Vai trò của giá trị hợp lý trong chuẩn mực kế toán quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương hướng và giải pháp vận dụng giá trị hợp lý trong kế toán doanh nghiệp việt nam (Trang 26 - 30)

1.2. Lược sử quá trình phát triển giá trị hợp lý trong kế toán

1.2.4. Vai trò của giá trị hợp lý trong chuẩn mực kế toán quốc tế

Giá trị hợp lý khi sử dụng trong hệ thống IFRS được xem xét trong bốn trường hợp sau đây:

1.2.4.1. Giá trị hợp lý là cơ sở để đo lường các nghiệp vụ phát sinh ban đầu

Khuôn mẫu lý thuyết của IASB không đề cập đến giá trị hợp lý như một cơ sở đo lường sử dụng trong việc xác định các yếu tố báo cáo tài chính mà chỉ đề cập đến việc có thể sử dụng giá trị hợp lý để xác định giá gốc. Bảng 1.1 sau đây sẽ trình bày các trường hợp áp dụng giá trị hợp lý trong đo lường các nghiệp vụ phát sinh ban đầu.

Bảng 1.1: Sử dụng giá trị hợp lý trong đo lường các nghiệp vụ phát sinh ban đầu

IAS 16 Ghi nhận nhà xưởng, máy móc, thiết bị trong nghiệp vụ trao đổi với các tài sản khác.

IAS 17 Bên đi thuê ghi nhận ban đầu tài sản thuê tài chính theo giá trị hợp lý (trừ khi giá trị hợp lý cao hơn hiện giá và khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu).

IAS 18 Ghi nhận doanh thu.

IAS 20 Ghi nhận nghiệp vụ nhận tài sản từ nhà nước.

IAS 38 Ghi nhận tài sản cố định vơ hình trong nghiệp vụ trao đổi với các tài sản khác.

IAS 39 Đo lường tài sản và nợ tài chính.

IAS 41 Đo lường tài sản sinh học và sản phẩm thu được từ nông nghiệp. IFRS 1 Ghi nhận nhà xưởng, máy móc, thiết bị tại thời điểm chuyển đổi.

IFRS 2 Ghi nhận hàng hóa, dịch vụ và các cơng cụ vốn cổ phần trong giao dịch thanh toán vốn chủ sở hữu.

IFRS 3 Đo lường các tài sản, nghĩa vụ phát sinh do hợp nhất.

Nguồn: David Cairns, 2006, “The use of fair value in IFRS”.

Qua bảng trên cho thấy, giá trị hợp lý trong đo lường các nghiệp vụ phát sinh ban đầu là cách sử dụng khá phổ biến trong các chuẩn mực kế tốn và chuẩn mực

báo cáo tài chính quốc tế hiện hành. Cụ thể, giá trị hợp lý được sử dụng trong ghi nhận ban đầu của các khoản mục tài sản và nợ phải trả như tài sản thuê tài chính, các cơng cụ tài chính, tài sản sinh học, sản phẩm nông nghiệp, các tài sản, nợ phải trả trong nghiệp vụ hợp nhất kinh doanh, …

1.2.4.2. Phân bổ các số liệu ghi nhận ban đầu của các giao dịch phức tạp thành các yếu tố hợp thành

Bảng 1.2: Sử dụng giá trị hợp lý trong phân bổ các số liệu ghi nhận ban đầu của các

giao dịch phức tạp thành các yếu tố hợp thành

IAS 32 Đo lường các thành phần của cơng cụ tài chính phức hợp. IFRS 3 Yêu cầu bên mua lại ghi nhận tài sản thuần theo giá trị hợp lý.

Nguồn: David Cairns, 2006, “The use of fair value in IFRS”.

1.2.4.3. Giá trị hợp lý là cơ sở để xác định giá trị sau khi ghi nhận ban đầu

Sau khi ghi nhận ban đầu, giá trị hợp lý có thể được sử dụng để xác định giá trị của các tài sản hay nợ phải trả cụ thể tại mỗi thời điểm lập báo cáo tài chính.

Bảng 1.3: Sử dụng giá trị hợp lý sau khi ghi nhận ban đầu

IAS 16 Đo lường nhà xưởng, máy móc, thiết bị. IAS 19 Đo lường phúc lợi cho người lao động.

IAS 26 Đo lường các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến quỹ hưu trí. IAS 27 Đo lường các khoản đầu tư vào công ty con.

IAS 28 Các khoản đầu tư vào công ty liên kết.

IAS 31 Các khoản đầu tư vào các đơn vị đồng kiểm soát. IAS 38 Đo lường tài sản cố định vơ hình.

IAS 39 Đo lường tài sản và nợ tài chính. IAS 40 Đo lường bất động sản đầu tư.

IAS 41 Đo lường tài sản sinh học và sản phẩm thu được từ nông nghiệp.

Nguồn: David Cairns, 2006, “The use of fair value in IFRS”.

