Một số vấn đề về sử dụng giá trị hợp lý trong kế toán doanh nghiệp Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương hướng và giải pháp vận dụng giá trị hợp lý trong kế toán doanh nghiệp việt nam (Trang 61)

DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Giá trị hợp lý tại Việt Nam còn khá mới mẻ nên việc áp dụng chưa được rộng rãi và chưa đạt được mục đích về cung cấp thông tin. Phần này sẽ trình bày các nguyên nhân dẫn đến giá trị hợp lý chưa được áp dụng rộng rãi cũng như những thuận lợi và thách thức của Việt Nam khi áp dụng giá trị hợp lý trong kế toán doanh nghiệp.

2.3.1. Các nguyên nhân dẫn đến giá trị hợp lý chưa được áp dụng rộng rãi trong kế toán doanh nghiệp trong kế toán doanh nghiệp

• Mối quan hệ giữa lợi ích - chi phí: việc cung cấp thơng tin tài chính về giá trị hợp lý tiêu tốn nhiều chi phí để thu thập, xử lý, soạn thảo các báo cáo tài chính hoặc

cho kiểm tốn; hơn nữa cịn phải xem xét các chi phí phát sinh từ phía người sử dụng như thu thập, phân tích, hay loại bỏ những thơng tin thừa. Trong khi lợi ích mang lại từ thơng tin chẳng hạn sự đáp ứng một yêu cầu pháp lý, thương mại, hay củng cố hình ảnh tài chính của doanh nghiệp, tạo niềm tin cho khách hàng và giới đầu tư (đối với người soạn thảo), hoặc có thể là những kết quả phân tích, dự báo phù hợp và đáng tin cậy cho việc ra quyết định (đối với người sử dụng thơng tin), … có thể khơng tương xứng với số tiền đã bỏ ra. Nói khác đi, tính hữu ích của thơng tin tài chính bị giảm sút nếu chi phí vượt quá lợi ích mang lại từ việc cung cấp – sử dụng thông tin. Điều này gây ra áp lực rất lớn đến việc cung cấp thơng tin tài chính hữu ích nếu u cầu q cao về lợi ích mang lại của thơng tin từ phía nhà nước, người sử dụng so với khả năng đáp ứng của doanh nghiệp.

• Do tâm lý của người làm kế toán và nhà quản lý vẫn nhìn nhận cơng tác kế tốn phục vụ cho mục đích thuế, vì vậy các doanh nghiệp chưa mạnh dạn áp dụng giá trị hợp lý vì bằng chứng của giá trị hợp lý phải mất thời gian và chi phí để kiểm chứng và có thể khơng được sự thừa nhận của cơ quan thuế.

• Chưa có văn bản pháp lý hướng dẫn về giá trị hợp lý trong kế toán, cụ thể là chuẩn mực và thơng tư của Bộ Tài chính. Các doanh nghiệp Việt Nam có thói quen chỉ áp dụng khi đã có chuẩn mực và thơng tư hướng dẫn cụ thể: doanh nghiệp hạch toán theo các quy định trong thơng tư hướng dẫn, vì vậy giá trị hợp lý chưa được áp dụng rộng rãi.

• Giá trị hợp lý được đề cập đến chưa nhiều, và trong các trường hợp được đề cập đều có giá gốc được xác định rõ ràng, vì vậy doanh nghiệp thường sử dụng giá gốc để ghi sổ. Ví dụ: tài sản có được do trao đổi khơng tương tự hoặc ghi nhận theo giá trị hợp lý của tài sản nhận về hoặc giá trị còn lại của tài sản đem đi trao đổi sau khi điều chỉnh số tiền nhận hoặc trả thêm.

• Giá trị hợp lý còn mới mẻ đối với Việt Nam, việc nhận thức về giá trị hợp lý chưa được đầy đủ nên người làm kế toán và nhà quản lý ngại sử dụng.

• Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển nền kinh tế thị trường nên các công cụ đi kèm chưa phát triển đầy đủ và đồng bộ, kèm theo đó là thị trường hàng

hóa chưa thật sự phát triển đa dạng để là nơi cung cấp thơng tin trong q trình định giá các đối tượng kế toán.

