TRĂM NĂM CÔ ĐƠN
3.3.2. Bi kịch trong dòng họ Buênđya một nỗi ẩn ức vô thức
Cơ đơn là thuộc tính gắn với con người từ thuở hồng hoang. Con người sống bầy đàn, kết duyên cũng là hình thức tồn tại chống lại nỗi cơ đơn. Đã có lần Marquez tuyên bố rằng: Tôi dành cả cuộc đời chỉ để viết một cuốn sách – cuốn sách về nỗi cô đơn. Và dường như trong truyện của ông mỗi con người là một biểu tượng tột cùng nhất rơi vào “vòng kim cô” của nỗi cô đơn. Thế giới cô đơn trong văn Marquez là thế giới của chiều sâu triết học về bản thể con người và xã hội. Cô đơn bản thể vừa là động lực để họ tồn tại vừa hủy diệt con người họ.
Như đã nói ở trên, trong tiểu thuyết Trăm năm cơ đơn, mỗi nhận vật
trong dịng họ Buenđia cơ đơn trong nỗi ẩn ức vơ thức. họ được hồi thai từ nỗi cơ đơn tiềm ẩn. Họ cơ đơn chính trên khơng gian họ sống, cơ đơn trong chính ngơi nhà của mình, cơ đơn giữa những người thân, và cơ đơn chính trong mỗi cá nhân. Họ cô đơn nhưng lại khơng nhận thức được mình cô đơn và cứ thế để cho nỗi cô đơn gặm nhấm từng ngày từng giờ.
Dấu hiệu của căn bệnh thế kỷ về sự cơ đơn trong dịng họ Buenđia có lẽ bắt đầu từ người cụ tổ của Ursula Igoaran. Khi tên cướp biển Francis Drac tấn công Riôcha ở thể kỉ XVI, bà tổ của Ursula Igoaran đã quá kinh ngạc trước tiếng chuông nhà thờ inh ỏi đổ hồi và tiếng đại bác chát chúa đổ rền, đến mức quẫn chí ngồi vào bếp than … Cụ từ bỏ tất cả mọi sinh hoạt xã hội, xa lánh tất cả mọi người chỉ vì nghĩ mình phả ra mùi két lẹt. Sự ám ảnh của cụ, chồng cụ đã đưa cụ đến một vùng đất hẻo lánh để sinh sống, trong một căn nhà chật hẹp. Và như thế, ngày qua ngày, nỗi cô đơn bắt đầu gặm nhấm linh hồn cụ, càng xa lánh với mọi người, cụ càng lấn sâu vào trong vô thức của nỗi cô đơn.
Đến đời người sáng lập ra làng Macondo là Hose Accadio Buenđia cũng chạy trốn khỏi tội lỗi của mình trong vơ thức. Việc Hose Accadio Buenđia đam mê khoa học, khóa mình trong phịng thí nghiệm với những phát minh của mình cũng là một dạng vơ thức. “Khơng một dấu hiệu báo trước nào, bỗng nhiên ông ngừng mọi hoạt động sơi nổi để chìm đắm trong suy tưởng. Vài ngày liền, ông cứ như người bị bỏ bùa mê, giọng thì thầm nhắc đi nhắc lại cho chính mình nghe hàng loạt những phỏng đốn đầy kinh ngạc mà ông không cần tin vào sự hiểu biết của chính mình.” (8,24) Từ một con người tháo vát, một tù trưởng tinh anh thì giờ đây những tập tục tốt đẹp đã bị cuốn tuột bởi những đam mê đá nam châm, những tính tốn thiên văn, ước mơ biến chì thành vàng và thèm khát biết được những kì quan thế giới. “Hose Accadio Buenđia vốn là người hoạt bát và sạch sẽ đã trở thành người lười nhác, ăn mặc thì lơi thôi lếch thếch, râu ria thì xồm xồm đến mức Ucsula phải dùng con dao thái thịt cạo cho nó gọn lại.” (10,30) Sau một thời gian Hose Accadio Buenđia thoát khỏi sự dằn vặt của những ham muốn huyễn hoặc thời gian này ông quay sang chăm sóc dạy dỗ bọn trẻ và dẫn chúng đi xem nước đá. Nhưng rồi sự xuất hiện của bệnh dịch mất ngủ và một lần nữa ông bị ám ảnh bởi tội lỗi năm xưa. Sau nhiều