Như vậy, các chuẩn mực kế toán quốc tế chấp nhận việc sử dụng giá trị hợp lý như là cơ sở đo lường sau khi ghi nhận ban đầu là IAS 16 “Bất động sản, nhà xưởng, máy móc thiết bị”, IAS 38 “Tài sản vơ hình”, IAS 39 “Đo lường và ghi nhận cơng cụ tài chính”, IAS 40 “Bất động sản đầu tư”, IAS 41 “Nông nghiệp”, …

1.2.4.4. Giá trị hợp lý được sử dụng trong đánh giá sự suy giảm giá trị tài sản

Giá trị hợp lý được sử dụng để thử nghiệm phải chăng một tài sản đang giảm giá trị và cần ghi nhận sự giảm giá trị tài sản. Theo IAS 36 “Tổn thất tài sản”, dấu hiệu cho thấy tài sản đang giảm giá trị là khi giá trị có thể thu hồi của tài sản thấp hơn giá trị còn lại của tài sản thể hiện trên báo cáo tài chính tại thời điểm cuối niên độ. Giá trị có thể thu hồi của một tài sản hay được xác định là giá trị lớn hơn giữa giá trị hợp lý sau khi trừ đi chi phí cần thiết để bán tài sản và giá trị sử dụng của tài sản. Đây được xem như sự áp dụng giá trị hợp lý trong việc xác định sự giảm giá trị tài sản. Các khoản chênh lệch phát sinh do sự thay đổi giá trị hợp lý giữa các thời điểm báo cáo có thể được xử lý theo các phương án:

 Ghi nhận là thu nhập, chi phí trong báo cáo lãi, lỗ (ví dụ: tài sản tài chính ghi nhận theo giá trị hợp lý qua báo cáo lãi lỗ, bất động sản đầu tư, tài sản sinh học và sản phẩm nông nghiệp).

 Ghi nhận điều chỉnh chỉ tiêu thuộc nguồn vốn chủ sở hữu trên Bảng cân đối kế tốn (tài sản tài chính nắm giữ để bán).

Ngoài ra, các khoản chênh lệch giá đánh giá lại được tính trên cơ sở giá trị hợp lý (áp dụng với nhà xưởng, máy móc thiết bị, tài sản vơ hình) được xử lý theo nguyên tắc:

 Chênh lệch giá trị đánh giá lại của tài sản giảm (do giá trị hợp lý giảm) được ghi nhận là chi phí trên báo cáo lãi, lỗ hoặc ghi giảm vốn chủ sở hữu nếu trước đó có phát sinh chênh lệch giá đánh giá lại tăng đã được ghi nhận vào vốn chủ sở hữu.

 Chênh lệch giá đánh giá lại của tài sản tăng (do giá trị hợp lý tăng) được ghi nhận tăng vốn chủ sở hữu hoặc ghi nhận vào thu nhập nếu trước đó có phát sinh chênh lệch giá đánh giá lại giảm đã được ghi nhận vào chi phí trên báo cáo lãi, lỗ.

Bảng 1.4: Sử dụng giá trị hợp lý trong đánh giá sự suy giảm giá trị tài sản

Tài sản dài hạn Nội dung, yêu cầu Chuẩn mực

Nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị

Giá trị lớn hơn giữa giá trị hợp lý sau khi trừ đi chi phí cần thiết để bán tài sản và giá trị sử dụng của tài sản.

IAS 36

(mơ hình giá trị hợp lý) Bất động sản đầu tư (mơ hình giá gốc)

Giá trị lớn hơn giữa giá trị hợp lý sau khi trừ đi chi phí cần thiết để bán tài sản và giá trị sử dụng của tài sản.

IAS 36

Tài sản sinh học (mơ hình giá trị hợp lý)

Giá trị hợp lý trừ chi phí để bán tài sản. IAS 41

Tài sản sinh học (mơ hình giá gốc)

Giá trị lớn hơn giữa giá trị hợp lý sau khi trừ đi chi phí cần thiết để bán tài sản và giá trị sử dụng của tài sản.

IAS 36

Thương hiệu Giá trị lớn hơn giữa giá trị hợp lý sau khi trừ đi chi phí cần thiết để bán tài sản và giá trị sử dụng của tài sản.

IAS 36

Các tài sản cố định vơ hình khác

Giá trị lớn hơn giữa giá trị hợp lý sau khi trừ đi chi phí cần thiết để bán tài sản và giá trị sử dụng của tài sản.

IAS 36

Lợi thế thương mại Giá trị lớn hơn giữa giá trị hợp lý sau khi trừ đi chi phí cần thiết để bán tài sản và giá trị sử dụng của tài sản.

IAS 36

Tài sản dài hạn Nội dung, yêu cầu Chuẩn mực

Vốn góp liên doanh (Phương pháp vốn chủ sở hữu)

Giá trị lớn hơn giữa giá trị hợp lý sau khi trừ đi chi phí cần thiết để bán tài sản và giá trị sử dụng của tài sản.

IAS 36

Khoản đầu tư tài chính Giá trị hợp lý. IAS 39 Các khoản cho vay và

phải thu.

Giá trị hiện tại của dòng tiền trong tương lai được chiết khấu với tỷ lệ lãi suất ban đầu.

IAS 39

Tài sản ngắn hạn

Hàng tồn kho Giá trị thuần có thể thực hiện được. IAS 2 Hợp đồng xây dựng Chênh lệch giữa doanh thu và chi phí hợp

đồng xây dựng.

Sản phẩm nông nghiệp Giá trị hợp lý trừ chi phí để bán tài sản. IAS 41 Các khoản phải thu tài

chính

Giá trị hiện tại của dòng tiền trong tương lai được chiết khấu với tỷ lệ lãi suất ban đầu.

IAS 39

Cho thuê tài chính Giá trị hiện tại của dòng tiền trong tương lai được chiết khấu với tỷ lệ lãi suất ban đầu.

IAS 17

Các khoản cho vay và phải thu khác

Giá trị hiện tại của dòng tiền trong tương lai được chiết khấu với tỷ lệ lãi suất ban đầu.

IAS 39

Các khoản đầu tư tài chính

Giá trị hợp lý. IAS 39

Các khoản đầu tư giữ đến ngày đáo hạn

Giá trị hợp lý. IAS 39

Các khoản tương đương tiền

Giá trị hợp lý. IAS 39

Nguồn: David Cairns, 2006, “The use of fair value in IFRS”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương hướng và giải pháp vận dụng giá trị hợp lý trong kế toán doanh nghiệp việt nam (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)