2.3.2. Những thuận lợi và thách thức của Việt Nam khi áp dụng giá trị hợp lý trong kế toán doanh nghiệp trong kế toán doanh nghiệp

2.3.2.1. Những thuận lợi

Việt Nam có thuận lợi rất lớn là hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế về kế toán giá trị hợp lý đã hình thành và phát triển ở một mức độ khá hoàn thiện, đặc biệt là sự ra đời của IFRS 13 “Fair Value Measurement” (Đo lường giá trị hợp lý). Chúng ta có thể nghiên cứu chuẩn mực này và áp dụng sao cho phù hợp với đặc điểm Việt Nam, chỉ cần sửa đổi và có những bổ sung cần thiết. Điều này giúp chúng ta giảm được thời gian và chi phí bỏ ra.

Một thuận lợi khác là Việt Nam có được những may mắn của nước đi sau, có điều kiện học hỏi kinh nghiệm của các nước đi trước nên tránh được những lỗi lầm mà các quốc gia đó vấp phải khi áp dụng giá trị hợp lý.

Đội ngũ cán bộ của Việt Nam có trình độ, có nhiều tâm huyết, có được sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị có liên quan cũng như sự hỗ trợ của các bộ, các trường đại học, các doanh nghiệp,…trong việc nghiên cứu, tìm hiểu về các vấn đề trong lĩnh vực kế tốn – kiểm tốn trong đó có vấn đề về giá trị hợp lý.

Cho đến thời điểm này, các văn bản pháp luật về định giá đã ban hành khá nhiều, đó là Nghị định 101/2005/NĐ-CP ngày 03/08/2005 và Thông tư 17/2006/TT- BCT ngày 13/03/2006 về thẩm định giá; quyết định 24/2005/QĐ/BTC ngày 18/4/2005 về việc ban hành 03 tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam (đợt 1), quyết định 77/2005/QĐ/BTC ngày 1/11/2005 về việc ban hành 03 tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam (đợt 2), quyết định 129/2008/QĐ/BTC ngày 31/12/2008 về việc ban hành 06 tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam (đợt 3). Các tổ chức tham gia vào lĩnh vực định giá bao gồm: Ban Vật giá, các Trung tâm thẩm định giá của Bộ Tài chính, các cơng ty kiểm tốn, … ngày càng phát triển, là nơi cung cấp các thông tin để xác định giá trị hợp lý của các tài sản, nợ phải trả.

Năm năm kể từ khi Việt Nam chính thức tham gia vào Tổ chức Thương mại thế giới WTO (ngày 11-1-2007, Việt Nam trở thành thành viên 150 của tổ chức

Thương mại thế giới), nước ta đã tham gia đầy đủ các định chế kinh tế toàn cầu, mở rộng thị trường hàng hóa dịch vụ, đầu tư quốc tế, đổi mới mạnh mẽ hơn và đồng bộ hơn các thể chế, đồng thời, cải tiến nền hành chính quốc gia theo hướng hiện đại. Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng khơng thể phủ nhận những thành quả mà nó mang lại cho nền kinh tế, đó là hệ thống thị trường ngày càng phát triển, hiện tại đã có thị trường chứng khốn và các thị trường chuyên ngành như thị trường bất động sản, thị trường cà phê, thị trường nơng sản…chính các thị trường này cũng đã góp phần cung cấp thơng tin cho việc xác định giá trị hợp lý.

2.3.2.2. Những thách thức

Hiện nay mặc dù nền kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn nhưng nhìn chung vẫn là nền kinh tế đang phát triển với nhiều khó khăn phải đương đầu giải quyết. Bên cạnh đó, chế độ quản lý của Việt Nam vẫn cịn mang nặng tính hành chính, thị trường chứng khốn chưa phát triển mạnh, các cơng ty cổ phần cịn chiếm vị trí nhỏ trong nền kinh tế. Các doanh nghiệp vẫn còn rất coi trọng vấn đề xây dựng hệ thống kế toán theo định hướng thuế. Điều này làm cho việc thực hiện kế toán theo giá trị hợp lý gặp nhiều trở ngại, khó khăn; do vậy những thách thức khi áp dụng giá trị hợp lý đó là:

+ Sự không đồng bộ của nền kinh tế: có những khu vực rất phát triển, có những khu vực phát triển kém, nên sẽ có những khó khăn khi áp dụng kế tốn giá trị hợp lý do phải thu thập, xử lý thông tin.

+ Môi trường pháp luật, môi trường kinh tế chung của hoạt động định giá chưa đồng bộ, các thị trường về hàng hóa chưa phát triển, các yếu tố khác của thị trường rất phức tạp và thường xuyên biến động.

