1. 3.2 Vấn đề cái viết như trung tâm của các lý thuyết thời hiện đại
2.1. Cái tôi trữ tình đa diện trong thơ Trần Dần
2.1.2.3. Khép kín và đắm đuối suy tư
Cái tôi, sau những nổi loạn và phủ định không ngừng, đã trấn an bản thân theo một phương thức khác. Từ Mùa sạch, nhà thơ không hướng tới cảm xúc cực thực như giai đoạn đầu, mà, mỗi độc vận của tập thơ là biểu tượng của
sự khép kín, giống như mơ thức liên hồn của lời tụng niệm, nhằm giữ cái tôi lại trong thế giới tường minh của những cảm xúc giản lược nhẹ nhàng.
Giai đoạn cuối của đường thơ, cái tôi đắm đuối trong những diễn giải
khác về đời sống. Nỗi cay đắng lắng đọng thành sự kham nhẫn thấm đẫm
từng dịng thơ. Đó là cái tơi của chiêm nghiệm, giác ngộ sau cuộc riết róng kiếm tìm bản ngã trong đời sống vơ ngã, đã xác lập cho mình một vị thế tồn tại khơng cịn những chơng chênh. Nó thu về, tĩnh tại mà không yên ổn,
chiêm nghiệm mà từ chối vẻ minh triết, lạnh lùng của một triết nhân, suy tư trên những vấn đề cơ bản của đời sống. Tổng kết đời mình, nó thấu hiểu
mình là một cái tơi ngoại cỡ, nên kiêu hãnh đi liền hình phạt, bởi ngoại cỡ mà thành kẻ lạc lồi “Sinh tơi ra…chẳng hợp grammar nào cả”. Nhìn về sự sống, nó sợ sống và chối từ bất tử. Vì bất tử vốn là khát vọng của loài người, nhưng dần dà, có xu hướng trở thành cuộc theo đuổi hư danh, theo cách được
đám đông xưng tụng, nhắc tới ồn ào sau cái chết. Tôi chối từ bất tử và lựa
chọn một số phận khác, một cách thế lao động và tồn tại khác. Nếu Dương Tường chọn ghi trên mộ chí: Tơi thuộc về phe nước mắt, thì Trần Dần tự xếp mình về phía nhân loại đèn mồ, tức những con người âm thầm sáng tạo trong bóng tối, chịu nhiều khổ nạn (chú ý chữ mồ). Phía bóng tối, có thể ban đầu
do bị đẩy vào, nhưng không lâu sau, trở thành một chọn lựa. Bởi, chính trong bóng tối, người ta mới có dịp quan sát và hiểu được sân khấu cuộc đời, vị trí mà nhiều khi, người đang mải diễn trong ánh sáng khơng thể có: Ngọc nữ nơ
tù - ngọc nữ làm chi? tởm những nhân loại cờ - hoa – đèn - biển. Tôi yêu
nhân loại đèn mồ .
Nhìn lại hành trình của cái tơi, có thể nhận thấy mấy điểm căn bản như
sau: Trước những năm 60, Trần Dần đòi tự do, nhưng tự do là để biểu hiện cái tôi công dân, cái tơi quảng trường. Cái tơi đó có sự ảnh hưởng sâu sắc
của Mayakovsky, thiên về những tuyên ngôn, lập thuyết, cái tôi cộng sản với niềm tin cách mạng xã hội song hành và đồng nhất với cách mạng thi ca.
Chặng 2, bị tước bỏ không gian quảng trường, cái tôi ở vào cực điểm của cô đơn. Nổi loạn đẩy tới tự phủ định, cái tôi bản ngã trở thành vô ngã, thậm chí
bằng mà cuối cùng cái tơi đã đạt tới sau rất nhiều lần lột xác. Sự vận động đặc biệt này của cái tôi vừa mang ý nghĩa triết học về quá trình con người
truy tìm bản thể, vừa có giá trị mỹ học khi làm phát lộ không ngừng đặc điểm của một cái tơi chưa biết trong văn học. Hành trình của cái tơi trong thơ Đặng Đình Hưng, theo cách khác, cũng thể nghiệm, suy tư mà nhân sự sống
lên như thế. Sau giải phẫu, về với cuộc sống thật, con người mang này dường mới biết suy ngẫm về một cuộc sống thật, mới biết suy ngẫm về một vòng
đời - 1 hội đã khép - mới biết thèm. Cái tơi ấy thừa nhận mình là con gấu ăn
trăng - là cái nồi đồng mắt mở - một di vật - một chuyển động - một thèm khát tỉ mỉ từng chi tiết, từ đáy vực sâu của hư vô lên tuyệt đỉnh của cuộc
sống: hối hả, xô bồ, ào ạt hàng ngày. Nó khát cái thời gian đã mất, thèm níu lại từng sợi tơ thoi thóp nhiều chiều trong một không gian sôi động. Nếu Bến lạ là cơn mê sảng của một tâm hồn đầy khát vọng bị dồn nén, thì có thể coi Ơ mai như một sự giải thoát. Sự giải thoát mà tác giả đã gặp được ở cuối cuộc đời bi kịch của mình. Thanh Tâm Tuyền thì khác, tiếng nói thứ nhất ở cái tôi
này đã không giấu diếm ước vọng, như Mayakovski, Bertolt Bretch, tất cả
đều nhìn thấy tình yêu như là giải pháp cho viễn tượng xây dựng xã hội con
người. Nhưng tình u vốn khơng đủ làm cứu cánh của cái tôi, Thanh Tâm
Tuyền hơn một lần Tơi gọi tên tơi cho đỡ nhớ: Có một cái tôi hiện hữu (tôi gọi tên tôi) và một tôi vắng mặt (cho đỡ nhớ). Sự phân thân và phân tâm này vừa chứng minh sự đổ vỡ không cứu vãn được trong con người, vừa là nhận thức sâu xa về những mất mát, tứ tán của chính mình. Với Chế Lan Viên, cái tơi sau cô đơn, kiêu hãnh nổi loạn thuở Điêu tàn, về được cánh đồng vui, không ngừng xám hối ăn năn và nhiệt thành chung giọng hát bè cao nơi
chiến luỹ. Để rồi, càng về cuối chặng thơ, cái tôi càng đa dạng và phức tạp. Trong các tập Di cảo, người ta bắt gặp những cái tôi đối thoại với nhau gay gắt, “thậm chí nổi khùng, nổi đoá và bác bỏ nhau, lên án nhau như những kẻ
đối địch.” [75,tr.181]. Điểm qua một số gương mặt tiêu biểu của thi ca Việt
điểm thiết yếu của những cái tơi lớn, có tầm văn hố. Tuy nhiên, mức độ của
sự đa diện và sắc thái của từng phương diện là đặc trưng riêng của mỗi nhà thơ. Ở đó, cái tơi Trần Dần là một cái tôi không lặp lại.