Nhân vật mang tính dục, mối quan hệ chằng chéo giữa những

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tiểu thuyết Trăm năm cô đơn của G.Marquez dưới góc nhìn phân tâm học (Trang 45 - 52)

CHƢƠNG 2 NHÂN VẬT CÔ ĐƠN BỊ ÁM ẢNH TÍNH DỤC

2.2.2. Nhân vật mang tính dục, mối quan hệ chằng chéo giữa những

người cận huyết

Trong Trăm năm cô đơn nhà văn G.Marquez đã kể lại câu chuyện về

một dòng họ mắc tội loạn luân, hầu hết các thành viên trong dòng họ này đều mắc phải.

Câu chuyện loạn luân trong dòng họ khởi đầu từ việc Hose Arcadio Buendia lấy em họ là Ursula là hành động mang tính loạn ln. Hành động đó đã vượt qua chuẩn mực của đạo đức xã hội. Vì thế, các thế hệ sau thường đam mê tính dục và đặc biệt là sự ham muốn có tính chất loạn ln đối với những người cận huyết. Hành động bỏ làng đi của Hose Arcadio Buendia là hành động tự tách mình ra khỏi cộng đồng, tự lưu đày vào cõi cô đơn. Trong cái lúc cô đơn nhất ấy, các thành viên trong dịng họ lại tìm đến tình dục, tình dục trở thành cứu cánh cho nỗi cơ đơn của dịng họ. Tiêu biểu cho những nhân vật mang tính dục mạnh mẽ đó là Hose Arcadio, Aureliano Segundo, Hose Arcadio (người cuối cùng của dòng họ). Và những mối quan hệ chằng chéo trong nhục dục của dòng họ này. Cuộc chung đụng giữa hai anh em cùng một người đàn bà, chung đụng giữa cô (di) với cháu, cuộc chung đụng giữa mẹ và con (Phần này sẽ nói rõ hơn ở phần sau). Marquez ln để các nhân vật của mình cuốn vào những vịng xốy định mệnh, đó là những vịng xốy của sự cơ đơn và đam mê tội lỗi

Trong luận văn Thạc sĩ Tính dục trong Trăm năm cơ đơn của Gabriel

Garcia Marquez của Đỗ Duy Chiến đã khảo sát tồn diện những vấn đề

tính dục trong Trăm năm cô đơn. Nhất là những mối quan hệ cận huyết,

sự chung đụng của hai anh em với một người phụ nữ, loạn luân giữa mẹ và con, giữa cơ (dì) và cháu, giữa anh và em.

Theo khảo sát của luận văn này, mối quan hệ loạn luân giữa hai anh em cùng chung đụng với một người phụ nữ. Luận văn đã khảo sát trong cuốn tiểu thuyết này có hai trường hợp cặp anh em cùng quan hệ tình dục với một người phụ nữ trong hai thế hệ. Đó là cặp anh em Arcadio và Aureliano quan hệ với Pilar Ternera, cặp thứ hai là Arcadio Segundo và Aureliano Segundo với Petra Cotes. Hai người phụ nữ này là những người ngồi dịng họ, có dục tình hừng hực, sống bng thả và gần như gái điếm. Hai hình ảnh này gần như đồng nhất với nhau, để xây dựng cái vòng tròn luẩn quẩn của hai cặp nhân vật của hai thế hệ.

Cặp nhân vật Arcadio và Aureliano cùng quan hệ với Pilar Ternera . Thị được miêu tả là người đàn bà dâm dục, thị chưa bao giờ từ chối một người đàn ơng nào tìm đến thị, ngay khi thị đã già. Hai anh em đời thứ hai của dòng họ Buendia cùng chung đụng với thị và cùng có con. Marquez để cho nhân vật của mình bị lơi cuốn, bị ám ảnh bởi cái mùi khói phả từ nách thị. Cả Arcadio và Aureliano đều bất chấp tuổi tác, rào cản, ranh giới mà quan hệ với thị, trôi tuột trong cái miên man của nhục dục, bể sâu của tội lỗi.

