Nâng cao vai trò của nhà trường và các tổ chức nghề nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương hướng và giải pháp vận dụng giá trị hợp lý trong kế toán doanh nghiệp việt nam (Trang 81 - 102)

Hiện nay, các trường đại học đóng góp rất nhiều trong cơng cuộc xây dựng và hình thành hệ thống chuẩn mực kế tốn Việt Nam nói chung và chuẩn mực kế tốn giá trị hợp lý nói riêng. Tuy nhiên vai trị của nhà trường trong quá trình này cần được nâng lên một mức cao hơn nữa. Bởi vì hiện nay khơng một cơ quan nào tại Việt Nam có đội ngũ nghiên cứu khoa học đơng đảo như nhà trường, có thể hỗ trợ tốt cho hội kế toán Việt Nam trong lúc vai trò của hội còn yếu như bây giờ. Nhà trường có thể tham gia vào quá trình phát triển kế toán giá trị hợp lý bằng cách thành lập các nhóm nghiên cứu khoa học, tổ chức hội thảo chuyên đề về vấn đề này. Bên cạnh đó, giá trị hợp lý là một vấn đề phức tạp, khi áp dụng vào thực tiễn địi hỏi

người làm kế tốn phải thực sự am hiểu về nhiều vấn đề, do đó vai trị của nhà trường là rất quan trọng trong việc đào tạo ra những người có trình độ và năng lực đáp ứng yêu cầu công việc thực tế. Vấn đề trọng tâm nhất trong việc nâng cao chất lượng đào tạo chính là cần thay đổi cơng tác đào tạo kế toán ở các trường:

+ Trước mắt nên thay đổi một cách căn bản giáo trình về kế tốn, trong đó nên lấy chuẩn mực kế tốn là nền tảng để người học hiểu thực chất vấn đề thay vì chi tiết quá nhiều nghiệp vụ như hiện nay.

+ Về lâu dài nên xây dựng lộ trình, từng bước chuyển dần từ giảng dạy bám vào chế độ và chuẩn mực sang giảng dạy các vấn đề khoa học, hồn tồn mang tính chất khách quan, phù hợp với thông lệ quốc tế. Điều này sẽ giúp cho sinh viên giải quyết được những vấn đề thực tiễn đa dạng đặt ra.

+ Việc đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ trong giảng dạy chuyên ngành kế toán cũng là một giải pháp nâng cao khả năng tiếp thu được khối lượng kiến thức kế toán quốc tế khổng lồ, quý báu đến từ các tổ chức kế tốn quốc tế trong đó có kế tốn giá trị hợp lý.

Cần nâng cao hơn nữa vai trò của các tổ chức nghề nghiệp trong việc truyền bá kiến thức chuyên môn lý luận và thực tiễn về kế tốn giá trị hợp lý. Vì vậy trọng trách của các hội nghề nghiệp như ACCA, hội Kế toán Việt Nam (VAA), hội Kiểm toán viên Hành nghề Việt Nam (VACPA) vv.... là rất to lớn. Đó là:

• Thường xuyên tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề, diễn đàn liên quan đến vấn đề kế toán giá trị hợp lý và mời sự tham gia của các chuyên gia đến từ tổ chức quốc tế để cung cấp nền tảng lý luận và thực tiễn; để trao đổi học tập trực tiếp kinh nghiệm bổ ích và thiết thực từ họ.

• Nghiêm túc trong việc cử những đồn chun gia giỏi chun mơn, có tâm huyết sang khảo sát, nghiên cứu việc áp dụng giá trị hợp lý của các quốc gia nhằm nâng cao nhận thức cũng như sự hiểu biết của người làm kế toán – kiểm toán về vấn đề này.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Kế toán giá gốc ra đời và phát triển song song với thực tiễn kế tốn và vẫn giữ vai trị chủ đạo trong thực tiễn kế tốn ngày nay. Tuy nhiên, q trình phát triển của các hoạt động giao dịch và đầu tư đã bộc lộ những hạn chế của giá gốc, trong bối cảnh đó giá trị hợp lý được xem như là một hướng đi mới của kế toán.

Giá trị hợp lý là một cơ sở định giá có những ưu điểm khá rõ ràng với các cơ sở định giá khác. Gắn với các mục đích và u cầu của thơng tin tài chính, có thể nhận thấy giá trị hợp lý sẽ góp phần làm cho thơng tin tài chính thích hợp hơn với nhu cầu sử dụng thông tin trong điều kiện nền kinh tế thị trường phát triển. Vì vậy việc vận dụng giá trị hợp lý trong ghi nhận và trình bày thơng tin một số khoản mục trên báo cáo tài chính Việt Nam là vấn đề cấp thiết hiện nay.

