Cái Tôi đa diện và những biến thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ trần dần, từ quan niệm nghệ thuật tới hành trình sáng tạo (Trang 57 - 64)

1. 3.2 Vấn đề cái viết như trung tâm của các lý thuyết thời hiện đại

2.1. Cái tôi trữ tình đa diện trong thơ Trần Dần

2.1.2.2. Cái Tôi đa diện và những biến thể

Bùng nổ, đương đầu với “thế giới tàn bạo”

Thời điểm 59- 60 vốn được coi là những năm kinh hoàng, sau vụ Nhân Văn- Giai phẩm. Khơng khí đen tối dội lại không chỉ trong Cổng tỉnh của

Trần Dần, mà Về Kinh Bắc của Hoàng Cầm cũng chung âm hưởng. Thông qua sự hồi tưởng về một thời trong lịch sử cận đại, cái tôi bộc lộ sự chống

chọi quyết liệt với “thế giới tàn bạo”, dù cuộc đương đầu ấy, như Đônkihôtê chống lại cối xay gió: Tơi cịn một mình kháng cự với mênh mông. U uất là

cảm giác chung của tập thơ - dạ trường thiên tiểu thuyết này. Sự trở về hàm ngôn những đổ vỡ mà cái tôi nếm trải sau bao cuộc tuần du. Không như

chàng thi sĩ của Mưa Thuận Thành, cúi lạy mẹ con trở về Kinh Bắc, rồi miên man tìm mình trong thế giới Cỏ Bồng Thi; kẻ hồi cố thành Nam nhìn lại

quãng đời mình Tơi đã sống đã lỡ lầm chẳng nhỏ, rồi kết luận trong bơ vơ

mà bất chấp: Thôi thế là đành: tơi chẳng có ai u! Li khai cái ta hay chúng

ta, chúng tôi…triệt để kể từ thời khắc ấy. Cái tôi đứt dây cương kiềm toả: Khổ to rồi! Khơng có cơng ăn việc làm trên trái đất

Mau mau! Lấy tình u xích tên rồ kia lại! Kẻo nó nhảy từ gác mười tầng

Vồ một phố đèn lên

Sự bùng nổ của cái tơi càng làm nó cơ đơn và khao khát u thương. Lẽ

thường khi hoang mang, không điểm tựa, con người ln hồi nhớ những

chốn bình yên đã vĩnh viễn xa rời: tổ ấm trong bụng mẹ, tuổi ấu thơ, những người bạn cũ. Cái tôi cũng theo quy luật ấy, để thấy chẳng còn lại gì, khi

Tuổi thơ ấu đã qua như một người không để giấy lại/ Bạn cũ?...Một mùa lá vàng theo gió tung hê. Trần Dần khơng để nhân vật trữ tình trong thơ - tiểu thuyết của mình đóng vai một người hùng, mà phức hợp: cuồng loạn, cô đơn, yếu đuối và khao khát. Không phải đợi gần 20 năm sau, khi cô đơn được coi như một giá trị, thậm chí thành mốt trong thơ, cái tơi mới thổ lộ đặc tính này. Kích cỡ bản lĩnh của nó được nới rộng cùng biên giới của trạng thái cô đơn:

Tôi cô đơn trời xanh cô đơn trời tía/ Cơ đơn nắng đào cơ đơn mưa tái nhợt đầu ơ. Trong đơn độc có kiêu hãnh của kẻ phải một mình ghé vai kênh chân

thành đổ. Dẫu vậy, cái tơi vẫn điên cuồng tìm một hướng giải thốt khỏi tình

trạng bức bối ngột ngạt của hiện tại. Không khi nào trong thơ Trần Dần tần số những động từ diễn tả hoạt động của cái tôi cao như tập thơ này. Hầu hết là những động từ nội động thể hiện sự di chuyển của chủ thể trong trạng thái náo động, đa phương mà vô hướng: đứng bơ vơ, lang thang trong các tối xơ

bồ, lồng lộn dưới vịm sao nhớn nhác, bò về từ vực thẳm đường ga, rong

chơi bên mấy cột đèn mù, vục đầu trên cát bỏng, chồm lên trong ngục thất

căn buồng. Chính khơng gian của những hành động đó là lời chú giải cho vị

thế tồn tại của cái tôi lúc này, một kẻ hoàn toàn bên lề; là sự tơ đậm hồn

cảnh của cái tơi: tù túng, giam hãm, hỗn loạn mà câm lặng.

