3. 1.2.1 Tinh thần Cacnaval
3.1.2.2. Ngôn từ thơ Trần Dần sống trong ngày hội cacnaval
Từ nhận thức như vậy, Trần Dần đưa vào thơ những từ vốn bị xem là
lếu láo, dơ tục; chủ trương xóa bỏ đẳng cấp trong ngôn từ, phá vỡ định kiến thanh tục sang hèn trong con chữ. Ơng ứng xử với ngơn từ bằng một thái độ
khôi hài, mỉa mai, giễu nhại: Dãy từ phản thơ (hay ngơn ngữ đậm tính dục và phì nhiêu bởi cái hàng ngày) sóng đơi với dãy đậm chất thơ (hay những từ
thuần Việt sáng trong và lớp từ Hán Việt cổ điển đầy sang trọng). Những
danh từ mông, thịt, bẹn, xìlíp, vú, ngực, háng, đít...bung ra, cùng với sự nhếch nhác của củi, đóm, khăn mặt, gạo, xoong, nồi, tã lót, jầy jép, bánh trái đồ
nilông, đồ nhựa, đồ hộp, thuốc lá, chlôrôcid, tiền nhà măng miến tết, chậu
tắm cho con mùa nực, nửa tá mùi xoa, cổ hũ ấm phích…, những động từ, cụm
động từ: (em) nhoai (tôi bằng) nhay, xé thịt xồn xột, vũm vĩm đưa đẩy đùi, cởi
xìlíp, viết vứt nhê nhết, dính nhem nhép, giặt mặt thịt, thịt chộn thịt, chảy ịng
viên quy mơ nhất. Hệ từ ngữ bị coi là “dơ” đó là cơ sở tạo nên hình ảnh thơ
tục, đem đến nét hài hước đen cho tác phẩm của ông. Nhưng cũng vẫn trong
lãnh điạ đó, thấy nguy nga: khải hồn mơn, cố hương, bộ hành, kinh tuyến, vĩ
tuyến, thế kỷ, ôn đới, hàn đới, địa đầu, đơng chí, nhân sinh, chúng sinh, tuệ
cầu, vũ trụ, mây trắng, mưa hoa, một bờ hoan nhạc hội, thành phố trắng phau đêm nghìn bờ biển lạ. Trước hết, để có kết luận về những từ tục trong
thơ Trần Dần, chúng tơi tìm hiểu cách thức ơng sử dụng chúng, thơng qua ví dụ về hai từ phản cảm nhất: nứng và giao cấu.
Khi Trần Dần để cho nhân vật tôi trong Thằng thịt tự sự: Tôi đâm to tướng đứng được thẳng đựng sướng, có cái nứng bánh nướng, nứng hợp xướng,
biết lạnh, nóng, cóng, nặng – chẳng khác nào thách thức thị hiếu độc giả.
Một cách trêu ngươi! Những từ như đâm/ to tướng/ đứng/ thẳng/ đựng
sướng/ nứng…theo thói quen liên tưởng, gợi ra trước tiên hình ảnh bộ phận
sinh dục của nam giới lúc hưng phấn (Chính trong Jờ joạcx, tơi cũng tự thú qua so sánh có nội dung tương tự tồn thân tơi là một chiếc sinh thực khí jứt
thánh bỏ trí của tất cả nam nữ). Ở đây, người viết chỉ bàn về từ nứng – từ dễ
bị kết tội nhất trong toàn bộ các từ mà nghĩa có sự dấp dính tới cái tục đã liệt kê. Các từ còn lại nếu tách riêng lại trở nên trung tính về mặt biểu hiện. Nhưng nứng thì khác, người ta chỉ thấy nó trong trường hợp biểu hiện sự
kích thích, hưng phấn, thèm muốn tình dục, trong khơng gian của cái nơm na, thậm chí là hạ đẳng của đối tượng được miêu tả. Địa bàn hoạt động của
từ nứng bị co lại trong những lời chửi hay lăng mạ, buông ra ở cửa miệng kẻ hạ lưu hay trưng ra nhan nhản trong văn chương kích dục rẻ tiền. Bị nhúng chàm, nứng không thể bén màng đến ngưỡng cửa ngôi đền nghệ thuật, nhất
là chốn thơ tao nhã. Trần Dần cũng nhất quyết không đưa từ nứng vào tác
