2.3 Đánh giá thực trạng phát triển DVNHBL của Chi nhánh Bắc An Giang:
2.3.1.2 Đánh giá về thực trạng DVNHBL của Chi nhánh:
* Về tín dụng: Hiện nay vẫn là sản phẩm đem lại lợi nhuận chính cho Ngân hàng. Dư nợ tín dụng tồn Chi nhánh cũng như dư nợ bán lẻ đều tăng trưởng qua các năm nhưng với tốc độ còn hạn chế. Một mặt là do phụ thuộc vào kế hoạch của Hội sở chính, mặt khác là do nguồn vốn huy động để tăng tài sản nợ gặp nhiều khó khăn. Khơng lấy đó làm bi quan, trong điều kiện cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng, căng thẳng về lãi suất cho vay, sự biến động của giá cả thị trường…Chi nhánh đã lấy áp lực trên vai làm đòn bẩy để tăng trưởng dư nợ. Đây là kết quả đã được Hội sở chính cơng nhận thơng qua thành tích hồn thành xuất sắc nhiệm vụ kế hoạch kinh doanh hàng năm của Chi nhánh.
Mỗi cán bộ quan hệ khách hàng, đặc biệt là thành viên của Tổ quan hệ khách hàng cá nhân luôn cố gắng giới thiệu sản phẩm dịch vụ đến với khách hàng nhằm bán chéo được nhiều sàn phẩm. Hiện tại mỗi khách hàng có quan hệ tiền vay tại chi nhánh sẽ được cung cấp thêm sản phẩm bảo hiểm, chuyển tiền cá nhân trong nước, dịch vụ BSMS, Vntopup và tiền gửi tiết kiệm.
* Về huy động vốn:
Huy động vốn của Chi nhánh phụ thuộc vào một số khách hàng lớn, chủ yếu là định chế tài chính và nhóm khách hàng dân cư. Xét về tiền gửi của Định chế tài chính thì đây là nguồn tiền thanh toán theo định kỳ và theo chỉ định của Nhà nước nên thường xuyên biến động, cịn nhóm khách hàng dân cư có số dư tiền gửi lớn thuộc chính sách khách hàng quan trọng của Chi nhánh, trong tầm ngắm của nhiều ngân hàng khác. Trong những năm qua, với chính sách khách hàng linh hoạt, số dư huy động vốn có sự tăng trưởng đột phá nhưng không ổn định. Người gửi tiền ln kỳ vọng tiền gửi có lãi suất hấp dẫn với nhiều hậu mãi kèm theo để có tỷ suất sinh lời trên nguồn vốn nhàn rỗi cao hơn ở môi trường đầu tư khác như vàng, bất động sản, chứng khoán… Nếu thị trường nào biến động theo chiều hướng có lợi thì vốn sẽ được chuyển vào thị trường đó. Đây chính là ngun nhân chính ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của ngân hàng. Trong 5 năm qua, nguồn vốn ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động nên việc chú trọng đến khả năng thanh khoản luôn được Chi nhánh quan tâm thích đáng. Trong nguồn vốn này thì cơ cấu vốn của định chế tài chính chiếm tỷ trọng cao nhất, kế đến là của đối tượng bán lẻ. Cụ thể, từ 23% năm 2007, 16% năm 2008 đã tăng lên 33.7% năm 2009 và đạt 52% năm 2010. Đây là thành quả đáng tin cậy cho cơng tác huy động vốn tích cực của tồn Chi nhánh. Năm 2010 là năm đánh dấu bước tăng trưởng nhảy vọt khi Chi nhánh tăng cường mở rộng thị phần khách hàng sang các địa bàn lân cận, khách hàng hiện tại thì có số dư tiền gửi tăng. Một mặt là là do lãi suất tại Chi nhánh linh hoạt trong quy định của Ngành và của Ngân hàng Nhà nước, mặt khác là do các nhân tố chủ quan tác động (tâm lý và thói quen giao dịch, chất lượng phục vụ khách hàng, thương hiệu của BIDV, …), đặc biệt đó là Ban Giám đốc ln quan tâm chỉ đạo sâu sát kế hoạch kinh doanh của Chi nhánh sát với diễn biến thị trường, mở rộng giao tiếp, đôn đốc công việc, nhắc nhở kiểm tra
thường xun trình độ chun mơn nghiệp vụ của nhân viên nhằm tạo động lực để mỗi cá nhân tự hoàn thiện bản thân.
Tuy nhiên trong thời gian qua, Chi nhánh chưa chủ động trong việc mở rộng tín dụng do nguồn vốn huy động biến động ảnh hưởng đến hệ số QCK(dư nợ cho vay VND tại thời điểm/Số dư huy động VND tại thời điểm), mặt khác do chưa tìm được khách hàng quan trọng duy trì số dư tiền gửi bình quân ổn định.
* Về dịch vụ phi tín dụng:
Với mục tiêu tăng trưởng thu từ dịch vụ để không phụ thuộc thu từ lãi cho vay, Chi nhánh Bắc An Giang nói riêng ln đa dạng hố sản phẩm dịch vụ, phát huy những tiện ích vốn có của nó để tiếp cận khách hàng đã và đang có nhu cầu. Kinh tế đang tăng trưởng, mức sống và thị hiếu khách hàng ngày càng cao thì nhu cầu sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng cũng tăng lên. Để đáp ứng nhu cầu đó, Chi nhánh ln chủ động, linh hoạt cung cấp cho thị trường những dịch vụ được nhiều khách hàng ưa chuộng, thể hiện qua tăng thu dịch vụ ròng hàng năm. Tuy nhiên trong cơ cấu thu dịch vụ, tỷ trọng thu từ khách hàng bán lẻ vẫn chưa chiếm ưu thế và dù tổng thu dịch vụ tăng lên nhưng số lượng khách hàng không tăng trưởng nhiều, phần lớn vẫn là những khách hàng truyền thống. Điều này cần phải được nhìn nhận để có thể đưa ra giải pháp kịp thời, hữu hiệu bởi vì nếu phụ thuộc nhiều vào một số khách hàng thì thu dịch vụ có nguy cơ biến động mạnh nếu họ được chào mời bởi ngân hàng khác.
Năm 2006 chỉ thu dịch vụ được từ 6 mảng dịch vụ thì đến năm 2007 con số này đã tăng lên 8, năm 2008 là 11 và đến năm 2009, 2010 là 12 dịng sản phẩm; trong đó có những dịch vụ như Western Union, bảo lãnh, thẻ, BSMS còn chiếm tỷ trọng thấp (số lượng thẻ năm 2010 tăng 126.55% so với năm 2009 nhưng phí dịch vụ chỉ tăng 44.74% do năm này có sự ra đời của nhiều sản phẩm thẻ mới kèm theo chính sách khuyến mãi theo mục tiêu của BIDV là đẩy mạnh số lượng thẻ phát hành, tiếp tục phát triển nền khách hàng bán lẻ để khai thác các dịch vụ giá trị gia tăng).