Cái tôi trong thơ và đặc điểm của cái tôi trữ tình trong thơ hiện đại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ trần dần, từ quan niệm nghệ thuật tới hành trình sáng tạo (Trang 51 - 52)

1. 3.2 Vấn đề cái viết như trung tâm của các lý thuyết thời hiện đại

2.1. Cái tôi trữ tình đa diện trong thơ Trần Dần

2.1.1. Cái tôi trong thơ và đặc điểm của cái tôi trữ tình trong thơ hiện đại

Về bản chất của cái tơi trữ tình, Kate Hamburger từng lưu ý độc giả “tránh mọi sự đồng nhất hố cái tơi của bài thơ với tác giả của nó”. Vì sự nhầm lẫn này vẫn liên tục diễn ra, đặc biệt với những độc giả của thơ tình. Ví như

Goeth, nhiều độc giả cứ đinh ninh nhân vật xưng tôi trong các bài thơ của ông là Goeth và em là Frederike Brion, thật là chủ nghĩa tiểu sử - Paul Stocklein, nhà bình luận tinh tế về Goeth, cười cợt lẫn bất bình, đã kêu lên

như vậy. Rõ ràng, khơng có tiêu chí logic nào, mỹ học nào cho phép chúng ta nói rằng chủ thể phát ngôn của bài thơ có thể đồng nhất hố hoặc khơng

được đồng nhất hoá với nhà thơ. Mà sự đồng nhất hoá logic, trong trường

hợp này, khơng có nghĩa là tất cả mọi lời phát ngôn của bài thơ, hoặc chính bài thơ trong tổng thể, phải tương ứng với một kinh nghiệm hiện thực của tác giả. “Kinh nghiệm có thể là hư cấu theo nghĩa phát minh, nhưng chủ thể của kinh nghiệm, và cùng với nó, chủ thể của phát ngơn, cái tơi trữ tình, chỉ có thể là hiện thực” [25,tr.306].

Khi so sánh thơ hiện đại với thơ cổ điển và lãng mạn, ngồi sự khác biệt về cách tạo hình, cái đầu tiên mà người ta nhắc tới là cái tôi. Từ xưa đến nay,

cái tôi -le moi- vẫn được coi như là căn nguyên hay sự khơi nguồn của động

tác sáng tạo. Thời lãng mạn, cái tôi, với trạng thái ý thức và sự nhận thức của nó, là yếu tố chủ động cấu tạo nên bài thơ. Cái tôi, được quan niệm như một dữ kiện, trọng tâm của ý thức, tiếp nhận những cảm xúc. Sự tiếp nhận đó

kích thích nó, khiến cái tơi tơ màu những nhận thức của mình về cuộc đời:

tình yêu, buồn vui, hoang mang, lo sợ. Nhưng đối với thế hệ thi nhân hiện

tôn, hoặc đã lu mờ, hay đã bội phân, luỹ thừa trở thành cái tôi multiple tuỳ

theo từng bài thơ. Tóm lại, thi ca hiện đại đặt lại vấn đề thân phận của cái tôi

đã từng chi phối hệ thống tư tưởng của con người trong suốt hai mươi thế kỷ.

Trong khi đó, do hồn cảnh lịch sử chiến tranh liên miên và khơng ít nguyên nhân chủ quan do sự bảo thủ của các nhà thơ, cái tơi trữ tình trong thơ Việt Nam thời Trần Dần, phần lớn vẫn dừng lại ở sự đơn phiến: hoặc là sự kéo

dài của cái tôi lãng mạn, hoặc bị nhạt nhoà bởi cái ta, chỉ đến cuối thập niên 80, cái tôi thế sự đời tư mới bắt đầu phát triển. Dưới đây, chúng tơi sẽ tìm

hiểu cái tôi Trần Dần trong sự đối sánh liện tục với chính nó và những cái tơi khác nó, cùng thời và khác thời để định vị bản sắc riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ trần dần, từ quan niệm nghệ thuật tới hành trình sáng tạo (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)