Như đã nói ở trên, hành động giết Prudencio Aghila của Hose Accadio Buendia thể hiện tính hiếu chiến hiếu thắng, để rồi suốt đời mang theo mặc cảm tội lỗi và phải bỏ làng đi nơi khác trở thành tù trưởng giỏi. Đặc tính ấy đã được di truyền cho Aureliano Buendia một con người trốn chạy nỗi cô đơn vào những trận chiến. Vị đại tá đã phát động ba mươi hai cuộc nổi dậy. Nhưng rồi khi đứng trên đỉnh cao của danh vọng lại cảm thấy cơ đơn và cuối cùng tự đày mình trong căn phòng biệt lập.
Aureliano Buendia đến với chiến tranh khi anh có thiện cảm với phái Tự do và bất bình vì sự bịp bợm của phái Bảo hồng. Cũng sau cái chết của Remediot, chàng dường như rơi vào tuyệt vọng. Nhưng sâu xa hơn vẫn là lẫn trốn nỗi cô đơn. Sau này, Accadio Buendia cũng tìm đến chiến tranh như một sự trốn tránh những nhục cảm đối với cơ của mình là Amaranta. Nhân vật đại tá Aureliano Buendia được nhà văn xây dựng dựa trên hình
giả đã dùng gần hai phần ba chiều dài tác phẩm để nói về nhân vật Aureliano. Một con người cô đơn, âu sầu ngay từ trong bụng mẹ, có tài tiên tri và có trí tuệ hơn người, kiên định, đam mê quyền lực … Không giống với anh trai của mình có một đời sống tình dục mạnh mẽ, mặc dù anh đã từng chung đụng với rất nhiều phụ nữ, có mười bảy người con là kết quả của tình một đêm. Nhưng đam mê suốt cuộc đời của anh là quyền lực “Ngài đại tá Aureliano Buendia đã phát động ba mươi hai cuộc vũ trang nổi dậy và thất bại hồn tồn…. Ngài đã thốt nạn trước mười bốn vụ mưu sát, bảy mươi ba vụ phục kích và một đội hành hình. … Ngài từ chối Huân chương Công Huân do Tổng thống nước Cộng hòa tặng. Ngài trở thành Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang cách mạng, có quyền uy từ nước này sang nước khác và là người buộc chính phủ phải gườm…” (8,129). Đến với chiến tranh vì sự bất mãn với phái Bảo hồng như vậy chứng tỏ, mục đích anh đến với chiến tranh là khát vọng tự do, đây là mục đích vơ cùng cao đẹp. Anh đã lãnh đạo hai mốt chàng trai trang bị thơ sơ tiến hành bạo động trước vũ khí của phe Bảo hồng. Đội qn của anh lập được nhiều chiến công và càng chiến đấu anh càng thể hiện tài năng quân sự thiên bẩm của mình. Nhưng khi đứng trên đỉnh cao danh vọng anh lại dần đánh mất chính mình. Những khát vọng quyền lực đã tách anh khỏi cộng đồng và người thân. Hình ảnh Aureliano Buendia trở về với đồn tùy tùng bao quanh, anh trở về ngơi nhà thuở thiếu thời của mình nhưng hết sức đề phịng, anh đề phòng với những người thân và thậm chí cả mẹ của mình “… Ucsula có cảm giác u buồn rằng con trai cụ là kẻ khác hẳn. Cụ có cảm giác ấy ngay từ lúc chàng bước vào nhà được cả đội cảnh vệ ồn ĩ bảo vệ. Đội cảnh vệ này đã lục lọi khắp các phịng cho đến khi thấy rằng khơng có gì nguy hiểm. Đại tá Aureliano Buendia không những chỉ thừa nhận hành động càn quấy thơ bạo ấy mà cịn ra lệnh một cách dứt khốt và khơng cho phép bất kỳ ai, kể cả Ucsula được đến gần mình chưa tới ba mét trong lúc đội cảnh vệ