Để giá trị hợp lý tại Việt Nam thực hiện được vai trị của mình, trong giai đoạn trước mắt cần hoàn thiện các yêu cầu về giá trị hợp lý trong các chuẩn mực đã ban hành, bằng cách đưa ra các hướng dẫn giải thích về giá trị hợp lý; và hồn thiện các chuẩn mực được ban hành để loại bỏ mâu thuẫn, tạo lập sự nhất quán và hoàn thiện về mặt định giá.

Trong tương lai, để giá trị hợp lý đồng hành cùng hệ thống kế toán Việt Nam cần thiết phải điều chỉnh Luật kế toán, chuẩn mực chung, cũng như nhanh chóng ban hành các chuẩn mực có liên quan để có cơ sở định giá theo kịp sự phát triển của nền kinh tế. Đồng thời nâng cao vai trò của nhà trường và các tổ chức nghề nghiệp góp phần thúc đẩy q trình vận dụng giá trị hợp lý trong kế toán Việt Nam.

KẾT LUẬN CHUNG

Giá trị hợp lý là một thuật ngữ mới trong kế toán, so với các hệ thống định giá khác, giá trị hợp lý chỉ mới xuất hiện gần đây. Tuy nhiên, giá trị hợp lý đã được bàn đến như là hướng đi mới của định giá trong kế toán.

Giá trị hợp lý là một cơ sở định giá có những ưu điểm khá rõ ràng với các cơ sở định giá khác. Gắn với các mục đích và u cầu của thơng tin tài chính, có thể nhận thấy giá trị hợp lý sẽ góp phần làm cho thơng tin tài chính thích hợp hơn với nhu cầu sử dụng thông tin trong điều kiện nền kinh tế thị trường phát triển. Tuy nhiên, khi xét đến tính tin cậy, tính dễ hiểu và tính có thể so sánh, cơ sở tính giá này có những hạn chế nhất định. Hạn chế này xuất phát khi các thơng tin thị trường khơng sẳn có, việc áp dụng giá trị hợp lý dựa vào các cơng thức tốn học thuần túy trong các mơ hình định giá sẽ làm giảm tính dễ hiểu và đáng tin cậy của thơng tin trình bày trên báo cáo tài chính.

Việc sử dụng giá trị hợp lý trong các chuẩn mực kế tốn tài chính là một bước đi cần thiết trước sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thị trường, sự phức tạp của các quan hệ đầu tư, tài chính và nhu cầu sử dụng thơng tin tài chính tại Việt Nam. Tuy nhiên, do nền kinh tế đang trong q trình phát triển, các thị trường hàng hóa chưa hình thành một cách rõ rệt, hoặc nếu có cũng ở quy mơ nhỏ, chưa phát triển. Đây chính là một thách thức đối với Việt Nam trong quá trình áp dụng giá trị hợp lý trong kế tốn doanh nghiệp. Ngồi ra điều quan trọng hiện nay là chúng ta phải xây dựng một lộ trình phát triển giá trị hợp lý sao cho phù hợp với đặc điểm, điều kiện thực tế của Việt Nam. Trên quan điểm đó một số giải pháp đã được đề ra nhằm mục đích giải quyết các vấn đề này.

Với thời gian và mức độ nhận thức của cá nhân còn nhiều hạn chế, nội dung của đề tài không thể tránh khỏi các thiếu sót, kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của q thầy cơ để đề tài được hồn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

01. Các chuẩn mực kế toán Việt Nam. 02. Các tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam. 03. Luật kế toán Việt Nam.

04. Mai Ngọc Anh, 2010. Sử dụng giá trị hợp lý trong hệ thống chuẩn mực kế tốn và chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế. Tạp chí kế tốn.

05. Mai Ngọc Anh, 2011. Có nên sử dụng giá trị hợp lý là cơ sở tính giá duy nhất trong kế tốn tài chính. Tạp chí kế tốn.

06. Nguyễn Phúc Sinh, 2010. Một số vấn đề trong kế toán giá gốc ở Việt Nam. Tạp

chí kiểm tốn.

07. Nguyễn Thế Lộc, 2010. Tính thích hợp và đáng tin cậy của giá trị hợp lý trong hệ thống chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế. Phát triển & Hội nhập – số 3

tháng hai.

