Chuẩn mực kế toán Mỹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương hướng và giải pháp vận dụng giá trị hợp lý trong kế toán doanh nghiệp việt nam (Trang 30 - 33)

1.3 Kinh nghiệm sử dụng giá trị hợp lý trong chuẩn mực kế toán Mỹ và chuẩn

1.3.1. Chuẩn mực kế toán Mỹ

1.3.1.1. Giá trị hợp lý được áp dụng trong những trường hợp

• Ghi nhận và trình bày cơng cụ tài chính (chứng khốn thương mại và chứng khốn sẵn sàng để bán, cơng cụ tài chính phái sinh).

• Ghi nhận tài sản và nợ phải trả trong hợp nhất doanh nghiệp. • Ghi nhận ban đầu trong trường hợp trao đổi phi tiền tệ. • Ghi nhận và trình bày các khoản mục phát sinh bằng ngoại tệ. • Ghi nhận ban đầu cho tài sản cố định thuê tài chính.

1.3.1.2. Cơ sở và cấp bậc sử dụng giá trị hợp lý

Đo lường giá trị hợp lý được cho rằng tài sản hay nợ phải trả được trao đổi trong giao dịch thông thường giữa các bên tham gia thị trường để bán tài sản hay

thanh toán khoản nợ phải trả vào ngày đo lường. Một giao dịch thơng thường là giao dịch mà sẵn có trên thị trường vào kỳ trước của ngày đo lường, đó khơng phải là một giao dịch bắt buộc. Giao dịch bán tài sản và thanh toán khoản nợ phải trả là giao dịch giả định vào ngày báo cáo, được xem xét dưới góc độ của bên tham gia thị trường mà đang nắm giữ tài sản hay sở hữu khoản nợ phải trả. Vì vậy đo lường theo giá hợp lý là xác định giá mà sẽ nhận được từ bán tài sản hay khoản tiền phải trả để thanh toán nợ phải trả vào ngày thanh toán.

Đo lường giá trị hợp lý giả sử rằng giao dịch để bán tài sản hay thanh toán nợ phải trả diễn ra trên thị trường chính của tài sản hay nợ phải trả, trong trường hợp khơng có thị trường chính thì trên thị trường mà có nhiều thuận lợi đối với tài sản hay nợ phải trả.

Trong trường hợp khơng có giá tham chiếu của các tài sản hay nợ phải trả đồng nhất hay có thể so sánh được trên thị trường, có thể áp dụng các kỹ thuật định giá: phương pháp thị trường, phương pháp thu nhập hoặc phương pháp chi phí để đo lường giá trị hợp lý.

1.3.1.3. Yêu cầu công bố giá trị hợp lý

a) Đối với tài sản và nợ phải trả đo lường theo giá trị hợp lý trên cơ sở định kỳ báo cáo sau ghi nhận ban đầu (ví dụ như chứng khốn kinh doanh), đơn vị báo cáo

cần công bố thông tin mà đủ cho phép người sử dụng báo cáo đánh giá được dữ liệu đầu vào cho phát triển các đo lường này và đo lường giá trị hợp lý định kỳ có sử dụng đáng kể các dữ liệu không quan sát được (cấp độ 3), ảnh hưởng của đo lường lên thu nhập hay chi phí trên tài sản rịng đối với kỳ báo cáo. Để đạt mục tiêu đó, đơn vị báo cáo cần công bố các mục tiêu sau đây đối với kỳ báo cáo năm cũng như giữa niên độ (ngoại trừ trường hợp đặc biệt) một cách riêng lẻ đối với mỗi loại tài sản, nợ phải trả chủ yếu:

• Đo lường giá trị hợp lý vào ngày báo cáo.

