1. 3.2 Vấn đề cái viết như trung tâm của các lý thuyết thời hiện đại
2.2. Biểu tượng trong thơ Trần Dần
2.2.2.2. Biểu tượng không gian
Phố - cách thức sáng tạo không gian của cái tơi hiện đại
Phố trong thơ Trần Dần có hình dáng và thân phận. Đó khơng chỉ là một kí hiệu ngôn ngữ, phố đã trở thành những sinh linh có tim có óc, có dung
nhan, tâm sự khác nhau. Phố là chứng nhân, là tri kỉ, là hiện thân của tinh thần đô thị trong sáng tác Trần Dần.
Lần đầu xuất hiện, phố gắn với một cái tên cụ thể và quen thuộc, kèm theo những từ, những con số giản dị và chính xác giống như một bản khai lí lịch:
Tôi ở phố Sinh Từ/ Hai người/ Một gian nhà chật/ Rất yêu nhau sao cuộc
sống không vui?. Phố bắt đầu xác lập vị trí trung tâm thơ Trần Dần từ đó, với
vẻ buồn và day dứt. Vốn là nhà thơ của tỉnh thành, thời thơ ấu của Trần Dần trôi qua ở thành phố nghèo Nam Định, trong các phố nhỏ đầy ắp huyền
thoại; Cổng tỉnh là sự tràn về của những con phố ấy. Có những Phố với tên cụ thể: đường Hàng Song xanh lấm tấm sao chiều, hay Phố Năng Tĩnh nơi ơng sinh ra. Lại có những phố vô danh: phố ngang, phố dọc, phố dốc. Và vô vàn những phố được nhà thơ đặt tên: Phố mạng nhện, phố trắng, phố lam, phố cánh sen, phố cưới, phố mồ cơi, phố gố, phố héo, phố úa, phố nịt vú, phố rơi voan, phố chết, phố đói, phố rét, phố nứt, phố què, phố khổ, phố giày
đinh, phố xác, phố tha ma, phố nhà mồ, phố nhộng, phố vôi bột, phố gá thổ,
phố đổ hồ, phố nhớt, phố vàng lờ, phố ca lâu. Phố được định nghĩa bởi hệ
nhân vật đặc trưng: phố xúc xắc tống tình, phố me Tây cởi yếm- phố của dân chơi, phố lam tròng trành là phố của một người đang yêu, phố coocxê non là phố của các cơ gái làm tiền ít tuổi, phố chéo chênh chênh là phố của một ăn
mày, phố trăng chông chênh trồng hoa trồng nụ là phố một thuở thơ ngây. Với hàng loạt vị từ đi kèm, Phố như biểu trưng của sự náo loạn, tơi tả, hỗn
ghép lại từ muôn ngàn mảnh vỡ, âm thanh, giống như một bức tranh lập thể. Cuộc loại bỏ triệt để các vị từ đi kèm phố ở Mùa sạch đã khiến phố thu lại
trong một chữ sạch duy nhất, nhưng lại bung ra đẹp ngỡ ngàng với nhiều góc
độ khác nhau:
Anh vẫn tìm em qua thành phố sạch Qua tinh mơ xe cộ sạch
Qua chiều sương toả lạnh sạch Qua dặng đèn đường mày mạy sạch Qua tăcxi hày hạy sạch
Qua dòng người vồi vội sạch Qua đường thành thoai thoải sạch Qua nhà cây cậy sạch
Tìm em
Có thể nói, trong hành trình tới những thẩm mỹ mới của Trần Dần, sự vận động diễn ra ngay trên phố. Phố Trần Dần những năm 63-64 biểu trưng cho thẩm mỹ mới đó, với những chữ vừa lạ vừa quen, cách tạo hình độc đáo:
phố dài vơ lễ, đại lộ ngu si, đại lộ lập thể, sương bay lèm nhèm đại lộ, phố
thở vỉa hè to, chuông khánh thẫn thờ/ lủng củng ngã tư xưa…Phố Trần Dần
những năm bảy mươi là thơ lẻ: phố. Mây trắng. số nhà đen. Hạt đèn thuở
nọ.. Phố Trần Dần những năm tám mươi là những từ khơng có trong từ điển,
những sinh linh như Trần Dần từng gọi: Phố mòn son triệu nốt chân rêu? Cả
mình lẫn những bạn mọn? phố mịn bạn mọn nốt chân rêu… Khi Jờ joạcx