phẩm theo kiểu đố tục giảng thanh của dân gian hay mơ thức nói thanh giảng tục của nữ sĩ họ Hồ. Với Trần Dần, giữa các từ đã khơng cịn đẳng cấp, thì chuyện tục thanh chẳng mảy may ý nghĩa. Lần đầu tiên trong tiểu sử của
Nứng dễ dàng bị thế chỗ bởi các từ (như đã luôn luôn bị gạt ra trong mọi
chọn lựa ngơn từ nghệ thuật): mê, thích, hứng. Nhưng Trần Dần đã dứt khốt chọn nó để biểu hiện sở thích của thằng Thịt. Động tác này khơng đơn giản
chỉ là một sự gây hấn về mặt thẩm mỹ, nó cịn xuất phát từ giá trị bất khả thay thế của từ. Cần thấy, Thằng thịt cũng như nhiều tác phẩm khác có tần số từ tục cao, như Con Trắng, Jờ joạcx…thường được chỉ dẫn ngay từ đầu bởi
tác giả về tính đa thể loại, đặc biệt là sự kết hợp thơ và tiểu thuyết. Mà một
trong những đặc trưng của tiểu thuyết là ngôn ngữ của nhân vật có khả năng cá tính hố rõ nét. Thế nên, nếu chỉ coi lời của thằng thịt là sự thổ lộ của cái tơi trữ tình sẽ thiệt thịi cho chính độc giả và khơng cơng bằng với người làm ra nó. Trong sự hành ngơn của thằng thịt, ngay từ đầu Trần Dần đã để cho
độc giả thấy sự bỡn cợt, mỉa mai, không nghiêm túc ở nhân vật này: tôi là
một cột thịt lực đực/ tư duy nhất/ ở phía đít. Thế nên, trong khi kể sở thích,
nó đặt cạnh nhau bánh nướng/hợp xướng - một cái bé nhỏ, cụ thể và phàm
tục, một bên mênh mông, trừu tượng, sang trọng và cao khiết; chẳng chút phân vân nào về sự cách biệt này. Với nó, hợp xướng đến sau bánh nướng. Có khi chỉ là sự liên tục về mặt âm ánh ướng mà ợp ướng được gợi ra trong chuỗi lời cố tình ngọng nghịu (kiểu Một đàn thằng ngọng đứng xem chng
–Nó bảo nhau rằng ấy ái uông). Một nhân vật ám ảnh thịt như thằng thịt thì
các từ như mê, say, thích vừa q nhẹ vừa khơng thuộc vùng ngơn ngữ riêng của nó. Từ nứng một mặt mạnh hơn, “khoái lỗ nhĩ” hơn (cái khoái trá của
nhân vật khi được nói ra đúng từ đó ở miệng), mặt khác gợi cái sướng đến
ngây người, cứng đến líu lưỡi của tơi khi nói về sở thích. Đó là thành cơng của Trần Dần, xét riêng ở góc độ xây dựng ngơn ngữ nhân vật. Vì muốn xây dựng ngơn ngữ nhân vật, thì phải cấp cho nó một cấu trúc nghệ thuật riêng,
đối lập lại chức năng giao tiếp một cách khó chịu, bởi nếu khơng, lời nói sẽ
trở thành “trong suốt”. Trong Số đỏ, Vũ Trọng Phụng xây dựng ngôn ngữ
của Xn tóc đỏ khơng ít từ tục, thứ ngơn ngữ hè phố và dục tình của một xã hội tha hố. Chẳng nhẽ, người ta lại địi hỏi các tác giả cứ phải thanh nhã, để
các lời nói trở thành trong suốt – sự trong suốt không làm sang nghệ thuật một mảy may? Trần Dần hẳn cảm ơn Tiếng Việt đã không đẩy ông vào nỗi
xấu hổ mà Milan Kundera phải nếm, và ngược lại, từ nứng chịu ơn Trần Dần khi ơng đã khai phóng nó. (Về từ cửng lên -bander, Milan Kundera nhớ lại
sự lựa chọn từ ngữ khi sáng tác: “Cơ thể anh chấm dứt sự kháng cự thụ động của nó. Édouard xúc động!” (Những mối tình nực cười). Một trăm lần tôi
dừng lại, không thoả mãn trước từ xúc động này. Trong tiếng Séc, Édouard “hưng phấn”. Nhưng cả xúc động lẫn hưng phấn không làm tôi thoả mãn.
