1. 3.2 Vấn đề cái viết như trung tâm của các lý thuyết thời hiện đại
2.2. Biểu tượng trong thơ Trần Dần
2.2.1. Biểu tượng trong thơ, những đặc trưng cơ bản
Biểu tượng (Représentation hoặc Symbole), trong thuật ngữ của mĩ học, lí
luận văn học và ngơn ngữ học cịn được gọi là tượng trưng. Trong nghĩa
rộng, biểu tượng là đặc trưng phản ánh cuộc sống bằng hình tượng của văn
học nghệ thuật. Theo nghĩa hẹp, biểu tượng là một phương thức chuyển nghĩa của lời nói hoặc một loại hình tượng nghệ thuật đặc biệt có khả năng truyền cảm lớn [26,tr.23]. Đặc tính riêng biệt của biểu tượng chính là ở chỗ
nó tổng hợp trong một biểu hiện dễ cảm nhận tất cả những ảnh hưởng của vô thức và ý thức, cùng các sức mạnh bản năng và trí tuệ, xung đột lẫn nhau hay
đang trong tiến trình hài hồ bên trong mỗi con người. Cảm nhận một biểu
tượng văn học là công việc hết sức cá nhân, khơng chỉ theo nghĩa là nó biến
đổi tuỳ từng người, mà cịn theo nghĩa nó bắt nguồn từ toàn bộ con người
anh ta. Mà, cái toàn bộ con người vừa là cái mắc phải vừa là cái tiếp nhận
được; nó thừa kế từ di sản của nhân loại nhiều nghìn năm tuổi; nó chịu ảnh
hưởng những sự khu biệt văn hố và xã hội riêng của mơi trường phát triển trực tiếp của anh ta, thêm vào đó lại cịn có hệ quả của một trải nghiệm đơn nhất và những ưu tư do tình cảnh hiện tại của anh ta. Với chức năng “giống
như một cái đầu thám hiểm thả mình vào cõi chưa biết, nó sục tìm và cố diễn
đạt cái ý nghĩa của cuộc phiêu lưu tinh thần của con người đang lao mình
qua cõi không -thời gian” [10, XXIX]. Tính chất này của biểu tượng càng
được đẩy mạnh ở Trần Dần, một người thơ cả đời đi tìm cái chưa biết. Với
nó, ơng (kẻ nhận mình là động vật tượng trưng) sẽ thực hiện đồng thời nhiều cuộc phiêu lưu.