Nếu đặt vào nguồn chung tác phẩm của các tác giả Nhân văn, sẽ thấy cái tôi này không lạc mạch. Có điều, hậu Nhân văn, mỗi cái tôi nổi loạn theo

thoát bằng thăng hoa những giấc mơ lá diêu bơng. Văn Cao, thay vì để cái

tơi bùng nổ, trầm lắng nghe nó phân rã và xa lạ trong chính bản thể mình:

Buổi sáng nay khơng phải mình thức dậy Một người nào đó trong tơi đang thở …Từ khi ấy chúng tôi hai người suy nghĩ Hai kẻ thù nhau

Hai thái cực tâm hồn

Hai người ấy trong một người chịu đựng Mưu hại lẫn nhau

Không biết ngày đêm không biết giả thật Từ phút ấy tơi khơng cịn thật nữa

(Năm buổi sáng khơng có trong sự thật, III)

Lịch sử cho thấy, “khi thời đại Phục hưng đi qua, mẫu người hài hoà, toàn khối khơng cịn nữa, con người bất hài hoà, bị phân chia xuất hiện. Thời hiện

đại là thời xã hội phân hoá cao độ, nên chủ thể bị phân ly, con người trở nên

khơng trùng khít với chính mình nữa…cái tơi xã hội muốn tồn tại được, một mặt phải thích ứng, mặt khác phải ngụy trang” [85,tr215]. Và thơ ca kiểm

chứng (qua những thành viên ưu tú của dòng thơ chính thống): Khơng phải ngẫu nhiên mà từ những năm 1978 trở đi, tiếng thơ Tố Hữu lại trở nên trầm lắng ưu tư với nỗi cô đơn của Một tiếng đờn, thu về Ta với ta. Chế Lan Viên làm phép Trừ đi, nhận ra vị đắng của Bánh vẽ ngấm vào hồn, tê tái vẽ chân dung mình: tháp Bayon bốn mặt. Nguyễn Đình Thi cuối cuộc lữ hành tiếc

nuối và day dứt. Tất nhiên Chế Lan Viên là một ca phức tạp hơn: ơng có “thơ tiểu ngạch” (chỉ những bài thơ nói về sự nhầm lẫn và mang tinh thần sám hối) được viết ra cùng một thời điểm với thơ đại ngạch của ông. Khác chăng

chỉ ở một chỗ, một đằng thì được tung vào sự hoan hơ của đám đơng, cịn

đằng kia thì lại bỏ âm thầm vào ngăn kéo và khóa lại: Anh là tháp Bayon

bốn mặt/ Giấu đi ba cịn lại đấy là anh/ Chỉ mặt đó mà nghìn trị cười khóc/ Làm đau ba mặt kia trong cõi ẩn hình (Tháp Bay-on).

Những kết thúc gần nhau như vậy không thể chỉ do quy luật tâm lý và tuổi tác, mà là quy luật của cái tơi. Vì cái tơi, trong sâu xa, không im lặng với thoả hiệp mà hầu hết những nhà thơ trên đã chọn. Nó bật dậy, làm thành nỗi nhức nhối trở trăn khi đời thơ đã đi tới khúc cuối cùng. Trần Dần làm cuộc

sám hối trước họ khá lâu, cái tơi thơ Trần Dần vì thế bị giải phẫu và đau đớn trước. Nhưng, cuộc triển diễn này của cái tơi do đó, mở ra những điểm đến

không ngờ, chạm miền cực hạn.

