Bổ sung, điều chỉnh Luật kế toán và chuẩn mực chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương hướng và giải pháp vận dụng giá trị hợp lý trong kế toán doanh nghiệp việt nam (Trang 74)

Luật kế tốn và chuẩn mực chung được xem là khn mẫu lý thuyết kế toán, là trọng tâm của hệ thống kế tốn, bởi vì nó cung cấp các khái niệm và nguyên tắc kế toán chung nhất làm cơ sở cho hoạt động kế tốn. Ngồi ra nó cịn giúp xây dựng một nền tảng vững chắc cho việc ban hành chuẩn mực kế toán trong tương lai. Các khái niệm được trình bày trong Luật kế tốn và chuẩn mực chung phải mang tính chắc chắn, đầy đủ và ổn định cao.

Tuy nhiên, theo điều 7 của luật kế tốn Việt Nam năm 2003 trình bày ngun tắc kế toán: “giá trị của tài sản được tính theo giá gốc, bao gồm chi phí mua, bốc

xếp, vận chuyển, lắp ráp, chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác đến khi đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng”, trong VAS 01 “Chuẩn mực chung”

cũng đề cập giá gốc là một trong bảy nguyên tắc cơ bản của kế toán (VAS 01, đoạn 05). Do đó, cho đến thời điểm này, giá trị hợp lý chưa được đề cập trong Luật và trong chuẩn mực chung như một cách định giá riêng.

Để có thể áp dụng đo lường giá trị hợp lý trong kế toán Việt Nam, điều cấp thiết phải điều chỉnh, bổ sung nội dung của Luật kế toán và chuẩn mực chung, cụ thể như sau:

• Ghi nhận ban đầu theo giá gốc hoặc giá trị hợp lý.

• Giá trị sau ghi nhận ban đầu: các khoản mục trên báo cáo tài chính được trình bày theo một trong các loại giá sau: giá gốc, giá trị thuần có thể thực hiện, giá trị hợp lý, hiện giá, … theo quy định trong các chuẩn mực cụ thể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương hướng và giải pháp vận dụng giá trị hợp lý trong kế toán doanh nghiệp việt nam (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)