Lãnh đạo mới về chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ giữa lãnh đạo mới về chất, lãnh đạo nghiệp vụ và sự gắn kết công việc của người lao động (Trang 28 - 30)

2.1. Cơ sở lý thuyết

2.1.1.2.1 Lãnh đạo mới về chất

Lãnh đạo mới về chất được đo lường bằng 4 thành phần: quan tâm cá nhân, kích thích trí tuệ, động viên tinh thần và ảnh hưởng về mặt nhận thức. Mỗi biến thành phần được đo bằng 3 biến quan sát.

a. Sự quan tâm đến từng cá nhân

Quan tâm đến người khác là nhân tố cần thiết của lãnh đạo, đặc biệt là giữa lãnh đạo và nhân viên. Sự quan tâm này có ý nghĩa rất lớn khi điều này làm cho làm cho nhân viên hài lòng với lãnh đạo, quan hệ với kết quả công việc của nhân viên (Bass,

1985). Người lãnh đạo vơ tâm điển hình bằng việc phê phán nhân viên nơi đông người, đe dọa và không quan tâm đến cảm xúc của họ, đe dọa sự an toàn và từ chối

Biến Định nghĩa Các biến thành phần

lãnh đạo mới về chất (Transformational Leadership) Là tập hợp các lãnh đạo góp phần mang đến kết quả tích cực cho hoạt động của tổ chức. Những kết quả đó có thể là sự nỗ lực vượt trội của các nhân viên dưới quyền, của cá nhân, của nhóm hoặc hiệu quả kinh doanh của tổ chức hoặc cũng có thể là sự hài lòng, sự thỏa mãn của nhân viên đối với lãnh đạo (Bass, 1985)

Sự ảnh hưởng (thuộc tính và hành vi)

Đo lường mức độ nhà lãnh đạo truyền sự tự hào về tổ chức cho những người khác, thể hiện quyền lực, sự tự tin, cân nhắc đến các hậu quả của đạo đức của các quyết định và nói về tầm quan trọng của việc thực hiện sứ mệnh của tập thể.

Sự truyền cảm hứng

Đo lường khả năng truyền đạt của người lãnh đạo đến người lao động những mong đợi cao, diễn đạt mục đích quan trọng bằng cách đơn giản, tạo ra cảm hứng bất tận cho cấp dưới.

Sự quan tâm cá nhân

Đo lường sự quan tâm của lãnh đạo đến các nhu cầu cá nhân (hồn thành cơng việc và phát triển bản thân) của nhân viên bằng việc giám sát, chỉ dẫn và huấn luyện.

Kích thích thơng minh

Đo lường mức độ mà lãnh đạo khuyến khích nhân viên đổi mới và sáng tạo để tiếp cận những vấn đề cũ bằng cách thức mới

Quan tâm cả nhóm hoặc cá nhân, chứ khơng phải chỉ có cấp dưới thân cận và những người cùng cấp. Thể hiện sự quan tâm bằng cách có thể phê phán nhân viên, đồng thời cho họ lời khuyên để tiến bộ, đưa ra kế hoạch cải tiến hiệu quả hoạt động của nhân viên trong tình huống có sự tham dự và chỉ dẫn của quản lý cấp cao hơn. (Bass, 1985)

Bass & Avolio (1994) cho rằng lãnh đạo đặc biệt chú ý đến nhu cầu của nhân viên trong đó gồm có nhu cầu hồn thành cơng việc và phát triển bản thân. Điều này được thể hiện bằng hành động giám sát, chỉ dẫn và huấn luyện. Lãnh đạo quan tâm đến nhân viên bằng việc chăm sóc con người, luân phiên nhiệm vụ để phát triển khả năng và biến đổi tiềm lực, ủy quyền một cách hợp lý và giám sát để cá nhân phát triển và nâng cao kỹ năng, đảm bảo quan tâm công bằng đến mỗi cá nhân.