+ Việc xác định nợ phải trả mới chỉ dừng lại ở việc kiểm tra đối chiếu cơng nợ với khách hàng, chưa có một kỹ thuật, một phương pháp riêng nào để xác định đúng giá trị hợp lý các khoản nợ.

+ Về nguồn nhân lực, việc áp dụng kế tốn giá trị hợp lý khơng đơn giản là ban hành chuẩn mực kế tốn có liên quan. Các tổ chức tham gia vào lĩnh vực định giá bao gồm: Ban Vật giá, các Trung tâm thẩm định giá của Bộ Tài chính, các cơng ty kiểm toán, … đều bị đánh giá là mang nặng tính hành chính, lý thuyết, định giá

chưa sát với giá thị trường. Các chuyên gia về thẩm định giá của Việt Nam còn quá non trẻ trong lĩnh vực này. Việc làm của họ mới chỉ là những thói quen thơng thường chưa mang tính khoa học. Bên cạnh đó, sự thối hố về đạo đức nghề nghiệp của cán bộ quản lý, của các thẩm định viên về giá cố tình vi phạm các nguyên tắc về thẩm định giá khi giám định ngày một gia tăng. Hiện tại, chúng ta đang bị thiếu những chuyên gia thực sự có năng lực làm việc, hiểu biết, có tâm huyết với nghề. Bên cạnh đó là trình độ của đội ngũ nhân viên kế tốn - kiểm toán Việt Nam. Người làm kế toán cũng như nhà quản lý ngại sử dụng giá trị hợp lý vì bằng chứng của giá trị hợp lý chưa rõ ràng, mà tâm lý của họ là kế tốn phục vụ cho mục đích thuế nên giá được sử dụng phải có chứng từ đầy đủ và có thể kiểm chứng được rõ ràng.

+ Hội nghề nghiệp Việt Nam chưa phát huy được vai trò tổ chức, hoạt động, chưa làm tròn được chức năng là nơi tập hợp nghiên cứu, phát triển các vấn đề liên quan đến nghề nghiệp, trong đó có vấn đề kế toán giá trị hợp lý.

+ Áp lực về cân đối lợi ích - chi phí: việc cung cấp thơng tin tài chính về giá trị hợp lý tiêu tốn nhiều chi phí để thu thập, xử lý, soạn thảo các báo cáo tài chính hoặc cho kiểm tốn; hơn nữa cịn phải xem xét các chi phí phát sinh từ phía người sử dụng như thu thập, phân tích, hay loại bỏ những thơng tin thừa. Trong khi lợi ích mang lại từ thông tin chẳng hạn sự đáp ứng một yêu cầu pháp lý, thương mại, hay củng cố hình ảnh tài chính của doanh nghiệp, tạo niềm tin cho khách hàng và giới đầu tư (đối với người soạn thảo), hoặc có thể là những kết quả phân tích, dự báo phù hợp và đáng tin cậy cho việc ra quyết định (đối với người sử dụng thơng tin), … có thể khơng tương xứng với số tiền đã bỏ ra. Nói khác đi, tính hữu ích của thơng tin tài chính bị giảm sút nếu chi phí vượt quá lợi ích mang lại từ việc cung cấp – sử dụng thông tin. Điều này gây ra áp lực rất lớn đến việc cung cấp thơng tin tài chính hữu ích nếu yêu cầu quá cao về lợi ích mang lại của thơng tin từ phía nhà nước, người sử dụng so với khả năng đáp ứng của doanh nghiệp.

Đây chính là những thách thức lớn đối với Việt Nam trong quá trình áp dụng giá trị hợp lý trong kế toán doanh nghiệp Việt Nam.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Hệ thống kế toán Việt Nam là hệ thống dựa trên giá gốc. Giá trị hợp lý chỉ được trình bày như là một cơ sở để xác định giá gốc trong một số trường hợp như: tài sản cố định thuê tài chính, trao đổi phi tiền tệ, doanh thu bán trả chậm, ...

Khái niệm giá trị hợp lý trong kế toán Việt Nam được đề cập đến lần đầu tiên vào năm 2001 trong chuẩn mực kế toán số 03 ”Tài sản cố định hữu hình”. Hiện nay vẫn chưa có chuẩn mực kế tốn nào trình bày về giá trị hợp lý trên các khía cạnh:

- Định nghĩa

- Cấp bậc giá trị hợp lý - Phương pháp định giá

- Phạm vi áp dụng giá trị hợp lý

- Các công bố về giá trị hợp lý trong báo cáo tài chính

đặc biệt các phương pháp xác định giá trị hợp lý trong các chuẩn mực kế toán Việt Nam cũng chưa được đề cập đến, các phương pháp định giá trình bày ở nội dung chương 2 được xem như là một sự tham khảo các tiêu chuẩn về thẩm định giá mà Bộ Tài chính đã ban hành.

