TRĂM NĂM CÔ ĐƠN
3.3.1. Những ám ảnh về thực tại khách quan của Gabriel Garcia Marquez
Marquez
Gabriel Garcia Marquez sinh ra tại thị trấn Aracataca, cạnh bờ biển Caribe. Có lẽ vì sinh ra cạnh một vùng biển chứa đựng nhiều huyền thoại nên Gabriel Garcia Marquez ln thấy lịng mình “dậy sóng” nên ơng muốn đi chinh phục. Ông quằn quại cả tuổi trẻ khi khơng định hình được cá tính, ý muốn của mình. Và ơng chỉ bắt đầu sự nghiệp viết lách của mình khi gần bước sang tuổi 30, một khởi đầu muộn nhưng lại ấp ủ cả một đống tro tàn và chỉ chờ phút giây bùng phát. Đến khi những tiểu thuyết bụi đường và nhuốm sự cô đơn lần lượt ra đời thì tên tuổi của Gabriel Garcia Marquez mới trở thành một hiện tượng văn học của Colombia và thế giới.
Gabriel Garcia Marquez là con cả sinh ra trong một gia đình trung lưu của mười một người con. Cha ông là một nhân viên điện tín đào hoa có nhiều con ngồi giá thú. Vì vậy, thực chất nhà văn Gabriel Garcia Marquez khơng biết mình có bao nhiêu anh chị em chính thức. Và chính điều này đã ám ảnh ông trong suốt tác phẩm Trăm năm cô đơn. Trong sốt cuộc đời cầm bút của mình, ơng ln bị ám ảnh bởi những thực tại khách quan, về tuổi thơ, về gia đình, về mảnh đất mà mình đang sống, và cả những gì mình chiêm nghiệm. Trong những tác phẩm của ơng ln có dáng dấp của những con người, mảnh đời thực. Chẳng hạn như, trong suốt hơn năm năm cầm bút, Gabriel Garcia Marquez vẫn khơng tìm ra cho mình một lối đi. Đến năm 1965, ông bắt đầu tác phẩm lớn nhất của đời mình Trăm năm cơ đơn
trong vịng 18 tháng. Trong tiểu thuyết này, nhân vật đại tá Aureliano Buendia lấy hình mẫu từ người ông nội của nhà văn Nicolas Marquez Meja. Nhà văn luôn bị ám ảnh bởi những câu chuyện của ông nội. Hầu như những sự kiện xảy đến trong cuộc đời ông nội, luôn ám ảnh nhà văn. Có lần ơng viết “Cuộc sống không phải cái mà người ta sống, nó là cái mà
người ta nhớ và cái cách mà người ta nhớ để kể lại nó” Gabriel Garcia Marquez đã viết trong lời đề từ cho cuốn hồi ký của ơng. Đó là cái cách mà ông nhớ lại, tái hiện lại và kể lại bằng nhiều cách một sự cố bi thảm trong đời người ơng của nhà văn. Nó xảy ra năm 1908, đó là cuộc đọ súng, “cuộc đấy vì danh dự” trong đó vị đại tá khơng cịn lựa chọn nào khác ngoài việc đối đầu với người bạn cũ, một viên cựu trung úy. Anh ta là “một gã khổng lồ trẻ hơn ông đến mười sau tuổi” đã có vợ và hai con, tên anh ta là Medardo Pacheco. Theo kể lại, cuộc cãi cọ bắt đầu bằng một lời “nhận xét nhục mạ” đối với mẹ của Medardo Pacheco và nó được qui cho ơng của G. Marquez. Việc “giải thích cơng khai” về sự lăng nhục này khơng làm nguôi được cơn giận dữ điên cuồng của Medrado, và ông đại tá, “người xúc phạm danh dự” của anh đã thách Medrado một trận đấu kiếm chí mạng. Khơng có “ngày được ấn định” và anh phải mất đến sáu tháng để giải quyết vấn đề đảm bảo tương lai cho gia đình, trước khi ra đi để đón nhận số phận của mình. “Cả hai người đều mang vũ khí” G.Marquez nhận xét, Medrado bị tử thương ngã gục xuống “bụi cây thấp nức nở khơng nói lên lời”. Với sự kiện này, trong cuốn tiểu thuyết Trăm năm cô đơn, nhà văn đã tái hiện lại qua sự kiện Aureliano Buenđia và Prudencio Aguilar thi đấu chọi gà với nhau, Prudencio Aguilar thua cuộc, nói lỡm Aureliano Buenđia và bị tử nạn bằng một nhát giáo đâm chí mạng chắc chắn của Aureliano Buenđia. Giống như Đại tá Marquez trong đời thực, Aureliano đầu tiên lên tàu trong cuộc di cư cùng với gia đình, để tìm một thành phố mới: thành phố Aracataca thật, Macondo huyền thoại. Nhưng những chân trời mới không xua tan được nỗi xấu hổ. Cả hai nhân vật, thực và tưởng tượng, sống trong nỗi dày vò của một “niềm ân hận khủng khiếp”. Và cả hai đều từ chối ăn năn hối cải, lặp lại “Tôi sẵn sàng làm lại tất cả chuyện đó lần nữa”.
Ý thức chính trị của G.Marquez được hình thành từ sớm, khi ơng bước vào lứa tuổi hai mươi, cùng với sự thôi thúc sáng tác. Nó liên quan đến
miêu tả văn chương và có tính tự truyện về Công ty Liên hiệp Hoa quả. Trong Trăm năm cô đơn cũng như trong Sống để kể chuyện Aracataca
không phải chỉ là một thành phố công ty (với những đồn điền, đường sắt, trạm điện tín, cảng, bệnh viện, và các đội tàu) mà còn là quang cảnh của “tai ương trời giáng” của chủ nghĩa đế quốc Bắc Mỹ, một sức mạnh lịch sử quyết định, mà “cảm hứng cứu thế” của nó khuấy lên những hy vọng của hàng ngàn người (trong đó có ơng bà của G. Marquez). Sau lưng nó, “cơn dịch” này chỉ để lại những “rác rưởi”, những “phế thải của phế thải mà nó đã mang đến cho chúng tơi”.
Đọc Trăm năm cô đơn, chúng ta thấy cả một xã hội đầy biến động,
một nền văn hóa châu Mỹ La tinh sâu sắc, và cả những nỗi ẩn ức của tác giả về thực tại khách quan.