Một số biểu tượng đặc thù trong thơ Trần Dần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ trần dần, từ quan niệm nghệ thuật tới hành trình sáng tạo (Trang 68)

1. 3.2 Vấn đề cái viết như trung tâm của các lý thuyết thời hiện đại

2.2. Biểu tượng trong thơ Trần Dần

2.2.2. Một số biểu tượng đặc thù trong thơ Trần Dần

Trong phạm vi khảo sát của Luận văn, chúng tơi chỉ có điều kiện tìm hiểu hai hệ thống biểu tượng căn bản trong thơ Trần Dần, đó là Biểu tượng thân thể đa nguyên và biểu tượng không gian đa trị. Các biểu tượng này chủ yếu thuộc về sáng tác sau năm 1960, điều đó khơng có nghĩa trước đó thơ ơng

mờ nhạt biểu tượng, mà xuất phát từ một thực tế, căn cốt sáng tạo của Trần Dần là ở chặng sau này. Đó cũng là lí do chọn lựa của người viết luận văn. 2.2.2.1. Biểu tượng thân thể đa nguyên

Khởi đầu, thân thể là hiện thân cho sự rũ bỏ thẩm mỹ cổ điển

Giã biệt thời Cổng tỉnh, hình ảnh về thân thể con người xuất hiện trong

Chiều vô lễ (1960-1964) như tượng trưng của cái đẹp nguyên sơ và phá cách.

Trong những bức chân dung phụ nữ giàu tính hội hoạ, Trần Dần tái hiện họ với những đường nét đầy ngẫu hứng, tự do và phóng túng. Đi liền với em là

các định ngữ như: mơng non phi lí, ngón chân thường lệ, đùi len mã vĩ, đùi

hoa cau ướt sữa, tay non che bẹ nhỏ, vườn hoa lõa thể, tiện nghi tê dại

đường cong, đường siêu âm thoai thoải. Đánh mất sự cân đối, vẻ ngây thơ,

tính lãng mạn trong sáng, thân thể người nữ trong những bài thơ giai đoạn

này chối bỏ gu truyền thống. Khơng có dấu vết của các cơ gái bên hoa huệ tao nhã sang trọng mà các bậc thầy mỹ thuật Đơng Dương để lại. Khơng có

dấu vết của các nữ cơng nhân, o du kích, thành quả của hiện thực Xã hội chủ nghĩa. Cũng khơng cịn dấu vết của hội hoạ Lập thể đã khiến Trần Dần phải thun chuyển cơng tác năm 1950, khỏi nhóm Sơng Đà. Phụ nữ trong tranh Trần Dần bộc lộ rất nhiều những đặc điểm dễ nhận thấy: kiểu tóc, cách ngồi, nét mặt vơ cảm…Dường như ơng ln tìm cách phá cái trữ tình lả lướt trong hội hoạ và thơ: những sợi tóc cứng, lơng mày to, cặp mơi rộng, cái mũi lệch, khn mặt méo mó, cái cổ to bè, đôi vai to rộng như vai đàn ông…Sự thiếu

cân đối được đẩy tới độ “khổ tâm” khi: Em dài man dại/ Em dài quên che

dài - khổ tâm…Tính biểu tượng thuộc về tổng thể các chi tiết, khi nhà thơ

kiên trì tạo lập một thẩm mỹ mới cho thân thể nữ.

Truồng - khao khát trả sự vật về trạng thái nguyên sơ hay bi kịch thân phận bị đẩy tới

Thẩm mỹ mới được thiết lập tưởng bền vững nhanh chóng bị phủ nhận,

khi nhà thơ khơng cịn lưu tâm tới cái đẹp ngoại hình, dù là ngoại hình phá

cách. Nhân vật của thơ ông đến lúc mang thân thể trần trụi theo mọi cách:

con người mất tên riêng, cuộc tước đoạt thứ nhất về danh tính, nếu để lại

danh phận (như kĩ sư, tiến sĩ) cũng chỉ là một phương thức để giễu nhại, mất diện mạo và những phục trang che đậy cần thiết, giới tính trơ ra như một đặc

điểm duy nhất để gọi tên và nhận dạng: thằng truồng, thằng thịt, con nữ kĩ sư

truồng.

Ý nghĩa của truồng trong hệ thống biểu tượng chung

Truồng, có thể có cách gọi khác, như loã thể hay khoả thân: “Ở phương Tây, nếu như việc để thân thể trần truồng thường bị coi là một dấu hiệu về

nhục dục, về tình trạng thối hố thiên về vật chất thì phải nhớ, đây khơng

phải quan niệm mà ai nấy đều thừa nhận…Thực ra, ý nghĩa biểu trưng của

loã thể phát triển theo hai hướng: một hướng tới sự thanh khiết về thể chất, tinh thần và trí tuệ, hướng khác dẫn tới tính kiêu căng dâm đãng, khêu gợi, giải pháp tinh thần để phụng sự vật chất và nhục dục” [10,tr.521]. Theo cách nhìn truyền thống, lỗ thể là một kiểu trở lại trạng thái nguyên sơ, trở lại

điểm trung tâm (các tu sĩ khổ hạnh Hinđu giáo lấy khơng khí làm quần áo,

các giáo sĩ Do Thái khoả thân bước vào điện thờ là chốn tối thiêng, để thể

hiện ý nguyện rũ bỏ hết mọi thứ của mình khi được hạnh phúc tới gần các điều Huyền bí thánh thần). Đó là việc huỷ bỏ sự ngăn cách giữa con người

và thế giới xung quanh, nhờ đó mà các năng lượng thiên nhiên qua lại giữa hai bên không bị vật gì cản trở. Theo Thánh Kinh, ban đầu việc để khoả thân

ràng không che giấu: như Adam và Eva ở trong vườn Eden. Ta cần chú ý là cặp vợ chồng đầu tiên này, chỉ sau khi sa ngã mới cần đến quần áo; ngoài

những hiệu quả khác, điều này nói lên rằng quan hệ của con người với Chúa Trời và với những đồng loại của mình đã mất đi tính giản dị trong sáng ban đầu. Rất đương nhiên, việc ở trần cũng chỉ rõ tình trạng khốn khó và sự yếu đuối về tinh thần và đạo đức.

Truồng trong thơ Trần Dần: Vừa là bi kịch thân phận bị đẩy tới vừa là cuộc

rũ bỏ để tái sinh

Truồng là cách nói ít chất thơ nếu khơng muốn nói là phản thơ, dẫu khơng có

quy định cụ thể nào nhưng quy ước ngầm này nếu công nhiên vi phạm, nghĩa là nhà thơ đã nhạo báng số đơng. Để nói về nó, anh có thể thoải mái sử dụng mỹ từ Hán việt (khoả thân, lỗ thể), thậm chí là mượn từ phương Tây (nude) hay nhiều cụm từ lân cận khác. Tránh phạm huý cộng đồng, bao nhà văn

Việt đã tìm đi nẻo đường chữ tao nhã, nhiều khi xa lạ với cái họ cần diễn đạt. Trần Dần, trái lại, sử dụng từ truồng chứ không phải từ nào khác tương

đương về mặt nghĩa. Trước hết, từ này chứa cái sướng nơm của kẻ bình dân,

với âm tr, nó gợi đến sự trơn truội, tuột đi, không vướng mắc, vần uồng

khiến liên tưởng về mặt âm tới tồng ngồng, nhồng nhỗng. Bản thân đồng âm của nó chuồng, khiến người đọc hình dung, phải chăng, ngay cả khi khơng

cịn gì vướng víu, thì chính thân thể con người lại trở thành một thứ chuồng cuối cùng và chung thân giam hãm con người? (Chúng tôi không biết Trần Dần có chủ ý nghĩ tới điều này không: trong phương ngữ Trung bộ, Truồng