Rồi, đột nhiên, tơi tìm ra; phải viết “Edouard cửng lên”. Tại sao ý nghĩ đơn
giản như vậy khơng đến với tơi sớm hơn? Bởi vì từ ấy khơng có trong tiếng Séc. Ơi xấu hổ làm sao: tiếng mẹ đẻ của tôi không biết cửng lên!”
[44,tr.131]).
Các nhà thơ trẻ sau này, trong nỗ lực phá cách, cũng chủ trương bình đẳng ngơn từ. Họ đào xới vùng ngơn ngữ tính dục, làm bội tăng ngôn ngữ hè phố, nhưng cách đối xử với từ của họ khác Trần Dần. Họ sử dụng từ theo cách
điều khiển một đội quân nổi loạn, hùng hổ lấn xâm lấn địa hạt thơ, chiến
thắng - nếu giành được – là thắng lợi của các từ chung trường biểu hiện, chứ từng từ ít có đời sống mới. Trần Dần thì làm tỉ mỉ và cơng phu. Ơng ý thức dưới mỗi từ của thơ hiện đại có một thứ địa chất hiện sinh. “Từ được đưa đến trạng thái độ khơng, cùng lúc chứa đầy các đặc tính của quá khứ và tương
lai. Như vậy, mỗi từ là một vật thể bất ngờ, một cái hộp của Pandore, từ đó bay vụt ra tất cả tiềm tàng của ngơn ngữ” [4,tr.84]. Vì thế, mỗi từ phản thơ khi đưa vào tác phẩm, Trần Dần vẫn để nguyên vết chàm đã nhúng, tức vẫn
không quên nghĩa gốc, nhưng nhà thơ lại mở ra cho nó một đời sống mới,
tinh khơi. Ví dụ jao cấu là từ thường được ông nhắc tới trong jờ joạcx. Jao
cấu vốn trùng nghĩa với giao hợp. Nhưng xuất phát từ nghĩa gốc đó, Trần
Dần dùng từ này để chỉ hành động có tính giao nhau của các sự vật, trong
một thế xâm chiếm, vây lấy, trùm lên, tủa ra, giằng gịt vào nhau khôn gỡ: chỉ sự gắn kết mạnh đến hút hơi, tóp má của người hút với cái ống điếu cày hay
điếu thuốc lá, Trần Dần có: jao cấu jứt jít sẹo thuốc jụn nõ điếu; thuốc lá thịt
sẹo môi jao cấu hút jừn jựtx. Một cái tát trái là một jao cấu joè joẹt bằng cái sẹo tay nue. Sự tràn ngập, hỗn độn, bủa vây của đồ vật trong thời đại đồ đạc
là cuộc giao cấu tập thể nhằm áp đảo chính con người: jao cấu jào jạt đồ đạcx hạt bàn ghế jừn jựt sàn gác joọc tổng cộng vạn vật jao cấu đồ đạcx và
trừng phạtx lục địa. Cuộc phiêu lưu của từ này chưa dừng ở đó. Trần Dần
đẩy xa hơn khả năng liên tưởng của độc giả, tới một hình ảnh siêu thực mà
cụ thể, jao cấu có màu: “Jao cấu trắng bạch định rổ bát”. Có thể nhà thơ lấy từ ý tưởng câu đố dân gian: một đàn cò trắng phau phau, ăn no tắm mát rủ
nhau đi nằm – chỉ rổ bát hay giàn bát. Hình ảnh xưa gợi hình một cách hiền
hoà, thiên về sắc trắng, sự sạch sẽ, đều đặn, không nhắm vào không gian
chứa đựng. Đoàn Thị Điểm thâm thuý ra vế đối “Da trắng vỗ bì bạch”, chơi
chữ, gợi cảm, thách đố mà không thách thức. Lối viết của Trần Dần không
chỉ trong trường hợp này, mà nhiều lần khác, thậm chí suốt một tập thơ, ln tìm cách khai thác kí ức của từ vựng. Vì như Roland Barthes nhấn mạnh:
“hành ngôn không bao giờ vơ tư: các từ có một trí nhớ thứ hai cịn kéo dài một cách bí ẩn giữa những ý nghĩa mới. Lối viết đích thực là một sự thoả
hiệp giữa một tự do và một ký ức ấy, nó là cái tự do có hồi ức đó” [4,tr.87].
