2.1 .Tổng quan về ngân hàng thƣơng mại cổ phần Sài Gòn Thƣơng Tín
2.1.3 .Giới thiệu về Phòng ngân hàng điện tử
2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh
Từ khi thành lập cho đến nay trải qua 21 năm hoạt động và phát triển Sacombank ln duy trì kết quả hoạt động kinh doanh khả quan. Kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank được thể hiện cụ thể như sau:
Bảng 2.1. Kết quả hoạt động, kinh doanh của Sacombank
ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Tăng trƣởng 2011/2010 2012/2011 -/+ -/+(%) -/+ -/+(%) Tổng tài sản 141.799 140.137 151.282 -1.662 -1,2% 11.145 8% Vốn chủ sở hữu 13.633 14.224 13.414 591 4,3% -810 -5,7% Vốn điều lệ 9.179 10.740 10.740 1.561 17% 0 0% Dư nợ cấp tín dụng 77.486 79.429 98.728 1.943 3% 19.299 24,3% Tổng nguồn vốn huy động 126.204 111.513 123.753 14.691 -12% 12.240 11% Tổng doanh thu 12.774 18.729 17.619 5.955 47% 1.110 -6% Chi phí 10.348 15.989 16.304 5.641 54,50% 315 1,97% Lợi nhuận trước thuế 2.426 2.740 1.315 314 13% -1425 -52%
(Nguồn: Báo cáo thường niên của Sacombank năm 2010-2012)
Thông quả bảng 2.1 cho thấy tổng tài sản của Sacombank từ năm 2010-2012 đều tăng qua các năm. Riêng năm 2011 có sự sụt giảm trong tổng tài sản so với năm
GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Bộ phận phát triển sản phẩm Bộ phận thƣơng mại điện tử Bộ phận phát triển kinh doanh
Bộ phận quản lý vận hành
2010 nhưng mức giảm không đáng kể nguyên nhân là do ảnh hưởng từ sự khó khăn chung của nền kinh tế thế giới.
Về huy động: Năm 2010 nguồn vốn huy động của Sacombank chỉ khoảng 58.635 tỷ đồng nhưng chỉ tiêu này cũng tăng đều qua các năm. Đến năm 2012 thì cả ngân hàng đạt 123.573 tỷ đồng tăng 11% so với năm 2011. Để đạt được kết quả này Sacombank không ngừng chủ động xây dựng các sản phẩm phù hợp, các chương trình kích thích phù hợp cho từng phân khúc khách hàng với lãi suất linh động; phát huy lợi thế thương hiệu và mạng lưới rộng khắp, cộng với cơ chế khuyến khích nội bộ, tăng cường lực lượng bán hàng, kỹ thuật chăm sóc khách hàng nhằm gia tăng quy mô huy động ở các đơn vị.
Cấp tín dụng: Mặc dù đối tượng cho vay bị thu hẹp do chính sách thắt chặt tín dụng của Ngân hàng Nhà nước và do tình hình sản xuất đình đốn, nhu cầu vốn trên thị trường gần như chạm đáy nhưng Sacombank vẫn tăng trưởng dư nợ khá tốt. Hầu như dư nợ của Sacombank tăng qua các năm. Tính đến cuối năm 2012 thì dư nợ cho vay cả ngân hàng đạt 98.728 tỷ đồng tăng 24,3% so với năm 2011.
Tuy nhiên, chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2012 giảm nhiều so với hai năm trước là vì sự khó khăn chung của nền kinh tế đã thẩm thấu vào hầu hết các lĩnh vực dẫn đến tình hình sản xuất kinh doanh bị đình trệ, hàng tồn kho và nợ quá hạn tăng cao, nhiều doanh nghiệp bị phá sản…Theo đó, Sacombank đã đồng hành và chia sẻ khó khăn với các doanh nghiệp trên cả nước qua việc duy trì lãi suất hợp lý, triển khai nhiều gói tín dụng với các gói lãi suất ưu đãi để ổn định, kích thích sản xuất và tạo cơng ăn việc làm cho xã hội , triển khai chương trình khuyến mãi với nhiều đối tác liên kết để bình ổn giá và kích thích tiêu dùng. Cộng với mục tiêu đảm bảo an toàn hoạt động và nâng cao năng lực tài chính, Sacombank đã trích đầy đủ 100% các khoản dự phòng rủi ro theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước vì vậy lợi nhuận trước thuế chỉ đạt 1.315 tỷ đồng. Nhưng kết quả này so với mặt bằng chung của ngành và một số ngân hàng tương đồng thì đây là kết quả khả quan.