Tóm lại, có thể nói rằng giá trị hợp lý tại Việt Nam chưa được đề cập rõ ràng, có hệ thống, phạm vi sử dụng còn hạn chế so với quốc tế, thực tế áp dụng chưa mang lại kết quả cao. Tuy nhiên, trong tương lai cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì vai trị của giá trị hợp lý ngày càng được mở rộng. Việt Nam có những thuận lợi cũng như những điều kiện cơ bản để nâng cao vai trò của giá trị hợp lý cũng như vận dụng giá trị hợp lý trong ghi nhận và trình bày thơng tin một số khoản mục trên báo cáo tài chính.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP VẬN DỤNG GIÁ TRỊ HỢP LÝ TRONG KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

3.1. CÁC QUAN ĐIỂM VỀ VẬN DỤNG GIÁ TRỊ HỢP LÝ TRONG KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP

Bắt đầu từ năm 2005, hội đồng chuẩn mực kế tốn quốc tế (IASB) chính thức triển khai dự án xây dựng và ban hành hệ thống chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) thay thế cho hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) hiện hành.

Kết quả của dự án này, trong thời gian gần đây, IASB đã ban hành nhiều chuẩn mực kế tốn, chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế, đặc biệt là việc ban hành IFRS 13 “Fair Value Measurement” (Đo lường giá trị hợp lý). Trong đó, giá trị hợp lý được quy định như một cơ sở định giá được khuyến khích áp dụng.

Kể từ khi IASB cơng bố quan điểm sử dụng rộng rãi giá trị hợp lý trong các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế đã hình thành một diễn đàn trao đổi giữa những nhà nghiên cứu, thực hành kế tốn, những người sử dụng thơng tin kế tốn. Có nhiều quan điểm khác nhau xung quanh việc sử dụng phổ biến cơ sở tính giá này. Một số chuyên gia cho rằng giá trị hợp lý làm suy giảm tính minh bạch của báo cáo tài chính, thậm chí, một số ý kiến cho rằng chính việc sử dụng giá trị hợp lý là một trong những ngun nhân gây ra tình trạng “bong bóng tài sản” – một lý do gây ra các cuộc khủng hoảng tài chính, tín dụng. Ngược lại, một số chuyên gia khác cho rằng giá trị hợp lý là một tất yếu và mang lại sự ưu việt hơn cho báo cáo tài chính.

Để đảm bảo là một cơ sở đo lường cơ bản có thể thay thế giá gốc trong ghi nhận ban đầu cũng như là cơ sở đo lường sau khi khi ghi nhận ban đầu của các tài sản và nợ phải trả, giá trị hợp lý cần được xem xét dưới các góc độ:

3.1.1. Mục tiêu cung cấp thơng tin tài chính

Theo khn mẫu lý thuyết của IASB, mục tiêu của báo cáo tài chính là cung cấp thơng tin về tình hình tài chính, kết quả hoạt động và sự thay đổi tình hình tài chính của một tổ chức hữu ích đối với phần lớn đối tượng sử dụng trong việc ra các quyết định kinh tế. Mục tiêu cung cấp thơng tin tài chính được cụ thể hố theo các khía cạnh sau:

Một là, thơng tin tài chính phải phản ánh được “bức tranh tài chính rõ ràng” về

các hoạt động của đơn vị.

Hai là, thơng tin tài chính phải thực sự hữu ích trong đánh giá quy mô, thời

gian và mức độ chắc chắn của các dịng tiền trong tương lai.

Ba là, thơng tin tài chính phải phản ánh tính thanh khoản và khả năng linh

hoạt về tài chính của doanh nghiệp để khai thác cơ hội và đối phó với khủng hoảng. Giá trị hợp lý là cơ sở tính giá phản ánh mức giá kỳ vọng của thị trường hiện tại và tương lai đối với một tài sản hoặc một khoản nợ phải trả. Do vậy, trong mối quan hệ với các cơ sở định giá khác thay thế, giá trị hợp lý được coi là cơ sở định giá giúp thơng tin tài chính phản ánh tốt nhất dịng tiền tương lai của đơn vị cũng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương hướng và giải pháp vận dụng giá trị hợp lý trong kế toán doanh nghiệp việt nam (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)