Hose Araccadio là con trai đầu lòng của Hose Araccadio Buenđia và Iguaran Ucsula. Sinh ra trong hoàn cảnh cha mẹ anh bỏ làng đi tìm vùng đất mới. Dường như anh là con người sinh ra đã định đoạt số phận một người sống bản năng, tự do, và bản ngã. Sở hữu tinh thần vâm váp, lực lưỡng. Anh đi khắp nơi, trưng diện cơ thể cường tráng và “con vật trứ danh” của mình. Việc làm có ý nghĩa nhất trong cuộc đời của anh, là cứu thoát em trai mình thốt khỏi cuộc hành hình. Jose Araccadio thích sống theo cá tính của mình, nhưng lại rất nhút nhát “không dám sờ vào tảng nước đá” (8,66), thậm chí cịn vụng về, khơng quan tâm bất cứ thứ gì, thờ ơ với cuộc sống xung quanh, và tất nhiên cũng không thể hiểu được những

khả năng kì vĩ của phát minh khoa học mà cụ Menkyadet đưa đến, những kỳ cơng của bố mình. Anh lạc lối trong nỗi cơ đơn tiền định đeo bám, chỉ có một sự cuốn hút đó là dục vọng. Những người đàn bà đi qua đời anh chính là minh chứng cho bản năng đó của Hose Araccadio. Đầu tiên là nỗi ám ánh của mùi khói phả ra từ nách của Pilar Tenera. Thứ mùi khen khét đó lẫn quất và ám ảnh anh để hàng đêm anh lại lẫn trốn tìm đến căn nhà của thị, cũng chính lần đầu tiên anh biết mùi đàn bà. “… trong trạng thái mệt mỏi đến kinh khủng anh đã để nó lơi tuột anh đến một chỗ khơng tiện nghi lắm, là nơi nó lột truồng anh ra, nó mân mê anh như mân mê củ khoai, nó vần anh sang bền trái lại xoay anh sang bên phải, là nơi anh không ngửi thấy mùi đàn bà nữa mà chỉ thấy mùi nước đái quỷ …” Hose Araccadio bị cuốn vào trò chơi dục vọng và anh lao vào đó như một con thiêu thân, như một kẻ mộng du. Anh tự tìm đến với thị với ham muốn bản năng, và thị đã đồng lõa làm cho nhân vật này càng sa lầy vào mối quan hệ bất chính. “Ban ngày, thiếp đi vì buồn ngủ, anh thầm ngậm nhấm khoải cảm đêm trước” (8,53). Arcadio không để tâm bất cứ một việc gì, cũng chẳng bận tâm đến lời nói của bất cứ ai, mà cứ đê mê trong những đêm dục tình cùng với thị. Rồi Arcadio đem chuyện này kể tỉ mỉ cho cậu em của mình, Aurelianio đã hưởng ứng một cách nhiệt tình và đồng cảm. Với sự tò mò của tuổi mới lớn, dục vọng của anh không dừng lại ở một người đàn bà, anh tìm đến cơ bé người Digan, với một cách vồ vập theo bản năng “Từ phía sau anh ơm chặt lấy thắt lưng cô ta. Cô ta cố vùng ra nhưng Hose Araccadio càng ôm chặt hơn. Vậy là cô ta rung động, đứng im …” (8,58) “Hose Araccadio và cô gái không xem tiết mục chặt đầu người đàn bà. Họ đi về phía qn của cơ, là nơi với nỗi thèm khát tuyệt vọng họ thỏa sức hôn nhau trong lúc cởi quần áo …” Thực chất hai con người này họ đến với nhau với mục đích giải quyết nhu cầu tâm sinh lý, theo tiếng gọi của dục vọng, đơn thuần chỉ là tím kiếm lạc thú và khối cảm. Họ khơng ngần ngại mây mưa ngay chốn