Tự phủ định sau trầm luân, vô ngã

Không thể phủ nhận một thực tế, cái tôi sau thời Cổng tỉnh bị tước mọi tính từ chỉ trạng thái tâm trạng, điều vốn là đặc trưng cơ bản của nó giai đoạn

trước. Chẳng cô đơn, tuyệt vọng, bơ vơ, lồng lộn nữa, cái tôi cụt jủn là thằng

Tòi.

Khởi đầu bằng Thằng thịt (1962), Trần Dần đã để nhân vật tơi tự sự “Như

đã nói/ tơi là một cột thịt lực đực”. Tất nhiên, tôi chưa nói ở đâu và lúc nào

về điều đó. Nhưng Trần Dần vẫn để tôi tuyên xưng như một quán tính hành ngơn như đã biết, như đã nói, như đã nghe. Cách dùng cụm từ vô nhân xưng này (như ai đã nói?) mở ra nhiều cách hiểu, ít nhất, nó hàm ngơn một mỉa mai: nhiều khi, để tránh phải giải thích, dẫn dắt về cái khó giải thích và dẫn

dắt, người ta ném người đọc và người nghe vào tình thế của kẻ đã tỏ tường.

Như đã nói tiền giả định tính đối thoại rõ rệt, vì có người nói và người nghe.

Cả hai không được phép ngạc nhiên thắc mắc về nội dung phía sau cụm từ

này. Mở màn tác phẩm, Trần Dần khiến ta hụt hẫng liên tục mà không kịp hiểu ra: khơng ai nói mà lại bảo như đã nói; đặc điểm duy nhất về tơi khơng

phải tên riêng, hay danh phận mà chỉ là một cột thịt. Lại nữa, nếu lấy tư duy như một sức mạnh khác loài, con người kiêu hãnh về thế mạnh này của mình, thì nhân vật tơi cũng nhấn mạnh Tư duy nhất (nguyên bản thơ in to và

đậm dòng này), nhưng chỉ rõ phạm vi của sự tư duy: ở phía/ đít. Bằng cách đó, tơi đồng nhất với thằng thịt. Cảm nhận cuộc sống bằng con mắt thịt, thấy

đồng hồ điểm giờ thịt, xuống ao thịt, giặt mặt thịt, mang đôi giầy thịt khệ nệ

cả mùa, vác hai chân thịt quền quệt vệt phố. Chưa dừng lại, thằng thịt mới

chỉ là nấc thang thứ nhất của sự tự phủ định. Với nó, tơi cịn biết “thần thận

trọng kaki, dồi thịt, áo, túi, tảng chạng vạng trong vắt. Chỉ để tí thịt thừa mở, mắt mũi, hở lặt vặt”, tức là vận trang phục như một cách thức tối thiểu của

tồn tại. Sang tới Jờ joạcx, thằng thịt đã thành thằng TRUỒNG, cùng việc phơ ra tơi thíc những cái tịi, tơi thíc sướng, thíc thịt, thíc thoả…Nếu cái tơi Cổng

tỉnh cịn kiêu hãnh với nỗi cơ đơn, thì ở đây nó tự nhận mình Tơi chơi thân với cái bàn chải cái bô sinh vật kĩ nghệ và tự nhận kém kỷ niệm và kỹ thuật cái giường jụn jịn sẹo lò xo”.

Thêm một sắc thái nữa của cái tôi, biểu hiện qua từ thằng (thằng truồng,

thằng thịt). Không ai xây dựng trực tiếp cái tơi trữ tình qua thằng, thơ ca bác học nói riêng và văn học chính thống nói chung hay dị ứng với từ này,

thường khoanh nghĩa của nó cho một đối tượng có tính phản diện. Sau này, trong diễn ngơn Cách mạng, từ thằng ngụ ý là kẻ đối địch hay hạ cấp. Dựa

trên cách gọi thằng, Trần Dần đã sử dụng nó như một thứ diễn ngơn, tức là

phá bỏ một thứ taboo trong thơ. Rất có thể, Trần Dần đã khai triển từ nhân vật của văn học dân gian: Kể từ thằng Cuội trong tiếu lâm, đến thằng Bờm trong ca dao hay thằng hề của chiếu chèo, điểm chung của thế -giới -thằng,

theo chúng tơi chính là tiếng cười của người lao động. Tính chất của các

nhân vật này, xét ở nhiều phương diện, đã bộc lộ cái tơi bình dân. Đó là

những kẻ hạ đẳng, ngây thơ mà từng trải, ngồi lề mà thơng suốt, thạo đời.