Có thể tóm tắt rằng: sự quan tâm cá nhân giúp nhân viên phát triển bản thân, cho nhân viên biết người quản lý nghĩ gì với những việc nhân viên đã làm, và quan tâm đến các nhân viên có vẻ bị cơ lập.

b. Kích thích sáng tạo

Người lãnh đạo mới về chất gợi lên các phản ứng trong nhân viên, mà các phản ứng này vượt quá mức bình thường và kích thích con người khỏi những điều mà họ tưởng tượng. Do đó, làm ảnh hưởng đến niềm tin, giá trị hơn là thay đổi hành vi. Có thể giải thích việc này như là “người lãnh đạo cho phép tơi suy nghĩ các vấn đề trước đó theo cách mới hoặc lãnh đạo cho tôi các cách mới để giải quyết vấn đề”

(Bass, 198).

Tầm quan trọng của kích thích trí tuệ trở nên nổi bật hơn khi người lãnh đạo khơng bằng lịng với các vấn đề khơng trọn vẹn, tiếp tục tìm kiếm cái mới để thay đổi cho tốt hơn, tạo lợi thế cơ hội tốt nhất. Lãnh đạo kích thích nhân viên thơng qua quá trình phát triển các ý tưởng mới, cổ vũ, khuyến khích các sáng kiến trong việc giải quyết các vấn đề. Vì thế người lãnh đạo ln khuyến khích sáng tạo và hạn chế chỉ trích lỗi lầm, khuyến khích nhân viên làm thử các ý tưởng mới (Bass & Avolio,

Tóm lại, kích thích sáng tạo kích thích nhân viên suy nghĩ các vấn đề cũ bằng các phương pháp/ cách nhìn mới, giúp nhân viên có những phương pháp mới hay cách nhìn mới với các vấn đề khó, giúp nhân viên phát triển các ý tưởng mà họ chưa bao giờ đưa ra trước đó.

c. Sự truyền cảm hứng

Sự truyền cảm hứng nhằm nói đến các hành vi của lãnh đạo hướng đến sự động viên và truyền đạt đến nhân viên như đưa ra các mục tiêu thách thức và các ý nghĩa của công việc. Sự truyền cảm hứng của người lãnh đạo thể hiện sự nhiệt tình, lạc quan vào tầm nhìn trong tương lai và điều này làm lơi cuốn nhân viên của họ. Phong cách lãnh đạo này tính đến việc thơng tin một cách rõ ràng về sự hiệu lực, sự nỗ lực và sự cam kết thực hiện nhiệm vụ. Có thể nói rằng để thực hiện việc truyền cảm hứng, người lãnh đạo phải truyền đạt mệnh lệnh dễ hiểu, đưa ra các hình ảnh lơi cuốn về cơng việc và giúp người khác tìm thấy ý nghĩa trong công việc.

d. Ảnh hưởng nhận thức

Ảnh hưởng nhận thức nói đến người lãnh đạo có khả năng cư xử trong các tình huống một cách sâu sắc và truyền sự ảnh hưởng lên niềm tin, thái độ và hành vi của nhân viên. Có thể xem như là một mối quan hệ hay một giao kèo giữa người lãnh đạo và nhân viên. Sự thu hút của người lãnh đạo truyền đạt một cách rõ ràng và bao quát đến các mục đích, thơng tin về các mong đợi cao hơn, bày tỏ sự tin cậy đối với nhân viên của mình và thiết lập các trạng thái gắn kết tình cảm với họ. Người lãnh đạo uy tín thể hiện sức mạnh của quyền lực, sự tin tưởng, sự vận động và phát triển của các thành viên trong nhóm. Người lãnh đạo làm cho nhân viên cảm thấy thoải mái và tự hào khi cùng làm việc, và người lãnh đạo được sự tin tưởng của nhân viên. (Bass, 1992).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ giữa lãnh đạo mới về chất, lãnh đạo nghiệp vụ và sự gắn kết công việc của người lao động (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)