1. 3.2 Vấn đề cái viết như trung tâm của các lý thuyết thời hiện đại
1.3.2. Giá trị của hệ thống quan niệm nghệ thuật Trần Dần
Quan niệm nghệ thuật của nhà thơ đã phát triển đến một mức độ hệ thống, hoàn thiện hơn những tư tưởng mới chỉ manh nha ở các thi sĩ trong nhóm
Xuân Thu Nhã Tập, nhóm Dạ Đài mà ơng từng là thành viên và một phần
nào đó ở Nguyễn Đình Thi thời kì đầu kháng chiến chống Pháp.
Nếu lấy Thơ Mới làm điểm mốc quan trọng để soi chiếu những thay đổi
trong quan niệm nghệ thuật thời sau, sẽ thấy, hầu hết các nhà Thơ Mới đều
phủ nhận vai trị của lí trí mà đề cao vai trị của cảm xúc trong tư duy thơ ca.
Đỉnh cao của quan niệm phủ nhận lí trí một cách cực đoan được biểu hiện
trong tác phẩm Xuân thu nhã tập. Đây là một hướng tìm tịi tiếp nối của Thơ Mới khi những ngòi bút Xuân Thu nhã tập chừng như đã nhận ra cái đỉnh điểm của thời đại hồng kim thơ đã tới lúc thối trào. Chất lãng mạn có lẽ đã
quá đủ với lớp độc giả tiên tiến. Tình u, sự cơ đơn, nỗi buồn với mọi cung bậc, màu sắc đã được khai thác đến vỉa cuối cùng. Với họ, “lần đầu tiên
trong lí luận thơ ca ở Việt Nam, cái trực giác trong tư duy thơ được nhấn
mạnh và đề cao. Họ cho rằng trực giác là bản chất có tính cội nguồn của thơ” [74,tr.44]. Với quan niệm được phát biểu cùng nhóm Dạ đài trong Tuyên ngôn Tượng trưng, Trần Dần đã tiếp thu và đề cao yếu tố trực giác và tượng
trưng, nhưng đi xa hơn Xuân Thu nhã tập vì đã bước đầu chú ý tới chữ. Tuy nhiên phải thấy một thực tế là, về chữ và sự tự do trong thơ, Nguyễn Đình Thi là người đã đề cập tới chi tiết, trước khi Trần Dần phát triển nó lên tầm cao mới. Nguyễn Đình Thi cho rằng: “Người làm thơ chọn chữ và tiếng
khơng chỉ vì ý nghĩa của nó, cái nghĩa thế nào là thế ấy, đóng lại trong một khung sắt. Điều kỳ diệu của thơ là mỗi tiếng, mỗi chữ, ngồi cái cơng dụng
gọi tên sự vật, bỗng tự phá tung mở rộng ra, gọi đến chung quanh nó, những cảm xúc, những hình ảnh khơng ngờ, toả ra xung quanh một vùng ánh sáng
động đậy. Sức mạnh của câu thơ là ở sức gợi ấy” [79,tr.175]. Nhưng thực tế
đã cho thấy, những tiếng nói cách tân này đã khơng được chính người đề
xướng ra theo đuổi tới tận cùng. Và lịch sử thơ ca Việt Nam đã bỏ lỡ hơn
một mùa xuân như thế.
Với hệ thống quan niệm mới mẻ, Trần Dần đã tự mình tách ra khỏi dịng chủ lưu của thơ ca đương thời, tiếng nói của ơng chỉ tồn tại như một mạch ngầm. Song nếu xóa bỏ định kiến, có thể thấy quan niệm của ông đã hướng vào một phương diện mà thơ ca Việt Nam còn chưa chú ý đúng mức: Xem
ngôn từ là đối tượng sáng tạo của thơ ca chứ không đơn giản chỉ là phương
tiện chuyển tải. Tinh thần vị ngôn từ của các nhà thơ trong nhóm chính là sự phản ứng với thái độ thực dụng trong cách đối xử với ngôn từ, xem ngôn từ thi ca chỉ như con thuyền tải đạo. Quan niệm về viết và đọc, mới mẻ và
quyết liệt, là sự đi trước ráo riết của Trần Dần, đưa ra những đề xuất ở dạng sơ khởi cho một lí thuyết hiện đại, mà đến nay, vẫn cịn ngun tính cách tân
ở Việt Nam. Tóm lại, theo chúng tơi, quan niệm nghệ thuật của Trần Dần có
hai giá trị cơ bản. Thứ nhất, với bản thân Trần Dần, vì phụng sự chữ, ơng khơng cho phép mình tái lặp những vùng chữ đã có. Thứ hai, với thơ Việt
đương thời, quan niệm này tạo ra cách viết khác dựa trên ý thức mới về vật
liệu.
Tiểu kết: Trên đây, chúng tôi đã phác thảo chân dung đời người, đời thơ
của Trần Dần trước khi tiến hành tìm hiểu quan niệm nghệ thuật và sự phát triển của quan niệm đó qua các chặng đường sáng tạo. Trần Dần là người đã
đi từ nhiệt huyết dấn thân đến vị thế kẻ ngoài lề, nhưng suốt gần 40 năm
ngồi lề đó ơng vẫn quyết liệt thơ và kiên định chữ. Hệ thống quan niệm
nghệ thuật của Trần Dần bắt đầu được hình thành với Dạ đài, vận động trong kháng chiến và biến đổi sau vụ Nhân văn. Trọng tâm của nó bàn về đặc trưng của thơ, khởi từ thơ tượng trưng, qua thơ đa nghĩa đến sự đồng nhất thơ vào chữ. Mặt khác, Trần Dần xác lập một cách nhìn khác về viết và đọc, trong đó
viết được coi như một hành động xoá bỏ và vượt thoát, như cuộc phiêu lưu
với cái chưa biết; đọc – theo đó - trở thành sự tra tấn một chiều, một lao động dãi dàu, khổ hạnh. Những quan niệm trên có cơ sở khoa học của nó và nảy sinh từ sự phản ứng của Trần Dần với xã hội và nền thơ đương đại Việt
Chương 2.
CÁI TÔI TRỮ TÌNH ĐA DIỆN VÀ MỘT SỐ BIỂU TƯỢNG ĐẶC SẮC TRONG THƠ TRẦN DẦN