TRĂM NĂM CÔ ĐƠN
3.1 Vô thức một vấn đề khoa học
Đối với vô thức một vấn đề khoa học, các nhà triết học và tâm lý học đều gặp nhau ở quan điểm về đối tượng nghiên cứu khi cho rằng vô thức là thiên về động cơ tiềm ẩn, mà chính nhà văn có khi cùng cảm thấy được một phần nào, và thường ngộ nhận thành một động cơ khác thuộc về ý thức như khơng ít nhà thơ cho rằng mình làm thơ theo trực giác. Chính vì vậy, từ thế kỉ XIV trở về trước, dưới cách nhìn triết học bất khả tri luận, các nhà triết học đều cho rằng vô thức là một sự “linh cảm thần thành”, là một “trực giác siêu nhiên” mà Chúa ban cho các nhà thơ. Nhưng điều đáng nói là trực giác dù sao cũng là một dạng thái của ý thức, cịn vơ thức là một hình thái của tiền ý thức hay một tiềm thức.
Đến năm 1905, qua các tác phẩm của mình, Freud đã nêu lên những luận điểm đắt giá về vô thức – xứng đáng được xem là một đóng góp xuất sắc cho phân tâm học. Hiểu khái lược nhất, vô thức là những sự kiện tâm linh cá nhân, chìm khuất trong góc tối của thế giới nội cảm và khơng bao giờ có ở dạng tồn tại biểu hiện, khơng thể dùng ý chí để điều khiển được. Nó là động cơ tiềm ẩn, có khi trở nên mãnh liệt, thôi thúc hành động đến mức khơng kiểm sốt được, khơng hợp với lý trí. Vơ thức quyết định đến sự hình thành các khuynh hướng ở con người. Trong vùng vô thức luôn diễn ra cuộc xung đột giữa bản năng và bản ngã, giữa phần con và phần người và bản năng bị dồn nén lại trong hàng rào kiểm duyệt không cho
vượt lên tầng ý thức được. Những xung lực này thể hiện phần lớn trong chứng bệnh thần kinh và một phần trong những giấc mơ.