công cộng, đông người qua lại. Anh làm tình với sức mạnh của một con thú, hoàn toàn bị chi phối bởi dục vọng. Hậu quả nặng nề cho cuộc tình vụng trộm là Pilar Ternera đã có mang. Điều này khiến cho Arcadio vô cùng hoảng sợ, cố trốn chạy trách nhiệm, giam mình trong phịng thí nghiệm và cuối cùng là bỏ đi cùng những người Digan. Việc Hose Araccadio bỏ làng đi theo đoàn người Digan là minh chứng cho kiểu người sống bản năng, nhiều dục vọng như anh. Và cái cách anh trở về trong sự ngỡ ngàng của tất cả mọi người càng chứng minh cho điều đó. Trong bộ dạng nghèo khó và lạ lẫm “Tấm lưng vuông vức của anh ta dường như không lọt qua được cửa. Trên cổ anh ta đeo một sợi dây chuyền có treo hình thánh bà đồng trinh Remedios. Ngực và hai cánh tay anh ta xăm kín ảnh các nghĩa trang. Trên cổ tay anh ta đeo bức tượng đồng chúa Giêsu bị đóng đinh câu rút. Anh ta có nước da đen sạm bởi phong sương dãi nắng, mái tóc ngắn và bờm xờm như bờm lừa, hàm răng bạnh ra cứng kều, đơi mắt âu sầu … Sự có mặt của anh ta đem đến cho mọi người cảm giác rùng mình trước trận động đất” (8,123) Cái cách anh trở về với bộ dạng kinh dị đó, cùng với những hình xăm nghĩa trang trên khắp cơ thể là một điềm báo về một cảm giác bất an, một tai họa sắp ập đến ngôi làng này.

Cũng giống như trước khi anh bỏ làng đi theo đoàn người Digan, lần trở về này, bản tính hoang dã của anh lại càng bộc lộ mạnh mẽ hơn. Vừa về ngay sau đó, anh lao vào những cuộc ăn chơi trác tán, sử dụng ngay cái cơ thể vâm váp, cơ bắp cuồn cuộn của mình làm trị tiêu khiến, trụy lạc. Đấy là cách sống dựa trên chính cơ thể của mình. Anh tìm đến tiệm ăn của bác Catarino để thỏa mãn lối sống bng thả, phóng túng của mình. Cũng tại đây, sức hút từ cơ thể của anh đã gây nên sự tò mò và cảm dỗ đối với những người xung quanh, đặc biệt là những người đàn bà “… Trong khơng khí vui vẻ Hose Araccadio đứng trên quầy hàng trưng cho mọi người xem cơ thể cường tráng của mình khơng chỗ nào không xăm … Hướng về

những người đàn bà đêm ấy ngủ với anh trong tiệm bác Catarino” (8,125). Rõ ràng, Hose Araccadio chẳng khác nào một gã trai điếm rẻ tiền, sống nhờ vào “con vật trữ tuyệt” ấy, nhưng đây cũng là cách để nhà văn dẫn dắt nhân vật của mình vào cõi cơ đơn ngàn đời, vùi sâu trong dục vọng của một con thú cũng là cách mà những con người trong dòng họ Buenđia lẫn trốn khỏi tội lỗi, nỗi cô đơn. Như vậy, chúng ta có thể thấy tiếng gọi của đáy sâu dục vọng đã kéo Hose Araccadio ra khỏi ngôi làng Maconđo trù phú, kéo anh xa ngôi nhà và những người thân của mình, lang bạt khắp nơi, trở về nghèo túng và lạ lẫm. Càng ngày anh càng lẫn sâu vào nỗi cô đơn bản ngã, bản thân anh khơng biết mình cần gì, khao khát cái gì, khơng có lý tưởng, khơng có đam mê mà chỉ biết tồn tại, hành động theo dục vọng, theo cá tính và bản năng.

