 60,159 111,555 85.43 114,402 2.55 108,120 -5.49 160,000 47.98 Các TCKT 43,132 62,750 45.48 153,959 145.35 209,271 35.93 333,000 59.12 Tỷ trọng dư nợ bán lẻ 58.24% 64.00% 42.63% 34.07% 32.45%
Nguồn: Báo cáo tổng kết CN NH Đầu tư và Phát triển Bắc An Giang hàng năm
Từ lâu BIDV đã khẳng định vị thế và bề dày kinh nghiệm trong cho vay đầu tư đối với các doanh nghiệp có quy mơ vừa và lớn (bán buôn), hoạt động cho vay bán lẻ chỉ mới bắt đầu được quan tâm từ vài năm gần đây, đặc biệt là từ năm 2008 cùng với việc nhận thức tầm quan trọng của việc phát triển hoạt động kinh doanh ngân hàng bán lẻ và việc chuyển đổi mơ hình tổ chức theo TA2, hoạt động cho vay bán lẻ bước đầu được quản lý tách bạch với cơ chế và chính sách riêng.
Năm 2008 là năm sôi động của thị trường tiền tệ Việt Nam với những cảnh chưa từng xảy ra. Người ta ăn ngủ cùng lãi suất, rồng rắn xếp hàng tại các nhà băng với lãi suất tiết kiệm cao. Với chính sách thắt chặt tiền tệ của Chính phủ đã tác động
mạnh đến khả năng thanh khoản của một số ngân hàng thương mại, tạo ra sức ép tăng lãi suất huy động, thắt chặt cho vay, lãi suất huy động của các ngân hàng có thời điểm lên đến mức cao kỷ lục 21%/năm. Ngoài ra tỷ lệ lạm phát cao đã làm cho năng lực sản xuất kinh doanh và năng lực tài chính doanh nghiệp bị suy giảm nên dư nợ tín dụng năm 2008 tăng chậm so với năm 2007 (chỉ tăng 53.96%). Do lãi suất cho vay cao nên nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao, cho vay cá nhân và hộ gia đình chỉ tăng 2.55% so với năm trước và chiếm 42.63% trong tổng dư nợ.
Bước sang năm 2009 với tình hình ngày càng căng thẳng, nhờ vào các chính sách quyết liệt và kịp thời của Chính phủ trong việc kích thích sản xuất, ổn định kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội và đặc biệt là nhờ nội lực của doanh nghiệp, mức cầu nội địa và tiết kiệm của dân cư, kinh tế Việt Nam đã vượt qua giai đoạn suy giảm từ cuối quý I/2009, dần khắc phục khó khăn và bắt đầu tăng tốc cho chu kỳ phát triển mới. Thực hiện triển khai có hiệu quả chương trình hỗ trợ lãi suất đối với khách hàng vay vốn theo các Quyết định 131/2009/QĐ-TTg và 443/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, các Thơng tư số 02/2009/TT-NHNN và 05/2009/TT-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước góp phần bình ổn sản xuất và kích thích tăng trưởng trong hoạt động sản xuất kinh doanh đối với doanh nghiệp, cá nhân là khách hàng vay vốn của BIDV. Tổng dư nợ thực hiện năm 2009 là 317.391 triệu đồng, không vượt giới hạn Trung ương giao, tăng 18.27% so với năm 2008, dư nợ bình quân đạt 284 tỷ đồng.
Về cơ cấu tín dụng: Tỷ lệ dư nợ bán lẻ năm 2009 đạt 34%, cao hơn kế hoạch Trung ương giao (32%), tỷ lệ dư nợ trung dài hạn đạt 8.72% (Trung ương giao <9%), cho vay có tài sản đảm bảo chiếm 95.5%. Về chất lượng tín dụng: nợ xấu dưới mức Trung ương cho phép (đạt 0.33%), giảm nhiều so năm 2008 nhờ vào công tác đôn đốc khách hàng nộp lãi hàng tháng cũng như nợ đến hạn của cán bộ quan hệ khách hàng, đồng thời có kế hoạch kiểm tra kiểm soát việc gia hạn nợ đúng theo quy định.
Tốc độ tăng trưởng tín dụng hàng năm tuy có tăng nhưng khơng đều, xét về số tuyệt đối thì dư nợ tín dụng đều có tăng. Năm 2009 dù có chính sách kích cầu đầu tư để chống suy giảm kinh tế nhưng dư nợ tín dụng tăng trưởng thấp là do Chi nhánh bên cạnh việc mở rộng cho vay nhưng vẫn không quên quan tâm chất lượng tín dụng, chọn lọc khách hàng, cho vay đúng đối tượng, cảnh giác với các hiện tượng đảo nợ và sử dụng vốn sai mục đích.
Năm 2010 với sự đóng góp vào dư nợ của PGD Tịnh Biên là 40.7 tỷ đồng, dư nợ của Chi nhánh đạt 493 tỷ đồng, tăng 55.33% so với năm 2009 (đạt 98.6% kế hoạch điều chỉnh năm 2010). Dư nợ bình quân đạt 393 tỷ đồng tăng 38.4% so năm 2009, trong đó dư nợ bán lẻ là 160 tỷ đồng (tăng 47.98% so năm 2009, vượt 8.8% so kế hoạch Trung ương giao), bình quân là 131 tỷ đồng (tăng 24.8% so năm 2009, vượt 9% so kế hoạch Trung ương giao).