mang hai nghĩa: 1. Trần truồng, 2. là cái chuồng, vd: truồng trâu, truồng lợn, truồng bò). Nhân vật là thằng Truồng chứ không phải thằng trần truồng hay

cởi truồng -Vẫn trong đà xây dựng nhân vật theo kiểu cực hạn, lược bỏ tối đa

những từ ngữ đi kèm nhằm giải thích hay miêu tả cụ thể hơn nhân vật. Mà thằng trần truồng hay thằng cởi truồng không thể giống với thằng Truồng

nội dung: khơng có quần áo hay ít nhất là khơng có quần, làm phơi lộ cơ thể và những chỗ kín đáng ra nên giấu. Truồng có tất cả những nét nghĩa đó,

nhưng sự cụt lủn của nó lại nói được nhiều điều: truồng đã ở thể hoàn tất,

như là bản chất của nhân vật, đặc tính duy nhất về nó, khu biệt nó với cái

khác nó. Thằng truồng là truồng ở nhiều phương diện đời sống. Đó là biểu

tượng của con người bị vây khốn “thằng truồng bị vây trong vòng trịn”. Khơng cịn sở hữu cái gì đáng kể: tên tuổi, xuất thân, những đặc điểm riêng

về mặt ngoại hình, tính cách, nó chỉ cịn biết tồn thân là “một chiếc sinh thực khí dứt thánh bỏ trí của tất cả nam nữ”, và “thường trực jục cưới jao cấu phố. Buồng. đường. người. ngày. Mùa”. Ý nghĩa biểu trưng của biểu tượng

này do đó phát triển theo hướng thứ hai, thiên về vật chất và nhục dục.

Thông qua ám ảnh tình dục trong đời sống và ngơn ngữ của thằng Truồng,

người ta gặp con người trong tình thế kề cận sinh vật, như chúng tơi đã chỉ ra trong phần cái tôi. Do vậy, Truồng là bi kịch con người bị đẩy tới. Đẩy tới

hiểm nguy: như kẻ trần trụi giữa bầy sói, đẩy tới tha hố: dục tình chi phối – nó trở nên trơ trẽn và bất chấp! Dưới đây, chúng tôi chú ý tới góc độ thứ hai của biểu tượng này.

Trong sáng tác của Trần Dần, truồng không chỉ được sử dụng với tư cách

định ngữ của danh từ thằng, nó tỏ ra tự do về mặt từ loại nên phạm vi biểu đạt lớn: khi được dùng như một danh từ Truồng A, truồng B, Truồng C…khi

biến thành một tính từ Thiết tha thiên địa mới truồng dân. Trên cơ sở khảo sát nội dung những hình ảnh, hình tượng liên quan tới truồng, chúng tôi bước

đầu thiết lập ý nghĩa khác của biểu tượng này: Truồng như cuộc rũ bỏ

Trước hết là sự rũ bỏ quần áo. Cần lưu ý động tác này trong thơ Trần

Dần, về bản chất không nhằm vào việc khơi gợi những ham muốn tình dục. Nhân vật bị tước hết quần áo, một phần vì “quần áo là một biểu tượng bên ngoài của hoạt động thực tại, có nguy cơ đi đến phá vỡ thực tại. Quần áo chỉ rõ ta thuộc về một xã hội có đặc tính rõ rệt, cởi bỏ nó ra là một cách nào đó chối từ việc ta thuộc về xã hội đó” [10,tr.1033]. Ban đầu, y phục là dấu hiệu

đầu tiên của ý thức về sự trần truồng, ý thức về bản thân, về đạo đức. Dần

sau, nó lại là dấu hiệu của đẳng cấp. Thế nên, người bình dân trong khát

vọng bình đẳng từng cả gan làm cuộc lột trần này: Hơn nhau tấm áo manh quần/ Cởi ra mình trần ai cũng như ai. Trần Dần chốt lại “người hay mị

quần áo”! Cả tự mị và bị mị.

