Đo lường lãnh đạo mới về chất và lãnh đạo nghiệp vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ giữa lãnh đạo mới về chất, lãnh đạo nghiệp vụ và sự gắn kết công việc của người lao động (Trang 26 - 28)

2.1. Cơ sở lý thuyết

2.1.1.2 Đo lường lãnh đạo mới về chất và lãnh đạo nghiệp vụ

Lãnh đạo có thể được đo lường hay khơng đang là vấn đề gây tranh cãi. Có rất nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra các công cụ nhằm chứng minh lãnh đạo đo lường được.

Lafferty (1981) sử dụng thang đo khám phá lối sống gồm 12 thang đo (khuyến

khích các giá trị nhân văn, liên kết, sự phê chuẩn, quy ước, phụ thuộc, sự tránh khỏi, sự phản đối, quyền lực, cạnh tranh, cầu toàn, thành tựu, tự biến thành hiện thực) để đo lường cách thức suy nghĩ và các khái niệm cá nhân.

M.Maskin (1984) sử dụng bảng câu hỏi hành vi (tầm nhìn lãnh đạo) gồm 10

thang đo (lãnh đạo tập trung, lãnh đạo cởi mở, lãnh đạo tin cậy, lãnh đạo tôn trọng, lãnh đạo rủi ro, lãnh đạo cốt yếu, lãnh đạo văn hóa, lãnh đạo ủy quyền, lãnh đạo dài hạn, lãnh đạo tổ chức) để đo lường lãnh đạo trong tổ chức cho người quản lý và các nhân viên.

Kouzes và Posner (1988) đưa ra thang đo khám phá lãnh đạo thực hành để đo lường hành vi lãnh đạo của các quản lý và giám sát bằng cách sử dụng 5 thang đo (thách thức quá trình, truyền đạt tầm nhìn, khiến người khác hành động, mơ hình hóa cách thức, khích lệ).

Willson và Conoly (1989) đề xuất thang đo khảo sát lãnh đạo thực hành để đo lường kỹ năng của các cá nhân và các thuộc tính để thay đổi văn hóa tổ chức, phương pháp và thủ tục. Thang đo khảo sát lãnh đạo thực hành gồm có 8 thang đo (chia sẻ tầm nhìn, lãnh đạo để thay đổi, đạt được sự gắn kết, giám sát tác động cá nhân, cố gắng thực hiện, nhận ra hiệu quả thực hiện, tác động thường xuyên, nguồn của quyền lực).

Campell (1991) công bố Thước đo lãnh đạo Campell để đo lường các đặc điểm

của lãnh đạo trong sinh viên gồm 22 thang đo (tham vọng, táo bạo, năng động, dám nghĩ dám làm, từng trải, nhìn xa trơng rộng, có tính thuyết phục, nghị lực, có tình

cảm trìu mến, chu đáo, ủy quyền, thân thiện, uy tín, hiệu suất, có tổ chức, tằn tiện, điềm tĩnh, linh hoạt, lạc quan, đáng tin cậy).

Bass và Avolio (1985, 1990) đưa ra bảng câu hỏi lãnh đạo đa nhân tố đo lường

các loại lãnh đạo gồm lãnh đạo mới về chất, lãnh đạo nghiệp vụ và lãnh đạo tự do. Lý thuyết về lãnh đạo của Bass là một lý thuyết hiện đại tiêu biểu về lãnh đạo được xây dựng trên cơ sở đúc kết và kiểm nghiệm hơn 5000 nghiên cứu về lãnh đạo trong hơn thập kỷ qua (Bass, 1997). Vì vậy, hiện nay lý thuyết này được sử dụng nhiều nhất và lý thuyết này được sử dụng làm nền tảng cho luận văn này.

Bass và các cộng sự phân chia lãnh đạo thành 2 loại (lãnh đạo mới về chất và lãnh đạo nghiệp vụ) và thiết lập bảng câu hỏi MLQ (Multifactor leadership questionare) để đo lường 2 loại lãnh đạo này. Bảng câu hỏi MLQ trải qua nhiều phiên bản trong hơn 20 năm qua: Form 4X (1985), Form 6S (1992) và Form 5X (1997). Trong luận văn này sử dụng bảng câu hỏi MLQ Form 6S (1992) để đo lường lãnh đạo mới về chất và lãnh đạo nghiệp vụ được mô tả dưới đây.

MLQ phiên bản 6S gồm 21 biến quan sát đo lường 3 loại lãnh đạo (lãnh đạo mới về chất, lãnh đạo nghiệp vụ và lãnh đạo tự do). Lãnh đạo tự do là loại lãnh đạo mà nhà lãnh đạo tránh việc chịu trách nhiệm và vắng mặt khi cần thiết, trì hỗn trong các quyết định, lãnh đạo khơng có bất kỳ cố gắng nào trong việc giải quyết vấn đề hay động viên người lao động. Trong phạm vi đề tài này không xét đến quan hệ của lãnh đạo tự do và sự gắn kết công việc của người lao động, mà chỉ xem xét sự đánh giá của cấp dưới về các nhà lãnh đạo của họ bằng các biến quan sát mà dấu hiệu phân biệt là các đặc trưng hành vi lãnh đạo nghiệp vụ và lãnh đạo mới về chất.

Khái niệm lãnh đạo mới về chất gồm 4 thành phần: sự ảnh hưởng, sự động viên, sự quan tâm và kích thích thơng minh (Bass, 1985). Lãnh đạo nghiệp vụ được định nghĩa bởi 3 thành phần: thưởng theo thành tích, quản lý bằng ngoại lệ chủ động và thụ động (Den Hartog, VanMuijen và Koopman, 1997).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ giữa lãnh đạo mới về chất, lãnh đạo nghiệp vụ và sự gắn kết công việc của người lao động (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)