Với thằng trong tác phẩm của Trần Dần, chỉ vị thế hạ đẳng và ngồi lề cịn giữ lại. Nếu mỗi nhân vật của văn học dân gian còn sở hữu một ưu thế để tồn tại giữa đời: thằng Cuội -sự láu cá, thông minh; thằng Bờm –cái quạt mo; thằng hề -khả năng hài hước mà thâm thuý; thì thằng truồng của Trần Dần chỉ sở hữu thịt mà thôi. Mà sở hữu thịt khác hoàn toàn với sở hữu thân thể, người ta chỉ gọi là thịt khi thân thể khơng cịn sự sống (Vì thế, khi chỉ người vơ dụng, bù nhìn, người ta dùng từ bị thịt). Đến Trần Dần, cái tơi ngồi lề đã

bị tước cả tiếng cười, sự tự vệ cuối cùng như là cứu cánh. Nhưng, thực chất, cái tôi kiểu này vẫn là sự chống đối lại các thiết chế quyền lực. Giống các

nhân vật nói trên, có tính cách của sự bất thường. Nó thách thức.

Trước một cái tôi như thế, người ta thường vội vàng kết tội nó phản trữ tình, phi thơ hay tầm thường hoá con người; nhà thơ bị ám ảnh tình dục triền

miên nên đã làm bẩn thỉu chữ đến tận cùng [24]…Chúng tôi khoan chưa bàn

tới vấn đề ngôn ngữ ở đây. Chỉ biết, nội dung này của cái tơi tất yếu phải tìm cách hoá thân trong một hình thức thể loại và ngôn ngữ như Trần Dần đã

viết. Riêng về cái tơi, người đọc cần thấy, đó chính là hình ảnh con người khi

bị đẩy tới cô đơn cực độ, va vào những thái cực mà kẻ thường khơng thể

hình dung. Tiếng nói bị coi là lảm nhảm của nó chính là âm thanh bùng ra khi lòng náo động những gào kêu khơng tiếng. Và tình trạng của nó là hiện thực trong một thế giới mà giá trị bị đảo lộn, thân phận con người rẻ rúng, bị

đẩy tới mức chỉ cịn có thể làm chủ thân thể của chính mình. Từ mốc khởi đầu của cái tơi, Trần Dần đột ngột vẽ ra diện mạo của nó khi tước bỏ đến tận

cùng bản thể. Vốn chỉ quen với cái phi ngã của thơ cổ, và bằng lòng với cái bản ngã của Thơ mới, người đọc khó lịng chấp nhận một cái tơi vơ ngã. Vì tiếng nói của nó khơng đại diện cho ai cả. Vì nó đặt ra và trả lời những câu hỏi khơng ngờ, nghĩa là nó là một cái –tơi- chưa- biết! Cũng có nghĩa là với nó và qua nó, Trần Dần đã khảo sát hộ đông đảo chúng ta cái bản thể bị quên lãng của con người.

Bên cạnh cái tôi nhục dục là cái tôi thường hằng với những lo toan đời

thường vật chất (vì tác phẩm cịn là tiểu thuyết- vương quốc mênh mông của cái hàng ngày). Phạm vi bành trướng của hai cái tôi này rộng tới mức, chỉ cịn một kẽ rất nhỏ cho cái tơi thi sĩ ló ra, nhưng nó chưa kịp lên tiếng nhiều,