mở toang một thế giới khác lạ, thế giới của nhục dục trong thi ca, phố được chọn làm một trong bốn địa điểm chính, đặc biệt có mặt trong thiên X và
XV: 17 phố tòi 13 cột điện hở…đan lát phố dọc chi chit sẹo nhà cổ một tầng
và chín chịn jài tầng…ướt thượt giữa ngã tư một người vành tai dính trên dây điện sẹo… Nỗi niềm Phố của Trần Dần chỉ có thể ví được với sự tận tâm
mà Bùi Xuân Phái trong cơng cuộc tìm kiếm hội hoạ đã dành cho phố. Nếu phố Trần Dần là những câu thơ xù xì góc canh khó được coi là thơ ca thì Phố
Phái với những nét to đen nghệch ngoạc cũng khác thường so với nền mỹ
thuật đương đại vẫn mải mê nghệ thuật trang trí tả thực và hiền lành. Sự gần gũi này giải thích lý do hai người lúc sinh thời tuy không phải là bạn chí cốt nhưng ln trọng nhau, giải thích danh hiệu Quốc hoạ mà Trần Dần đặt cho Bùi Xn Phái. Có lẽ tính hình khối, đường nét, bố cục của phố cuốn hút con người hội hoạ trong các ơng. Cùng với đó là tính chất phi thời gian, phi hồi niệm của nó. Khơng gian tiêu biểu của Thơ Mới thường là vườn hay bến sông -kiểu không gian của xã hội nông nghiệp, gắn với hồi niệm, trữ tình. Phố lại mang những đặc trưng đối lập, gắn liền tinh thần đô thị, nhịp sống
thời hiện đại. Vườn vốn là không gian thiên tạo mà các ơng thích cái đẹp
nhân tạo. Gắn với nó là một kiểu tư duy thơ khác, đoạn tuyệt hay chặt đứt cái hồi niệm, trữ tình của tư duy thơ lãng mạn. Mà rõ ràng, một trong những yếu tố chi phối tư duy thơ Trần Dần chính là nỗ lực phá cái lả lướt, cái trữ tình trong cả hội họa và thơ ca. Nhưng Phố trong thơ Trần Dần không chỉ dừng lại ở nghĩa thứ nhất này. Mà quan trọng hơn, nghi lễ đặt tên phố thực chất là cách sáng tạo không gian của riêng ông. Trong khi sự sợ hãi không gian như là một đặc tính cái tơi trung đại (Kẻ chốn Chương Đài người lữ
thứ) thì ở thời hiện đại, khơng gian là một mục tiêu chiếm lĩnh. Và sự chiếm
lĩnh thú vị nhất là tìm mọi cách để sáng tạo không gian. Cho nên, ta thấy,
ông đặt tên phố một cách đam mê và tự tin. Nhưng tất nhiên, cơn xâm lăng
của thương trường thời mở cửa, cuốn đi nhiều nét đẹp của phố, không khỏi khiến Trần Dần thất vọng và phẫn nộ: “một chiều Trần Dần chống gậy đứng phố Nguyễn Du lom lom nhìn ra đường, mấy sợi râu rung rung như sợ hãi
như giận dữ. Thốt nhiên ông ôm ngực ho, vừa ho vừa chỉ ngón trỏ lên trời, nói tơi muốn nuốt Hà Nội vào lịng, trớ ra đơ thành rởm” [48,tr.145].
Ám ảnh phố sẽ chẳng bao giờ chấm dứt trong Trần Dần. Những người
thân trong gia đình ơng kể lại, khi đã luống tuổi, bị giày vò bởi bệnh tật, Trần Dần vẫn thường chống gậy ra phố và chọn một góc dưới cột đèn đường để
lại, nhiều bụi bẩn, không một chút thơ mộng, khơng một bóng cây. Người muốn tìm chỗ yên tĩnh và mát mẻ để nghỉ ngơi không chọn nơi như vậy.
Phải chăng, con người đó từ lâu đã coi phố như một không gian lý tưởng -
nơi cuộc sống hiện diện sinh động nhất. Ở giữa phố là hiện diện giữa đời
sống đô thị, là cách tốt nhất để được nếm cuộc sống, thoả mãn những cơn thèm, khi thèm cứ chồm trong những cơn thể nghiệm (chữ của Đặng Đình
Hưng)?