chưa bố trí xong lính gác quanh nhà.” (8,184). Để thị uy quyền năng của mình, anh thiết lập lại tất cả mọi luật lệ, tiến hành cải cách, lập ra tòa án quân sự và tiến hành trừ khử những người đe dọa đến vị trí của anh. Tính độc tài của Aureliano Buendia thể hiện sâu sắc ở hành động giết tướng Moncada để củng cố uy thế và quyền lực của mình. Họ đều là những người thân tín và rất được Ucsula yêu quý, trước những lời can ngăn của mẹ anh cũng không một chút lung lay, trắc ẩn. Moncada đã nhận xét “là một người căm thù đám tướng lĩnh nhà nghề, từng đấu tranh không mệt mỏi với chúng, từng trăn trở suy nghĩ về chúng thế mà nay anh chẳng khác gì chúng. Trong cuộc đời khơng có mẫu người nào đại diện cho sự thấp hèn của con người hơn anh … Anh không chỉ là một tên độc tài khát máu điển hình nhất của lịch sử nước ta, mà rồi anh còn sẽ bắt cả cụ Ucsula để lương tâm mình được yên ổn.” (8,188). Đại tá Aureliano mới thực sự thức tỉnh và nhận ra sự vô nghĩa của chiến tranh khi Ucsula ra sức bảo vệ che chở cho đại tá Herenendo Marquez thoát chết dưới tính độc tài của Aureliano Buendia “Trong cái đêm dài đằng đẵng ấy, khi đại tá Herenendo Marquez nhớ lại những buổi chiều êm đẹp trong phòng máy may của Amranta thì đại tá Aureliano Buendia bức bối dằn vặt, cố cấu xé cho vỡ nát cái đêm dài dằng dặc, cái vỏ dai bọc quanh nỗi cô đơn của chàng. Quãng đời hạnh phúc duy nhất của chàng, kể từ buổi chiều xa xưa ấy khi cha chàng miệt mài đúc những con cá vàng. Chàng đã phải khơi dậy ba mươi hai cuộc nội chiến, đã nhiều lần thoát chết, và đã phải tìm kiếm vinh quang như con lợn dũi đống rác tìm kiếm thức ăn, để gần bốn mươi năm sau mới phát hiện ra ý nghĩa của câu phương ngơn “ngu si hưởng thái bình”, một đức tính vốn có của sự nhẹ dạ cả tin…. Anh hãy đi giày vào và hãy giúp tôi kết thúc cuộc chiến bẩn thỉu này.” (8,198,199) Chính từ thời điểm này, ngài đại tá mới bắt đầu nhận ra sự vô nghĩa của chiến tranh, cuối cùng anh cũng thức tỉnh và tìm về với bản thể “Chưa bao giờ chàng là một chiến binh dũng mãnh như lúc ấy.
Sự nhận thức sáng rõ rằng cuối cùng mình chiến đấu vì chính sự giải phóng mình chứ khơng phải vì những tư tưởng …” (8,199) đã đưa anh đến với trận đánh cuối cùng. Về nhà lần này, anh khơng ồn ĩ với đồn quân tùy tùng mà trong tư thế bị áp giải, bị phỉ nhổ, bị buộc tội … Nhưng cuối cùng anh cũng trả lại cho cuộc đời những gì mình được hưởng kể cả phần mình được hưởng trong tuổi già. Chàng về trong tư thế của kẻ thất bại nhưng tâm hồn thật sự được thanh thản. Chàng đã thoát khỏi cạm bẫy của quyền lực và trở lại với cơng việc thường ngày, trở về với xưởng kim hồn, với những con cá vàng thức chất lại là một sự trốn chạy khác. Aureliano Buendia tìm đến chiến tranh trong nỗi cô đơn bản thể và trở về sau chiến tranh vẫn là dáng vẻ cơ đơn. Ngài tự giam mình trong xưởng kim hồn cho tới lúc chết. Hành động tự đóng cánh cửa cuộc đời mình là biểu hiện của sự bất lực và cơ đơn đã được định sẵn ở con người này.