• Mức độ trong cấp bậc giá trị hợp lý mà đơn vị sử dụng để phân khúc đo lường giá trị hợp lý thành giá niêm yết trên thị trường hoạt động cho tài sản và nợ phải trả đồng nhất (cấp độ 1); mức quan trọng của dữ liệu đầu vào có thể quan sát

được khác (cấp độ 2) và tầm quan trọng của dữ liệu đầu vào khơng quan sát được (cấp độ 3).

• Đối với đo lường giá trị hợp lý mà sử dụng đáng kể dữ liệu đầu vào không quan sát được (cấp độ 3), một bảng đối chiếu từ đầu kỳ đến cuối kỳ báo cáo những thay đổi được trình bày một cách riêng biệt trong kỳ và bổ sung sau đây:

+ Tổng lãi/lỗ trong kỳ (có liên quan và khơng liên quan), phân khúc các khoản lãi/lỗ này thành thu nhập (hay chi phí trên tài sản rịng) và mơ tả vị trí lãi/lỗ trong thu nhập (hay chi phí tài sản rịng) được ghi nhận trên báo cáo thu nhập.

+ Mua, bán, phát hành và thanh tốn (rịng).

+ Sự chuyển nhượng trong hoặc ngoài cấp độ 3 (chẳng hạn chuyển nhượng phải chịu sự thay đổi của tính quan sát được của dữ liệu đầu vào).

• Tổng giá trị lãi/lỗ thuộc đoạn 3.1 ở trên bao gồm thu nhập (hay chi phí trên tài sản rịng) mà được tính vào thay đổi lãi/lỗ chưa thực hiện liên quan đến những tài sản và nợ phải trả vẫn còn giữ đến ngày báo cáo và mô tả lãi/lỗ chưa thực hiện được ghi nhận ở báo cáo thu nhập.

• Chỉ trong báo cáo năm, các kỹ thuật định giá được sử dụng để đo lường giá trị hợp lý và thảo luận sự thay đổi của các kỹ thuật định giá (nếu có) trong suốt kỳ báo cáo.

b) Đối với tài sản và nợ phải trả đo lường theo giá hợp lý mà không phải trên cơ sở định kỳ sau ghi nhận ban đầu (như tài sản bị giảm giá trị), đơn vị báo cáo phải

cung cấp thông tin đủ cho người sử dụng báo cáo có thể đánh giá dữ liệu đầu vào sử dụng cho việc đo lường này. Để đạt yêu cầu này đơn vị báo cáo phải công bố thông tin sau đây cho báo cáo niên độ cũng như báo cáo giữa kỳ (trừ khi có quy định đặc biệt) một cách riêng biệt đối với mỗi loại tài sản, nợ phải trả:

• Đo lường giá trị hợp lý trong suốt kỳ kế toán và lý do của việc đo lường đó. • Mức độ trong cấp bậc giá trị hợp lý mà đơn vị sử dụng để phân khúc đo lường giá trị hợp lý thành giá niêm yết trên thị trường hoạt động cho tài sản và nợ phải trả đồng nhất (cấp độ 1); mức quan trọng của dữ liệu đầu vào có thể quan sát được khác (cấp độ 2) và tầm quan trọng của dữ liệu đầu vào khơng quan sát được (cấp độ 3).

• Đối với đo lường giá trị hợp lý mà sử dụng đáng kể dữ liệu đầu vào không quan sát được (cấp độ 3), mô tả dữ liệu đầu vào và thông tin được sử dụng để phát triển dữ liệu.

• Chỉ trong báo cáo năm, các kỹ thuật định giá được sử dụng để đo lường giá trị hợp lý và thảo luận sự thay đổi nếu có của các kỹ thuật định giá được sử dụng định giá các tài sản, nợ phải trả tương tự trong các kỳ trước (nếu có) trong suốt kỳ báo cáo.

• Đối với tài sản và nợ phải trả cần có bảng đối chiếu tương tự như yêu cầu của đoạn 3 thuộc mục (a) trên 7.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương hướng và giải pháp vận dụng giá trị hợp lý trong kế toán doanh nghiệp việt nam (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)