giải quyết từng vấn đề
Giá trị hợp lý là một vấn đề lớn của kế toán hiện nay, do đó khơng nên đặt mục tiêu giải quyết trọn gói vấn đề. Nên chia giá trị hợp lý thành từng vấn đề nhỏ để có thể giải quyết từng bước và làm đà cho những bước tiếp theo.
Điển hình, áp dụng giá trị hợp lý vào cơng cụ tài chính là một vấn đề phức tạp và gây tranh luận, đặc biệt là cơng cụ tài chính phái sinh: hợp đồng quyền chọn, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng hốn đổi (SWAP); bởi vì tính rủi ro và trọng yếu của nó trên cả hai phương diện: phạm vi áp dụng và kỹ thuật đo lường. Cụ thể:
IFRS 7 “Cơng cụ tài chính: Thuyết minh”: hướng dẫn thuyết minh về
cơng cụ tài chính để giúp cho người sử dụng báo cáo tài chính đánh giá ảnh hưởng của cơng cụ tài chính đến tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, cũng như đánh giá bản chất, phạm vi và cách thức quản trị các rủi ro phát sinh từ cơng cụ tài chính của chính doanh nghiệp.
Thuyết minh về giá trị hợp lý
Doanh nghiệp phải thuyết minh giá trị hợp lý của những tài sản và nợ phải trả tài chính để có thể so sánh với giá trị ghi sổ, cùng với thông tin về các phương pháp xác định giá trị hợp lý. Đây sẽ là một thách thức lớn đối với nhiều đơn vị ở Việt Nam do phần lớn khoản mục hiện ghi sổ theo giá gốc và việc xác định giá trị hợp lý
trong nhiều trường hợp khơng đơn giản và có thể phải dùng tới các mơ hình tính tốn.
Thuyết minh định tính và định lượng
Đối với mỗi loại rủi ro phát sinh từ các cơng cụ tài chính, doanh nghiệp phải thuyết minh các thông tin về số liệu, mức độ và cách thức phát sinh rủi ro, các mục tiêu, chính sách, quy trình quản lý rủi ro và phương pháp sử dụng để đo lường rủi ro.
Các doanh nghiệp cũng sẽ phải xác định mức độ ảnh hưởng đến kinh doanh khi nhiều thông tin quản lý rủi ro được sử dụng nội bộ bởi ban giám đốc thì nay phải thuyết trình ra bên ngồi.
Thuyết minh về rủi ro tín dụng
Sẽ có nhiều thơng tin phải trình bày, trong đó có những nội dung khơng đơn giản trong việc lấy dữ liệu, như ước tính về giá trị hợp lý của tài sản đảm bảo nắm giữ bởi doanh nghiệp đối với tài sản tài chính đã quá hạn hoặc giảm giá.
IFRS 9 “Cơng cụ tài chính”: xác định giá trị hợp lý là một phương pháp đo
lường cơ bản của cơng cụ tài chính. Nếu cơng cụ tài chính ở cấp độ 1 thì việc áp dụng phương pháp thị trường sẽ đơn giản. Trong những trường hợp khác, việc áp dụng sẽ phức tạp hơn, địi hỏi cần sử dụng:
• Các thơng tin có thể quan sát có liên quan • Các mơ hình tính tốn