lần gặp linh hồn Prudenxio Aghila người lâu nay thường tìm ơng qua những linh hồn đã chết với nỗi nhớ nhung da diết. Hose Accadio Buenđia nhận thấy thời gian quay trịn và phát điên, cuối cùng ơng bị trói vào gốc cây dẻ. “… Cụ bằng lịng với tất cả, khơng phân biệt được nữa. Nếu cụ trở lại nằm dưới gốc cây dẻ khơng phải vì sở nguyện mà vì thói quen của cơ thể. Ucsula chăm nom cụ, cho cụ ăn và kể cho cụ nghe những tin tức về Aureliano. Nhưng thực ra người duy nhất mà cụ tiếp xúc từ đã lâu là Prudenxio Aghila. Với dánh vẻ tiều tụy vì tuổi già trong cõi âm phủ, Prudenxio Aghila cứ mỗi ngày hai lần đến nhà nói chuyện với cụ. Hai người nói chuyện với nhau về gà chọi…. Prudenxio Aghila là người tắm rửa cho cụ, cho cụ ăn và kể cho cụ nghe những thắng lợi hiểu hách của một người hoàn toàn xa lạ được gọi là Aureliano và người này là đại tá trong chiến đấu.” (8,167) Như vậy, có thể thấy khơng cịn con người tinh anh và đầy nhiệt huyết, giờ đây chỉ cịn hình ảnh của một người sống vùi lấp trong quá khứ, không ý thức được mọi việc, cô quạnh trong cái vô thức tiềm ẩn. “Khi ở một mình, Hose Accadio Buendia khuây khỏa đôi phần trong căn buồng vơ cùng tận. Cụ mơ thấy mình đứng dậy khỏi giường, mở cửa chính mà đi sang phịng bên …Cụ thích đi từ phòng này sang phòng khác, như đi trong một hành lang hai bên tường đều gắn gương, cho tới khi Prudenxio Aghila vỗ vai cụ. Thế là cụ trở về lần lượt đi qua các phòng của đời thực. Nhưng rồi có một đêm nọ, sau hai tuần Ucsula đưa cụ vào nhà, Prudenxio Aghila vỗ vai cụ ngay ở phòng trung gian giữa cõi thực và cõi mộng và cụ mãi mãi dừng lại ở đây, mà cử tưởng rằng đó là phịng của đời thực.” (8,167,168) Tất cả những hành động của nhân vật, đều khơng có sự kiểm sốt của lý trí, kĩ ức ngày xưa cứ dội về một cách vô thức và càng đẩy nhân vật vào sự tuyệt vọng và cô đơn bản thể.
Nhân vật thứ hai tơi mốn bàn luận ở đây chính là Aureliano Buendia đời thứ hai, là người rất thông minh nhưng âu sầu. Để chạy trốn tạm thời
khi nỗi cô đơn bủa vây cuộc đời anh, anh tìm đến chiến tranh và trở thành Đại tá Aureliano. Cũng giống như cha mình cái cô đơn đã tồn tại ngay chính bản thể của anh. Một người đã phát động ba mươi hai cuộc vũ trang nổi dậy và rồi thất bại hoàn toàn. Chung đụng với mười bảy cơ gái và có mười bảy người con trai nhưng những người con đó lần lượt bị giết hại trong một đêm. Có rất nhiều mối tình đi qua đời Aureliano nhưng khơng có mối tình nào để lại dấu ấn sâu sắc. Chính hồn cảnh này càng làm cho anh chìm sâu trong nỗi cô đơn. Ngay khi đứng trên đỉnh cao của danh vọng thì anh cũng chỉ có một mình. Aureliano càng đi tìm chiến thắng trên chiến trường thì lại càng rơi vào vực thẳm của nỗi tuyệt vọng. “Trong gần hai mươi năm chiến tranh, đại tá Aureliano Buendia đã nhiều lần có mặt ở nhà, những trạng thái vội vã mỗi lần chàng trở về, cái bộ máy quân sự ồn ĩ theo chàng đi khắp các miền đất nước cũng như vầng hào quang huyền thoại ơm tỏa hình ảnh chàng và ngay đối với hình ảnh của chàng trong ánh hịa quang huyền thoại ấy khơng ai cảm thấy gần gũi kể cả chính Ucsula, tất cả những cái đó đã biến chàng thành một kẻ lạ lẫm.” (8,200) Chi tiết chiếc vịng trịn có đường kính 3m ơng vẽ ngay giữa nhà mình để cấm bất cứ ai lại gần ơng, ngay cả mẹ mình đủ thấy nhân vật này đã trở thành kẻ xa lạ giữa cộng đồng. Như vậy, sự vô thức về quyền lực và sự hư ảo về bản thân diễn ra trong thế giới tâm hồn của ơng chính là sự thắng thế, là biểu hiện tuyệt đối của cái cô đơn của bản thể. Cuối đời khi đã đẩy mình vào căn phịng khép kín bởi nỗi cơ đơn, từ chối tất cả những quà tặng, danh hiệu của chính phủ, ngài đại tá bây giờ chỉ quanh quẩn miệt mài với công việc gọt rũa những con cá vàng để rồi lại phá đi làm lại. “Sau khi ngài đã bước vào xưởng kim hoàn, châm đèn sáng để đếm những con cá vàng trong hộp sắt tây. Mười con cả thảy, kể từ đó quyết định sẽ không bán chúng nữa, Ngài chỉ làm hai con mỗi ngày, và khi nào đủ số hai mươi lăm con Ngài lại đem nung chảy ra để làm lại từ đầu” (8,257) “Ngài mất phương hướng,
chơi vơi trong ngơi nhà xa lạ mà ở đây khơng cịn ai và chẳng có cái gì cịn gợi cho ngài chút tình cảm thân thương nào.” (8,272)
Thêm nhân vật nữa của dịng họ cơ đơn trong nỗi ẩn ức Aureliano Babilonia đánh dấu sự trưởng thành của thế hệ thứ 6 của dòng họ, là kết quả của mối tình vụng trộm giữa Mêmê và Manxiro Babilonia. Nhân vật này tồn tại trong nỗi cơ đơn khắc khoải và tình u tội lỗi với dì ruột của mình. Anh thường xun trị chuyện với Menkyadet, được cụ dạy cho đọc tiếng Phạn, kiểu chữ ghi trên tấm da thuộc. Và suốt ngày anh chỉ biết vùi đầu vào đọc những thứ đó. “Aureliano tiếp tục giam mình trong phịng và vùi đầu vào những tấm da thuộc, dần dần chú đọc được những điều ghi trên đó nhưng vẫn chưa thể giải thích được nội dung của chúng.” (8,408) Phần lớn cuộc đời của anh bốn bức tường cơ đơn và căn phòng của Menkyadet. Sống trong cảnh bị ngăn cấm, kì thị, hắt hủi, thiếu sự chăm sóc và yêu thương. Là điều kiện để cái cơ đơn cố hữu của dịng họ Buendia phát triển mạnh. Nếu như đại tá Aureliano Buendia tự giam mình trong xưởng kim hồn thì Aureliano Babilonia lại tự giam mình trong phịng của Menkyadet. Việc anh đưa 14 con cá vàng làm hành trang lên đường cho Santa Sophia de la Piedat trong khi ngay bản thân chưa biết mình sống như thế nào ở những ngày sắp tới, là dấu hiệu cho một sự hủy diệt đã đến gần. Sự trở về của Amaranta Ucsula mở ra một bi kịch cho đời anh cũng như dòng họ. Ngay từ lần tiếp xúc với dì ruột anh đã có cảm giác đê mê trong xương cốt. Đó cũng chính là cảm xúc mà trước đây cụ tổ của anh mụ đi trước Pila Tecnera. Và rồi những khát khao dục vọng với những người cận huyết đã không ngăn được Aureliano Babilonia và Amaranta Ucsula. Trong cái cảm giác đau khổ, bất lực chạy trốn nỗi nhớ nhung, lại bị bao vây bởi nỗi cơ đơn của tình u. Họ đã ngủ với nhau và mong muốn sẽ hồi thai đứa trẻ có thể cải tạo nịi giống và thiên hướng cơ đơn của dịng họ. Nhưng tất cả đã không như mong muốn Amaranta Ucsula chết vì bị băng huyết. Aureliano
Babilonia lang thang không phương hướng trong nỗi cô đơn rồi chứng kiến con của mình bị kiến tha. Cũng chính giây phút ấy anh đã giải mã được bí ẩn trên tấm da thuộc.