Chân trời, chân mây - miền lưu trú của “cái tôi chưa biết”
Trong thơ ông, hai biểu tượng này thường song đơi đồng thời mang tính nước đơi, lưỡng giá: vừa là giới hạn, định kiến, trói bó, quá vãng vừa là ước ao, hi vọng, tương lai, lí tưởng. Điều thú vị là, chân trời vốn là biểu tượng
của cái khơng cùng, cái khơng nhìn thấy được và khơn nắm bắt. Cái vơ hạn
đó của người đời lại trở thành giới hạn với nhà thơ và ông định nghĩa tự do
trong tương quan tương tác với chân trời Tự do là vi phạm mọi chân trời.
Theo đó, chính nhà thơ là tội phạm của nhiều chân trời Tôi tội phạm cả trần
mây Á. Cả chân trời Âu? Mọi chân mây Tân Cựu Lục Địa? Và tất nhiên, kẻ
tội phạm xuyên lục địa đó là người khao khát tự do, đấu tranh cho tự do và
sự thực luôn là một kẻ tự do. Thế nên, ông lên án những kẻ ám sát chân mây hoặc tự chôn sống trong chân mây của mình, đồng thời ca ngợi những người
can đảm làm xổng xích các chân mây. Ơng đau lịng sổ bụi? những lá thư
khơng gửi? lại đau nữa những bài thơ tình sử nghẹn khơng làm…mỗi người
bóp chết bộn chân mây? Theo đó, Chân trời là điểm đến mà cái tơi Trần Dần
ngóng vọng, vì nơi này chan chứa những chân mây, hứa hẹn những giá trị, những cái đẹp chưa được khai phá. Vì bí ẩn, nó có giá trị như vùng mù …vùng tổ của vùng thơ. Thế nên, nó có sức hấp dẫn, mời gọi, cuốn hút người
ta tới. Để rồi hơn một lần, nhà thơ đã thất vọng trong cuộc rượt đuổi cái chưa biết vĩ đại này Bốn cẳng chạy tới chân trời? không bõ? Không bõ? Vớt về một canh cánh chiêm bao. Câu thơ phơi lộ một tình huống bi kịch của con
người khi ảo ảnh tan vỡ, mở đầu là sự dồn tốc lực (chua chát và hài hước ở
hai từ Bốn cẳng), giữa chặng là vỡ lẽ (tức tối mà không nghẹn ngào – không
bõ? Không bõ), và kết thúc là tiếng thở dài ngay ngáy (lo canh cánh?) của
người chỉ vớt được hư vô. Nhưng giá trị con người nói chung và giá trị cái
tơi nói riêng trong thơ Trần Dần lại đo qua những trục tọa độ phi thường đó:
Sao gọi là người – kẻ chẳng mở chân mây? Dẫu thất bại hay thất vọng sau
những vi phạm chân trời và mở chân mây, con người thơ vẫn bộc lộ sự ngoan cường Tôi vẫn chốt ở chân trời Bayon chữ.
Thoạt nhìn, sẽ thấy Trần Dần tự mâu thuẫn trong việc mô tả mối quan hệ của tôi với chân trời, chân mây (Mà hai biểu tượng này chỉ có ý nghĩa thực sự khi soi chiếu trong mối quan hệ đó): khi là kẻ mong muốn chiếm lĩnh
(chạy tới), khi sở hữu đường hồng (Tơi vẫn đứng ở chân trời câu rút?). Sự bất nhất này có nguyên nhân trực tiếp: khi chủ thể là một người điên rồ thèm
khát vơ biên, cịn khách thể liên tục bội phân Hết một chân trời rợp rạp chân mây – lại đến một chân mây rợp rạap chân trời? thì chẳng có ranh giới nào
là yên ổn. Và thực ra, mỗi chân trời chân mây đánh dấu một ngưỡng nhận
thức, một giới hạn hiểu biết và khám phá, sáng tạo của con người (mà “Khi giấc mơ trở thành hiện thực, dầu muốn dầu không nó đồng thời cũng trở
thành một giấc mơ chết” [20,tr.411]). Thế nên, hai đối tượng này vừa là cái ngoài ta vừa là cái được chuyển thể vào trong ta. Tự thân nó khơng có khả
năng bội phân, bằng chứng là, với nhiều người, lim của nhận thức là một hằng số, với nghệ sĩ là sự lặp lại chính mình. Nên sự bội phân đó là kết quả của cái tôi bội phân. Tôi chịu lực hấp dẫn của những chân trời nhưng chính
tơi lại là kẻ kiến tạo và mở ra không ngừng những chân trời mới hay làm
phát lộ những miền chưa biết tới của ngôn ngữ, tư duy, nghệ thuật, sinh tồn…Trước vô biên, tôi đã không chỉ là người ngưỡng vọng: Tất cả những gì
tơi có/ đều zo tơi tự sắm lấy/ bằng nhiều mất ngủ chân mây. Điều này lí giải
riêng của nó. Ở phương diện này, tơi bình đẳng. Vì thân phận tơi cũng có điểm tương đồng với thân phận cái vơ biên:
Tơi khóc những chân trời bụi đỏ ở đó: vắng người
Khơng có người biết khóc – các chân mây. * * *
Tơi khóc những chân trời héo hết mọi jây thiêng. Lại khóc những jây thiêng đã héo hết mọi người thờ * * *
Anh khóc những chân trời phai nhạt chân mây. Lại khóc những chân mây nhờ nhạt chân trời.