Sau khi anh trai bỏ nhà ra đi, Aureliano đã được anh nuôi mầm, chia sẻ những đêm hoan lạc với người đàn bà nạ dịng. Khơng giống như anh trai mình, anh tìm đến thị một cách vơ thức, với sự thơi thúc của dục tình mới lớn, và sự tị mị. Anh tìm đến thị với một ẩn ức tình dục “Anh quên mất khơng biết làm thế nào mà mình đến đây nhưng vẫn nhận rõ mình đến với mục đích gì rồi, bởi vì từ thuở cịn thơ anh đã mang theo mình cái mục đích ấy và dấu kĩ nó trong cõi sâu kín nhất của trái tim mình” (8,97). Anh tìm đến Pilar Ternera và nói thẳng tuột cái ý nghĩa của mình “Tơi đến ngủ với chị đây” không một chút dè dặt, và tất nhiên cũng chẳng một chút yêu thương chẳng qua chỉ là sự thỏa mãn dục vọng của tuổi mới lớn. Là nhân vật có nhiều con nhất trong tác phẩm (mười bảy người con với mười bảy người đàn bà khác nhau) nhưng lại khơng phải là nhân vật có đời sống tính dục mạnh mẽ. Cũng giống như những người trong dịng họ, anh tìm đến tình dục để giải quyết nỗi sầu, khóa lấp nỗi cơ đơn.

Đối với cặp anh em sinh đôi Arcadio Segundo và Aureliano Segundo cũng mắc vào cái lưới tình luẩn quẩn của Petra Cotes. Trường hợp hai anh

em này cũng giống hệt tính cách hai ơng của mình. Họ bắt đầu tị mị đến tình dục, đến giới tính. Một lần nữa Marquez đã để cho nhân vật của mình rơi vào mê cung tình ái của cùng một người đàn bà. Cũng giống như Pilar Ternera, Petra Cotes khơng có ngoại hình xinh đẹp, gương mặt như mặt báo, đã có chồng, cũng chẳng có gì dun dáng và hấp dẫn. Bù lại thị có trái tim hào hiệp và nghệ thuật mồi chài ái tình rất tuyệt vời. Hai người đàn bà này giống hệt nhau cũng giống như hai cặp anh em của hai thế hệ trong dịng họ Buendia. Trước những ham muốn dục tình khơng cưỡng lại được của Aureliano Segundo, chẳng lâu sau đó anh đã quan hệ với người đàn bà của anh trai mình trong một lần nhầm lẫn chẳng khác nào trò đùa của số phận. Petra Cotes nhầm lẫn hai anh em, và Aureliano Segundo cũng chẳng cần đính chính lại. “Trong khoảng vài tháng, cậu cùng với anh mình chia sẻ các đêm hoan lạc với người đàn bà ấy” (8,233). Trong mỗi quan hệ chằng chéo này chỉ có Aureliano Segundo biết được Petra Cotes nhầm lẫn, và cũng có lần cậu cố tình để anh trai mình lỡ hẹn. Và chuyện vỡ lỡ khi cả hai cũng mắc bệnh lậu khi cùng quan hệ với một người đàn bà.

Trong Trăm năm cơ đơn cịn lên án mối tình loạn luân giữa mẹ và con. Đây được xem là tội loạn luân đáng lên án nhất, đã xãy ra ở thế hệ thứ ba của dòng họ này. Cả Arcadio và Aureliano Jose đều có ý định thơng tư với mẹ của mình. Mặc dù tính chất và hành động của hai nhân vật này không giống nhau. Arcadio là sản phẩm của Hose Arcadio và Pilar Ternera “Arcadio vốn là một đứa trẻ đơn độc và hoảng sợ trong suốt thời kì dịch mất ngủ hồnh hành, trong hoàn cảnh Ucsula làm giàu, Hose Arcadio điên rồ, Aureliano lầm lì ít nói, Amaranta và Rebeca thù nhau”. Hồn cảnh sống đã ảnh hướng rất lớn đến tâm lí của Hose Arcadio. Anh thực hiện hành vi loạn luân với mẹ mình trong vơ thức, mù quáng, thực chất anh không hề biết gốc gác của mình và sự ham muốn với Pilar Ternera là sự thèm khát khơng gì cưỡng lại được. Sự khao khát của Arcadio là những khao khát