Quả vậy, Trần Dần đã tổng hợp ngấm ngầm hai hình ảnh đẹp và sinh động
trên bằng một kết hợp chắc nịch và táo bạo. Ơng khơng nói những cái bát, vì cái trắng trở thành một tổng thể trắng, làm một jao cấu trắng. Sự lấn át của thanh sắc, nén sức nặng vào hai từ “bạch định”, thể hiện sự chiếm đoạt và
toàn trị của những cái bát trong giao cấu trắng lạ lùng này. Trong trường
hợp câu đối cổ điển "Da trắng vỗ bì bạch" của Ðồn Thị Ðiểm, Bóng Chữ
của Lê Đạt lại tách làm hai ảnh em, rồi tổng hợp lại, kết hợp âm thanh "ồ hơ" gợi hình ảnh khỏa thân:
Ơi em rất ô
Trắng vỗ ồ hô trúc bạch Bước động ngày thon róc rách
Nhà thơ đã tái sinh câu đối của người xưa trong trận đồ ngôn ngữ hiện đại, nhưng cách làm của Lê Đạt khác với Trần Dần. Một đằng nắn nót, gợi tình, tỉa chữ, biểu âm; một bên đột ngột, mạnh mẽ, hình ảnh bề ngồi thơ ráp mà vẫn giàu sức gợi. Có lẽ đó là lí do khiến Trần Dần đã nhận xét thơ Lê Đạt: “Khá. Nhưng hơi kĩ”.
Vì vùng ngơn ngữ mang sắc thái dục, thơ Trần Dần bị xếp vào loại nghệ thuật đen, theo cách gọi của Thanh Tâm Tuyền. Và theo như lí giải của ơng thì
“Nếu nghệ thuật đen có thường xun dùng đến (dục tình) ln chỉ bởi phương cách ấy từ xưa vẫn bị nghiêm cấm khinh rẻ, dục tình trong nghệ thuật ở xứ ta là một khu đất hoang chưa được khai thác trong khi thật sự nơi ấy, cũng như ở
những hình thái sinh hoạt nhân loại khác, tiềm ẩn cái ý nghĩa siêu hình của kiếp sống mà nhận thức nghệ thuật có thể phơi mở” [94]. Chúng tôi vẫn cho rằng, cách ứng xử với ngôn ngữ theo tinh thần cacnaval của Trần Dần không những
không phản thơ, mà cịn khiến Tiếng Việt nói chung và ngơn ngữ thơ nói riêng, trở nên phong phú. Mặt khác, cuộc hồ trộn ngơn từ này cịn cho thấy Trần Dần
đã cả gan vượt qua những cấm kị văn hoá vốn tồn tại dai dẳng trong cộng đồng.
Bởi vì, đụng đến bộ phận sinh dục (hay những gì gợi đến nó) là đụng đến văn
hố, thậm chí, đụng đến một trong những phần sâu thẳm nhất của văn hoá. Từ
mấy chục năm gần đây, dưới ảnh hưởng của Michel Foucault, bộ phận sinh dục hay thân thể con người nói chung, càng ngày càng được nhìn như một cái gì được tạo thành hơn là có sẵn: nó được tạo thành bởi các hoạt động diễn ngơn và
các quy phạm văn hố trong những hệ thống quyền lực nhất định. Mà chính các quy phạm văn hoá cũng là một thứ quyền lực. Nổi loạn để chống lại các quy
phạm văn hoá ấy là một hiện tượng thường xảy ra không những trong đời sống, mà còn cả trong văn học, đặc biệt ở những giai đoạn tính chất cũ kỹ và sáo mịn
mẽ và táo bạo nhất: chúng thách thức và khiêu khích với chính quyền lực. Một thái độ phản kháng và một sự nổi loạn. Và qua khảo sát trên, có thể khẳng định, Trần Dần đã kiểm sốt các từ, khơng để cuộc nổi loạn này đánh mất chất thơ, điều mà một số nhà thơ trẻ hiện nay không tránh khỏi.