Đánh giá môi trường hoạt động dịch vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ phi tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 42 - 45)

f. Chứa hàm lượng công nghệ thông tin cao

2.2. Tình hình phát triển dịch vụ phi tín dụng KHCN tại BIDV

2.2.1 Đánh giá môi trường hoạt động dịch vụ

Có thể nói từ năm 2006 đến năm 2012, nền kinh tế Việt Nam đã trải qua những biến động hết sức mạnh mẽ. Sau những thăng hoa của sự kiện Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO năm 2006, năm 2007 là 1 năm đầy biến động với việc các NHTM dư thừa vốn khả dụng nhiều và kéo dài, NHNN kiểm soát chặt chẽ cho vay đầu tư chứng khốn và tăng trưởng tín dụng của các NHTM vào những tháng cuối năm. Bước sang năm 2008, chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ và suy thối kinh tế tồn cầu, nền kinh tế Việt Nam đã có những biến động phức tạp, tốc độ tăng trưởng GDP giảm, thị trường chứng khoán sụt giảm mạnh, thị trường nhà đất đóng băng, thị trường vàng và ngoại tệ biến động phức tạp, kinh ngạch xuất nhập khẩu tiếp tục suy giảm, số doanh nghiệp nộp đơn xin phá sản, giải thể ngày càng tăng…

Dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009 và sau đó là suy thối kinh tế tồn cầu, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam đang có xu hướng

chậm lại (từ mức bình qn 7,9% giai đoạn 2002-2007 xuống cịn 5,88% giai đoạn 2009-2012). Theo cảnh báo của các chuyên gia trong và ngoài nước, kinh tế thế giới sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, theo chiều hướng suy giảm và sẽ có tác động nhất định tới nền kinh tế Việt Nam. Bên cạnh đó, q trình tái cơ cấu nền kinh tế (tái cấu trúc hệ thống tài chính, tái cấu trúc đầu tư công, tái cấu trúc Doanh nghiệp nhà nước) đặt ra thách thức rất lớn đối với tăng trưởng kinh tế và đầu tư toàn xã hội. Thách thức này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ thể tham gia vào nền kinh tế là các ngân hàng và khách hàng của họ.

Đơn vị: %/năm 5.32 6.78 5.89 5.03 0 1 2 3 4 5 6 7 2009 2010 2011 2012

Hình 2.5: Biểu đồ tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2009-2012

Nguồn: Tổng cục thống kê

Bất động sản trượt giá mạnh trong năm 2012: Năm 2012 là một năm u ám

với thị trường bất động sản. Theo Bộ Xây dựng, đến 31/10, tổng dư nợ bất động sản khoảng 207.595 tỷ đồng, trong đó 13,5% là nợ xấu, tức 28 nghìn tỷ đồng. Ngày 12/11, Bộ trưởng xây dựng Trịnh Đình Dũng thơng báo hàng tồn kho bất động sản tổng cộng là 40 nghìn tỷ. Trong tháng 12, chính phủ Việt Nam đã ra hàng loạt quyết định giải cứu thị trường bất động sản, trong đó có việc tái cơ cấu thị trường, giảm

lãi suất cho vay mua nhà, ưu đãi dự án nhà xã hội, giải quyết nợ xấu và thúc đẩy khu vực xây dựng

Đơn vị: %

Hình 2.6: Thay đổi giá bất động sản theo quý ( từ năm 2009-2012)

Nguồn: BBC Vietnam

Chứng khoán: Ngày 21/08/2012, Bộ Công an tuyên bố thực hiện lệnh bắt

giữ đối với ông Nguyễn Đức Kiên, tức Bầu Kiên, người đồng sáng lập ngân hàng ACB vì sai phạm trong quản lý kinh doanh. Thị trường chứng khoán lập tức phản ứng bằng 4 phiên giảm mạnh sau đó, đặc biệt là các cổ phiếu ngân hàng. Sự trượt dốc của VN-Index cịn thể hiện tính liên thơng của ngành ngân hàng và chứng khốn, liên thơng giữa các ngân hàng với nhau qua sở hữu chéo, cũng như sự phụ thuộc quá lớn vào tâm lý thị trường của chứng khoán Việt Nam. Ngay sau khi sự việc xảy ra, Ngân hàng Nhà nước đã phải bơm hàng nghìn tỷ đồng qua kênh thị trường mở nhằm hỗ trợ thanh khoản cho ACB và các ngân hàng khác.

Nhiều doanh nghiệp phá sản, giải thể: Trong tháng 12/2012, Cục quản lý

đăng ký kinh doanh thuộc Bộ kế hoạch đầu tư dự báo đến hết năm 2012 sẽ có khoảng 55 nghìn doanh nghiệp giải thể. Hồi năm 2011, đã có hơn 79 nghìn doanh nghiệp giải thể trong tổng số 622 nghìn doanh nghiệp cả nước. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, trong sáu tháng đầu năm, lý do giải thể của các doanh nghiệp

gồm: lãi suất quá cao (27,2%), lạm phát cao và thất thường (19,5%), khả năng tiếp cận vốn khó (17,4%), chi phí vận tải cao (9,7%), điện cung cấp khơng ổn định (7%) và chính sách điều tiết kinh tế khơng ổn định (7%).

Nợ xấu các tổ chức tín dụng tăng cao: Ngày 07/06/2012, trả lời trước Quốc

hội về nợ xấu của các tổ chức tín dụng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình đưa ra con số gần 10%. Vài tháng trước đó, cơng chúng mới chỉ quen với con số khoảng 3,4%.

Tất cả những vấn đề trên đã làm cho tình hình kinh doanh các ngân hàng trong những năm qua không mấy khả quan, nhiều ngân hàng không đạt được chỉ tiêu kế hoạch của năm. Nợ xấu tăng, chi phí trích lập dự phịng tăng, lợi nhuận giảm đã làm cho các ngân hàng ngày càng nhận thức được vai trò cực kỳ quan trọng của mảng dịch vụ phi tín dụng nói chung cũng như dịch vụ phi tín dụng KHCN nói riêng. Một số ngân hàng TMCP như ACB, Sacombank, Techcombank, Eximbank tiếp tục triển khai thêm nhiều sản phẩm bán lẻ mới đồng thời thực hiện chính sách khách hàng linh hoạt, bám sát tín hiệu thị trường nên thị phần không ngừng mở rộng. Bên cạnh đó, các tổ chức tài chính nước ngồi cũng tham gia ngày càng mạnh mẽ vào lĩnh vực dịch vụ bán lẻ bằng việc liên tục tung ra các sản phẩm, dịch vụ phi tín dụng dành cho khách hàng cá nhân với nhiều tiện ích và chương trình khuyến mãi hấp dẫn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ phi tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)