trong ẩn ức, như một bệnh dịch di truyền của dòng họ Buendia. Nhưng sự loạn luân của Arcadio chưa vượt qua giới hạn của nó. Pilar Ternera đã tìm một cơ gái trinh thế chỗ cho thị. Đến Aureliano Hose không vượt qua được cảm dỗ của Pilar Ternera. Cậu là kết quả của mối quan hệ bất chính giữa Pilar Ternera và Aureliano. Aureliano Hose được cơ ruột của mình ni từ nhỏ và được xem như con, nhưng lớn lên, cậu lại có tình cảm của chính cơ của mình một cách bệnh hoạn. Bị cô từ chối, cậu trốn chạy vào trong chiến trận và lại trở về với một tay ăn chơi trác tán. Cậu cũng là một hiện tượng loạn luân đáng lên án nhất trong dòng họ Buendia, khi vừa yêu cô ruột một cách bênh hoạn và tư thông với mẹ đẻ của mình mặc cho biết rõ gốc gác của bản thân.

Một dạng thức loạn luân nữa trong Trăm năm cô đơn là mối tư thông giữa anh và em, giữa cơ (dì) và cháu. Trong tác phẩm này, Jose Araccadio một con người hành động theo bản năng. Sau khi trốn chạy khỏi nỗi sợ về trách nhiệm, hoảng loạn và cô đơn, anh trở về với nỗi kinh ngạc của mọi người. Từ thân hình vâm váp của anh phả ra một sự cảm dỗ không thể cưỡng lại được. Anh lao vào những cuộc ăn chơi trác tán. Hành động của anh có thể xem đó là sự cắn dứt lương tâm trong nỗi cô đơn trống trãi bị dồn ép. Dù đã được cảnh cáo Bebeca là em gái anh, nếu lấy nhau sẽ trái với lẽ của tạo hóa. Tuy rằng Rebeca đến gia đình Buenđia với một bức thư con của người họ hàng xa bên Ucsula. Nhưng hành động của hai người hoàn toàn đáng lên án, và bị pháp luật ngăn cấm. Jose Araccadio đã biện hộ cho hành động tội đồ mù qng của mình: “Ơi dào tơi ngồi lên cái lẽ tạo hóa ấy”(8,187). Hose Araccadio vẫn cởi hết váy và dằn ngửa Rebeca. Việc làm đó khiến Ucsula coi họ như những kẻ đã chết và cấm cửa hai người này. Họ chuyển ra ở trong một ngôi nhà gần nghĩa trang. Những hành động của quá trớn của hai người đã làm cho hàng xóm phải giật mình hàng đêm, và

họ cầu mong những cuộc cuồng dâm thác loạn đó khơng làm kinh động những kẻ đã chết đang yên nghỉ trong cõi thành tĩnh.

Trong cái khơng gian mà qi của dịng họ Buenđia lại thêm một lần nữa chứng kiến những cuộc tình vụng trộm, vượt ranh giới và loạn luân. Đó là mối quan hệ bất chính giữa cháu và cơ ruột. Cùng với sự đồng lõa của Amaranta, Aureliano Hose đã không ngần ngại trải qua những đêm hoan lạc với chính cơ ruột của mình, người mà trong lúc cả hai cùng lạc vào khối cảm của chốn cơ đơn đã nói với anh rằng: “Ta là cô mày, ta gần

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tiểu thuyết Trăm năm cô đơn của G.Marquez dưới góc nhìn phân tâm học (Trang 45 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)