Các phương pháp định giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương hướng và giải pháp vận dụng giá trị hợp lý trong kế toán doanh nghiệp việt nam (Trang 25 - 26)

1.2. Lược sử quá trình phát triển giá trị hợp lý trong kế toán

1.2.3. Các phương pháp định giá

Các kỹ thuật định giá bao gồm phương pháp thị trường, phương pháp thu nhập hay phương pháp chi phí được sử dụng để đo lường giá trị hợp lý.

1.2.3.1. Phương pháp thị trường

Phương pháp thị trường sử dụng các giá và thông tin liên quan được phát sinh bởi các giao dịch trên thị trường bao gồm các tài sản hay nợ phải trả đồng nhất hay so sánh được (bao gồm cả cơ sở kinh doanh). Ví dụ, các kỹ thuật định giá thích hợp với phương pháp thị trường thường sử dụng thị trường đa dạng để so sánh. Những thị trường đa dạng được sử dụng trong phương pháp này được sắp xếp với từng loại khác nhau để so sánh. Sự lựa chọn trong số những thị trường đó được yêu cầu quyết định cùng với xem xét các nhân tố cụ thể cho việc đo lường (số lượng và chất lượng). Các kỹ thuật định giá với phương pháp thị trường là định giá ma trận. Định giá ma trận là thuật toán được sử dụng chủ yếu cho định giá chứng khốn nợ mà khơng phụ thuộc vào giá niêm yết đối với các chứng khốn nợ cũng như khơng phụ thuộc vào mối quan hệ của chứng khoán với các chứng khoán chuẩn niêm yết khác.

1.2.3.2. Phương pháp thu nhập

Phương pháp thu nhập sử dụng kỹ thuật định giá để chuyển đổi các giá trị tương lai (ví dụ các luồng tiền hay thu nhập) về giá trị hiện tại (chiết khấu). Đo lường này dựa trên sơ sở kỳ vọng của thị trường hiện tại vào các giá trị tương lai. Những kỹ thuật định giá này bao gồm kỹ thuật giá trị hiện tại; các mơ hình lựa chọn định giá như cơng thức Black- Scholes-Metron (a closed-form model) và mơ hình nhị thức (a lattice model) mà không sáp nhập với các kỹ thuật giá trị hiện tại; và phương pháp thu nhập dư ra của nhiều kỳ (excess earning) mà nó được sử dụng để đo lường giá trị hợp lý của các tài sản vơ hình nào đó.

1.2.3.3. Phương pháp chi phí

Phương pháp chi phí dựa trên giá trị mà hiện tại có thể được yêu cầu để thay thế khả năng cung cấp của tài sản (thường quy cho giá thay thế hiện hành). Từ góc độ của bên tham gia thị trường (người bán), giá có thể nhận được từ tài sản được xác định dựa vào chi phí đối với bên tham gia thị trường (người mua) để mua được hay xây dựng tài sản thay thế của lợi ích so sánh được và được điều chỉnh cho tài

sản bị loại bỏ. Tài sản bị loại bỏ bao gồm sự hư hỏng về vật chất, lỗi thời về kỹ thuật và bị loại bỏ vì tính kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương hướng và giải pháp vận dụng giá trị hợp lý trong kế toán doanh nghiệp việt nam (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)