Dư nợ tín dụng tăng trưởng mạnh và được kiểm soát chặt chẽ trong giới hạn được giao của Hội sở chính, tập trung ưu tiên đáp ứng vốn cho sản xuất và xuất khẩu. Các chỉ tiêu về chất lượng tín dụng, cơ cấu tín dụng đều đạt và vượt kế hoạch. Tăng trưởng tín dụng đi đơi với an tồn hiệu quả. Tỷ lệ dư nợ nhóm II và nợ xấu thấp, dư nợ bán lẻ tăng trưởng kịp thời với tăng trưởng dư nợ tín dụng.
Thực tế cho thấy hiện nay có một số nguyên nhân hạn chế tỷ trọng dư nợ bán lẻ tại Chi nhánh, chủ yếu là khâu hồ sơ trong quá trình cho khách hàng vay. Các NHTM CP đơn giản hoá thủ tục vay vốn với các hậu mãi kèm theo đối với các sản phảm bán chéo, thích hợp với các khách hàng có nhu cầu vốn đột xuất. Trong khi đó Chi nhánh lại có những bước đi thận trọng trong việc đánh giá năng lực trả nợ của khách hàng, quan tâm đến việc quản lý rủi ro và xem xét cho vay đối với ngành nghề được ưu tiên nên chưa đáp ứng được thị hiếu của khách hàng.
* Huy động vốn dân cư:
Nhận thức được tầm quan trọng và đặc tính ổn định, lâu dài của nguồn vốn dân cư, hoạt động huy động vốn cá nhân luôn được BIDV Bắc An Giang chú trọng với việc triển khai hàng loạt các sản phẩm tiện ích đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng như tiết kiệm rút gốc linh hoạt, tiết kiệm ổ trừng vàng, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm tích lũy bảo an…Điều này đã góp phần mang lại kết quả tăng trưởng khả quan đối với nguồn vốn dân cư giai đoạn 2006-2010.
Bảng 2.3: Tình hình số dư huy động vốn của BIDV CN Bắc An Giang 2006-2010
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2006
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Số dư thay % đổi Số dư % thay đổi Số dư % thay đổi Số dư % thay đổi Huy động vốn cuối kỳ 218,681 263,905 20.68 293,751 11.31 271,650 -7.52 326,700 20.27
Cơ cấu huy động vốn
1. Theo kỳ hạn 218,681 263,905 20.68 293,751 11.31 271,650 -7.52 326,700 20.27 Ngắn hạn 181,053 234,920 29.75 293,040 24.74 270,100 -7.83 323,515 19.78 Trung, dài hạn 37,628 28,985 -22.97 711 -97.55 1,550 118.00 3,185 105.48 2. Theo đối tượng 218,681 263,905 20.68 293,751 11.31 271,650 -7.52 326,700 20.27 HĐV từ dân cư, hộ GĐ 72,446 60,811 -16.06 46,915 -22.85 91,490 95.01 170,449 86.30 HĐV từ các TCKT 4,125 3,291 -20.22 15,978 385.51 33,550 109.98 44,000 31.15 HĐV từ KH ĐCTC 142,110 199,803 40.60 230,858 15.54 146,610 -36.49 112,251 -23.44 Tỷ trọng HĐV từ KH
bán lẻ 33.13% 23.04% 15.97% 33.68% 52.17%
Qua bảng số liệu cho thấy số dư huy động vốn cuối kỳ có sự tăng trưởng qua các năm nhưng khơng ổn định, cịn phụ thuộc nhiều vào tiền gửi của khách hàng là định chế tài chính và một nhóm khách hàng là dân cư. Tỷ trọng huy động vốn của Chi nhánh tập trung lớn ở tầng lớp dân cư, đây là đối tượng khách hàng thuộc chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của ngân hàng (chiếm tỷ trọng 52.17% năm 2010). Số dư huy động vốn năm 2007 tăng 20.68% so với năm 2006, trong đó nguồn vốn ngắn hạn thì tăng 29.75%, nguồn vốn trung dài hạn giảm 22.97%. Điều này diễn ra không phải ngẫu nhiên mà xuất phát từ việc thực thi chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Năm 2007 chỉ số giá cả tăng lên đến mức kỷ lục 12.63%, có hàng loạt nguyên nhân dẫn đến tăng giá nhưng lạm phát năm 2007 có ngun nhân chính từ nguồn cung tiền tệ quá lớn. Theo các chuyên gia về thị trường giá cả Việt Nam, năm 2007 có tốc độ phát triển kinh tế chưa đạt đến mức 8.5% như kỳ vọng, trong khi đó chỉ số giá cả đã vượt quá xa mục tiêu kiềm chế. Mặc dù tốc độ tăng giá chưa đến mức là một “thảm họa” đối với một nền kinh tế đang phát triển nhanh như Việt Nam, song lại là một tín hiệu khơng tốt cho đời sống người dân và nền kinh tế. Chi nhánh Bắc An Giang luôn chú trọng tiếp thị, hướng khách hàng vào sản phẩm tiền gửi trung dài hạn đảm bảo tạo lập nguồn vốn ổn định, lâu dài; tuy nhiên dưới sự tác động của giá cả và chính sách kiềm chế lạm phát nên khách hàng luôn chọn sản phẩm tiền gửi ngắn hạn, do đó số dư tiền gửi ngắn hạn vào cuối năm 2007 tăng mạnh.