Trong Trần Dần – Ghi phía trên chúng tơi đã nhắc tới, nhà thơ nói rõ mong muốn của mình:Tơi muốn viết về chiến tranh với quan niệm cuộc sống cởi

truồng – cuộc sống như nó là chứ không phải nên là. Cách phát biểu này bề

ngoài tỏ ra gây hấn bởi cụm từ “cuộc sống cởi truồng”, nhưng về bản chất, nó là một cách gọi khác, rất sáng rõ của cuộc sống như nó là. Suốt đời thơ

Trần Dần đã dành trọn cho cuộc theo đuổi hiện thực như nó là. Thế nên, truồng trước hết là nỗ lực rũ bỏ mọi nguỵ tạo quanh sự vật, làm lộ ra bản

chất: gột nghĩa cũ quanh từ, trút quần áo quanh người, danh phận, giới tính…đưa tất cả vào ngày hội cacnaval làm lộ thiên cái đẹp tự nhiên. Hãy

xem ông kể kệ:

Thế giới tôi ở. Phố lộ thiên. Người lộ thiên

Đường. Nhà. Bộ hành lộ thiên. Mây trắng bảy nghìn miền Ước: Hãy đưa cái lộ thiên vào sử dụng!

Phạm vi hữu hiệu: tất địa hạt, hoa, huệ, hoa lá, hạt, nhạc hội truồng… Thẩm mỹ chính ra truồng, mà văn hố ngu

người hay mị quần áo.

Nài: thiết tha thiên địa mới, truồng dân

[18,tr.206-207]

Lộ thiên là cách thức khác của truồng. Đó là đặc điểm thế giới nhà thơ ở

(trong tưởng tượng), trái hẳn thế giới nơi con người phàm trần của ông đang chung sống. Xuất phát từ một thực tế: Văn hoá, văn minh bao giờ cũng có những mặt trái của nó, bên cạnh những thành tựu rực rỡ mà nó đem lại cho

con người, nó ln có nguy cơ (và lịch sử đã nhiều lần kiểm chứng) đẩy con người xa rời cái tự nhiên. Bởi vậy, thiên địa mới, cuộc sống mới mà nhà thơ

mong muốn xác lập là một thiên địa mới với truồng dân. Muốn tìm hiểu ý

nghĩa của cụm từ mới mẻ “truồng dân”, có lẽ nên liên tưởng tới đơi câu thơ

khác của ơng: Vào đời: tất cả chỉ có vé đồng hạng/ Mọi đặc quyền/ đều sặc

sụa bất công. Nhưng truồng dân không chỉ dừng lại ở đó, nó khơng phải

thảo dân, lê dân, cũng không phải công dân – những danh từ mà sắc thái

thiên về chính trị; truồng dân là những con người lộ thiên và được sử dụng

cái lộ thiên, những con người không bị mị và tự mị bởi bất cứ một sự màu mè, huyền thoại hay sự giả trá nào. Và mùa sạch là gì nếu khơng phải trong căn cốt, nó chính là một thế giới tinh khôi, một thiên địa mới mà truồng dân sinh sống? Muốn sạch, phải được gột rửa, như tất cả Sau mưa:

Đại lộ sau mưa thuỷ mạc

Hoa viên lòng lọc bộ hành Xòng xọc tàu lên sạch một mạch Cột đèn mưa sạch Con chim sẻ sạch Tôi đi sành sạch ….Bốn bề Tia mắt sạch nhìn nhau [18,tr.155]