đã bị chuỗi lải nhải của cái tôi nhục dục làm câm bặt. Cái tơi chìm ngụp giữa

thế giới đồ đạc cũng là một đặc điểm thơ Trần Dần: tơi lúc nhúc cả ngày tứ

phía câu –đố- bé –tí, ẩn số hở số những hạt cốc tách song song xe cộ- người- giờ. Chữ tôi đặt đầu câu, xác định rõ chủ thể của câu nói, khơng thấy dấu

hiệu của câu bị động, tôi được viết thường một cách cố ý, bé mọn như các

chữ liền kề nó. Mà một mình tơi thì khơng thể làm nên sự lúc nhúc được, vì nội hàm của từ là “có rất nhiều, rất đơng, tập trung vào một chỗ và luôn luôn chuyển động chen chúc nhau” [27,tr.221]. Vì thế, lúc nhúc là trạng thái của các sự vật xung quanh tôi. Tôi không lúc nhúc mà bị lúc nhúc. Cái tơi vừa ló rạng đã lộ rõ sự đơn độc giữa thế giới khơng cịn là của nó. Chằng chịt khơng gian (tứ phía) và vây phủ thời gian (cả ngày) là cái không thể hiểu, chưa thể biết (câu đố, ẩn số), là thế giới hỗn độn ngập tràn những hạt, cốc, tách, xe, người. Các danh từ không được ngắt thông qua dấu phảy mà tràn ra đầy ứ

trong một liệt kê khơng phân loại, biểu hiện cảm giác và tình thế của cái tôi thời đại đồ đạc: chưa kịp hiểu đã bị cuốn phăng đi. Lại nữa, song song vốn là trạng thái tồn tại của hai sự vật trở lên trong bình đẳng. Nhưng ở đây bi kịch của nhân loại là bị bình đẳng với cái nhân tạo. Đã vậy, trong cụm danh từ xe

cộ người giờ, người kẹt dí giữa sự hỗn loạn của đồ đạc và sự truy đuổi của

thời gian. Nếu tôi không đồng nhất với người, câu này mở ra một khả thể

khác: cái tôi bé mọn bị vây bủa bởi mùa người! Đó là tình thế khi cá nhân

cần một không gian riêng cho suy tưởng, muốn được một mình như quyền

lợi tối thiểu của nhân sinh, mà người người lớp lớp như cơn bão cuốn nó

theo, khơng chống được. Hồi thai ám ảnh đi đâu thốt được mùa người từ

đấy. Hình ảnh này gợi ta liên tưởng tới các nhân vật trong truyện của Kafka,

khi Gregor Samsa sáng mai tỉnh giấc, thấy mình là một con bọ khổng lồ. Thay vì kinh hãi và hoảng hốt, anh ta lại cuống quýt loay hoay nhấc đơi cánh bị ra khỏi căn phòng chật chội cho kịp giờ tàu chạy, chỉ sợ trễ giờ làm. Nhưng quan trọng là nội dung này được thể hiện bằng sắc điệu Việt của Trần Dần. Vốn đặt trong một tác phẩm đa thể loại thơ - tiểu thuyết, câu thơ này từ chối màu bi kịch hay than thở vì cách diễn đạt hài hước vân vi chữ: tứ phía

câu đố -bé –tí”, ẩn số- hở số. Nhịp điệu lên xuống, sự phối hợp thanh điệu

của câu cũng gợi nên hình ảnh của sự lúc nhúc. Và điểm nhấn cuối cùng, lịch sử sinh tồn của từ láy này chưa chứng kiến khoảnh khắc nào nó miêu tả con

người với màu sắc ngợi ca, thay vào đó, gắn như nêm vào một loại sinh vật mà ai đã dùng từ này theo thói quen đều biết. Khai thác kí ức của từ vựng, đó là cách Trần Dần để cái tơi gián tiếp làm một tự thú, như chính nó đã có lúc tun bố trong Jờ Joạcx “Tơi phôi sinh vật hạng bét”.

Trong lịch sử thơ Việt, ít cái tơi nào (dám và có khả năng) đẩy mình vào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ trần dần, từ quan niệm nghệ thuật tới hành trình sáng tạo (Trang 57 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)