Cực điểm của sự tương đồng ấy, tôi và chân mây đồng nhất một trớ trêu:
Chân mây như chân thân? –bi minh trâu dẫm nát bò đi? Ơi eo ơi? Tảo mộ
một người? tảo mộ một chân mây? Thịt nát xương tan – bò dẫm trâu đi?
…tảo mộ một nhân thân đâu phải chuyện dễ? huống hồ tảo mộ những chân mây? Khi Nguyễn Du viết Độc Tiểu Thanh ký, ông đã tảo mộ cho nàng, đồng thời tảo mộ cho một chân mây bị đoạ đày, tàn phá. Nhưng ở đây khơng
ai chết, thì tảo mộ như thế nào và vì sao mà tảo mộ? Vì chân thân đó là của một người đã sống –tức bị chôn sống như tôi và chân mây kia bị bức tử vì
cái đèm đẹp giết chết cái đẹp. Mở ra chân mây đã khó, kẻ mở ra chân mây đã
hiếm, nhưng cịn khó khăn hơn nữa việc bênh vực chân mây và bảo vệ kẻ bạo gan này. Minh oan và chiêu tuyết cho một đời người đâu dễ huống hồ đợi phục sinh những cái đẹp đã bị dập vùi! Có phải vì nghe ra sự cảm thơng
ấy mà vơ biên cũng khóc, trong hình dung của Trần Dần về đám ma tôi?:
Hôm ấy – lã chã sáu chân trời? lã chã sáu chân mây?
Như vậy, nếu phố là chốn sinh tồn và thể nghiệm của cái tôi trần thế, hiện thân cho tinh thần đô thị và sự chiếm lĩnh không gian của cái tôi hiện đại; thì chân trời chân mây là nơi lưu trú của cái tơi chưa biết. Sống hết mình với
kiểu không gian ấy đã bổ sung cho nhau, làm nên khơng gian đa chiều, tạo
nên kích cỡ và bản sắc cái tôi của thơ ông.
Tiểu kết:
Trên đây chúng tôi đã tiến hành khảo sát hai phương diện quan trọng
trong thơ của Trần Dần: cái tơi trữ tình đa diện và một số biểu tượng đặc thù. Sự vận động và biến đổi của quan niệm nghệ thuật ở tác giả đã chi phối trực tiếp lộ trình của cái tơi, khiến nó đi từ cái tơi lưỡng phân đến cái tôi đa cực, tự phủ định để biến thành cái tôi vô ngã, cuối chặng đường thơ lại trở thành
cái tôi an nhiên mà đắm đuối suy tư. Cần thấy, cái tôi Trần Dần đã một mình khám phá mọi khả năng của cái tơi thơ hiện đại, điều mà phải nhiều thế hệ
cái tôi (từ thơ kháng chiến đến thơ trẻ hiện nay) chung sức mới làm được.
Chúng tôi cũng chọn khảo sát hai loại biểu tượng tiêu biểu ở thơ ông: thân
thể và không gian, để thấy biểu tượng nào qua tay ông cũng trở nên độc đáo và đa nghĩa.
Chương 3.
HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO NHÌN TỪ GĨC ĐỘ NGƠN NGỮ NGHỆ THUẬT