Biết đến bao giờ nơi nơi (bốn bề), con người đều nhìn nhau bằng những tia

mắt sạch? – những cái nhìn khơng định kiến, không áp đặt, cái nhìn trong

veo? Và cái nhìn này, nếu có, trong từ điển Trần Dần, có lẽ nó sẽ được gọi

…truồng nhìn! Sạch hay truồng, vì thế, cịn là một phản ứng với thói quen

nhận định hay phán xét mang định kiến thay vì tìm hiểu kỹ. Như vậy, mưa là một cách đưa sự vật về trạng thái truồng và Truồng là khao khát sạch, lên đỉnh sạch. Trả sự vật về cái nguyên sơ, mới có thể tái sinh cho nó. Mùa sạch

trong giai đoạn “ngoại luật” của Trần Dần chính là “khao khát một thế giới

sạch, sạch đến nỗi ta có thể nhìn ngắm, theo dõi, lắng nghe cái thế giới ấy

hiểm, là lo sợ, là ơ nhiễm, là v.v” [95]… Có lẽ, chưa một nhà thơ Việt Nam nào làm như vậy, cho đến ngày hôm nay, 44 năm sau Mùa sạch.

Tư tưởng này chi phối sâu sắc những động thái sáng tác của Trần Dần: khi

biểu hiện cái tôi, nhà thơ làm bật ra cái tôi vô thức, siêu thức vốn hàng ngày bị cái tơi ý chí lấn át, làm lộ thiên những góc khác của cái tơi, phơi lộ truồng

tơi. Q trình phát triển quan niệm về thơ của ơng cũng là q trình trút rụng

những tính từ, để nghệ thuật tự trị, tức hướng tới truồng thơ. Đặc biệt trong lĩnh vực ngôn ngữ: khi ông muốn làm mới Tiếng Việt, ông bắt đầu từ chữ

cái, coi mỗi chữ như một sinh thể, gọi chúng là con chữ, con âm. Đó là cách trả chữ về khởi thuỷ của nó, là chữ sạch, truồng chữ. Tách từ khỏi nghĩa cố

định, giải thốt từ khỏi khn khổ ngữ pháp câu, là tạo nên từ sạch, truồng

từ. Sự lao động này của Trần Dần gợi nhớ tới Marguerite Duras, khi Duras

nỗ lực trở lại với thời mở đầu của ngôn ngữ, tức là bà làm cho từng từ một

được gột sạch những gỉ sét đủ loại mà tiếng Pháp đã khốc lên nó, như muốn

làm chúng biến chất. Đây là một công việc rất quan trọng trong cả trải

nghiệm viết cũng như trải nghiệm đọc. Bà tâm sự: “Ý nghĩa sẽ đến sau, nó

khơng cần đến tôi… Sự chậm rãi này, sự vô kỉ luật trong cách chấm câu, nó

như thể tơi lột quần áo của các từ, hết từ này đến từ khác, và tôi khám phá ra cái ở bên trong quần áo, cái từ đơn độc, không thể nhận ra, khơng cịn quan hệ thân thích, khơng cịn một danh tính nào hêt, bị bỏ rơi…Đơi khi chẳng có

gì hết, thậm chí chưa hẳn là một vị trí, một hình thức, mà để ngỏ, để cho

người ta tìm hiểu. Nhưng tất cả đều phải được đọc, cả chỗ đúng trống rỗng

cũng vậy. Người ta nhận ra khi người ta nói, khi người ta lắng nghe, các từ dễ bóp vụn và bở ra như thế nào và có thể tan ra thành cát bụi” [57,tr.304]. Xét ở góc độ này, biểu tượng truồng trong thơ Trần Dần là cuộc rũ bỏ để phục nguyên và tạo ra những sinh mệnh mới.

Có thể kết luận, khởi điểm của truồng là mong muốn sạch. Nhưng cực điểm của truồng là Thằng truồng, nhân vật của sự bị tước bỏ. Nên truồng vừa là

đích thèm muốn đạt tới vừa là bi kịch thân phận bị đẩy tới. Biểu tượng này,

trong khí quyển văn bản Trần Dần, do vậy, trở nên đa nghĩa.

2.2.2.2. Biểu tượng không gian

Phố - cách thức sáng tạo không gian của cái tôi hiện đại

Phố trong thơ Trần Dần có hình dáng và thân phận. Đó khơng chỉ là một

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ trần dần, từ quan niệm nghệ thuật tới hành trình sáng tạo (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)