Năm 2007, lãi suất cơ bản ổn định ở mức 8.25%/năm. Sang năm 2008, NHNN thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, nới lỏng siêu linh hoạt thể hiện qua 5 lần điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc và lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc, 3 lần nới lỏng biên độ tỷ giá, 2 lần tăng mạnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng và số lần điều chỉnh LSCB lên tới 8 lần đã đưa LSCB từ 8.25%/năm lên đến 14%/năm và sau đó giảm xuống cịn 8.5%/năm.
Cùng với việc NHNN điều chỉnh linh hoạt LSCB là giảm cung tiền nhằm kiểm sốt tăng trưởng tín dụng, kiểm sốt CPI. Trong tình hình đó, hệ thống NHTM phải đối mặt với khó khăn thanh khoản kéo dài hơn 6 tháng đầu năm 2008, sau đó lại chuyển sang dư thừa vốn khả dụng trong 4 tháng cuối năm nhưng lúc đó nền kinh tế cũng đã bắt đầu có dấu hiệu suy thối. Cụ thể bảng số liệu cho thấy số dư tiền gửi ngắn hạn tăng 24.74%, kỳ hạn trung dài hạn giảm 97.55% so với năm 2007; trong khi đó
tiền gửi của dân cư lại không ổn định, giảm 22.85% do khách hàng rút trước hạn để gửi Ngân hàng khác khi lãi suất thay đổi liên tục, tỷ trọng tiền gửi dân cư năm 2008 chỉ chiếm 15.97% trong tổng nguồn vốn. Trong tình hình này nếu Chi nhánh khơng cân đối được nguồn vốn thì sẽ dễ dàng phải đối mặt với rủi ro lãi suất, ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng thanh khoản của ngân hàng.
Sang năm 2009, để chặn đà suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế, NHNN thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng, cắt giảm liên tục lãi suất cơ bản từ 14% xuống cịn 7%/năm, đồng thời Chính phủ thực hiện gói chính sách kích cầu hỗ trợ lãi suất. Nhu cầu tín dụng tăng mạnh trong khi tăng trưởng nguồn vốn hạn chế do cạnh tranh chia sẻ thị phần trong huy động vốn khiến các ngân hàng đối mặt khó khăn thanh khoản. Năm 2009 số dư huy động cuối kỳ giảm 7.52% so năm 2008, khách hàng gửi các kỳ hạn dài cũng thay đổi kỳ hạn gửi ngắn hơn vì họ kỳ vọng rằng lãi suất trong ít tháng nữa sẽ khởi sắc trở lại. Trong năm này, với chính sách khách hàng linh động và hấp dẫn, số dư huy động vốn từ khách hàng bán lẻ đã được tăng lên 95.01% so với năm 2008.
Năm 2010 được dự báo có nhiều khả năng NHNN sẽ thực thi chính sách tiền tệ tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng đồng thời kiềm chế khả năng lạm phát quay trở lại. Lãi suất cơ bản được giữ nguyên ở mức 8%/năm từ 01/12/2009 đên 01/11/2010, sau đó tăng lên 9%/năm từ 05/11/2010. Như vậy lãi suất cơ bản đã được điều chỉnh sau gần một năm giữ ổn định ở mức 8% cho thấy đây là dấu hiệu của việc thắt chặt tiền tệ trong thời điểm cuối năm của NHNN. Theo ông Lê Đức Thúy, trước đây Chính phủ
đặt vấn đề các NHTM phải giảm lãi suất nhưng đến nay tình hình đã thay đổi, nếu duy trì lãi suất VND càng thấp thì đồng USD lại càng có giá hơn so với VND. Vì vậy thường trực Chính phủ để các NHTM tự điều chỉnh theo lãi suất thị trường. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn năm 2010 là 20.27% so với năm 2009 điều này cho thấy một phần nền kinh tế đã dần được hồi phục và việc tăng lãi suất cơ bản vào cuối năm 2010 đã góp phần không nhỏ trong việc huy động vốn nhàn rỗi trong xã hội. Lãi suất tăng cao nên một số khách hàng có nhu cầu gửi các kỳ hạn trung dài hạn vì họ e ngại rủi ro về giá (tăng 105.48%), tiền gửi thanh toán của khách hàng định chế tài chính giảm 23.44% trong khi tiền gửi dân cư vẫn duy trì mức tăng trưởng cao 86.3% so với năm trước. Lãi suất tăng lên đã diễn ra viễn cảnh chạy đua lãi suất ngầm giữa các ngân hàng để giành giật thị phần huy động vốn, khách hàng có cảm giác khơng an tâm về