08. Nguyễn Việt, Võ Văn Nhị, 2006. Nguyên lý kế toán. Nhà xuất bản Lao Động

Xã Hội.

09. Vũ Hữu Đức, 2010. Những vấn đề cơ bản của Lý thuyết kế toán. Nhà xuất bản Lao Động.

TIẾNG ANH

01. Beeler, Jesse; Evans, Ashley; Turner, Karen, 2009. How fair is fair value. 02. David Cairns, 2006. The use of fair value in IFRS.

03. FASB, SFAS 157 “Fair Value Measurements”, September 2006. 04. IASB, Exposure Draft “Fair Value Measurement”, 2009.

05. IASB, IFRS 13 “Fair Value Measurement”, May 2011.

06. K. Ramesh and Cheryl de Mesa Graziano, 2004. Fair Value Accounting: A Status Report.

PHỤ LỤC

Phụ lục 01: Các yếu tố so sánh cơ bản cần thu thập, điều chỉnh (nếu có chênh lệch)

đối với một số loại hình tài sản (áp dụng cho phương pháp so sánh)

1. Bất động sản: 1.1. Nhà ở dân cư:

• Tình trạng pháp lý (quyền tài sản).

• Các điều khoản về tài chính của các giao dịch: - Bán trả làm nhiều lần -

Hỗ trợ lãi suất vay thế chấp.

• Điều chỉnh giá theo thời hạn giao đất.

• Tính chất của các giao dịch: phải là giao dịch giữa bên mua, bên bán độc lập (khơng ràng buộc), tự nguyện, có khả năng tiếp cận thơng tin về tài sản như nhau và không bị sức ép từ bên ngồi. Nếu tính chất giao dịch của tài sản dự kiến đưa vào so sánh khơng đáp ứng u cầu trên thì cần phải loại bỏ khỏi diện so sánh, tìm một tài sản khác đáp ứng yêu cầu trên.

• Chi phí phải bỏ ra ngay sau khi mua.

• Giá trị tài sản không phải bất động sản: trong trường hợp phát sinh việc bán kèm các tài sản khơng phải bất động sản thì phải xem xét loại trừ hoặc cộng giá trị các tài sản này vào giá bán tùy thuộc vào trường hợp này thuộc tài sản so sánh hay tài sản thẩm định giá.

• Tình hình thị trường lúc giao dịch.

• Địa điểm, địa thế: khoảng cách đến chợ, siêu thị, trường học, bệnh viện, công viên, bến xe bus…

• Các đặc điểm tự nhiên: hình dáng, chiều rộng mặt tiền, chiều sâu lơ đất, hướng...

• Qui hoạch

• Đặc điểm tài sản trên đất (ngơi nhà chính và các hạng mục xây dựng khác như gara, nhà phụ, đường đi, các bức tường xây, hàng rào, phong cảnh và bãi cỏ, cây cối và vườn,… ).

1.2. Cửa hàng, chợ, siêu thị, khu thương mại

• Vị trí, khả năng sinh lời,

• Thời gian kinh doanh (một buổi hay cả ngày), • Chiều rộng mặt tiền,

• Điều kiện bán, thuê mướn mặt bằng,

• Điều kiện giao nhận và phân phối hàng hóa (chỗ đỗ ơ tơ, xe máy, bãi xếp dỡ hàng hóa),

• Sự phù hợp của thiết kế với cơng năng làm nơi bán hàng của cơng trình, • Hệ thống phịng chống cháy nổ, lối thốt hiểm,

• Dịch vụ vệ sinh, thu gom rác, • Sự thuận tiện cho người mua hàng, • Các yếu tố khác.

1.3. Văn phịng

• Giá th,

• Diện tích sử dụng, • Địa điểm, vị trí,

• Hệ thống điều hịa nhiệt độ, phịng cháy chữa cháy, • Hệ thống thơng tin, liên lạc,

• Hệ thống ánh sáng,

• Sự phù hợp của thiết kế với cơng năng làm văn phịng của cơng trình, • Cầu thang máy, lối thốt hiểm,

• Dịch vụ vệ sinh, mơi trường, • Hệ thống bảo đảm an ninh,

• Chi phí và mức độ sẵn có dịch vụ quản lý, duy tu, • Chất lượng quản lý,

• Điều kiện bán, thuê mướn, • Các yếu tố khác.

1.4. Bất động sản cơng nghiệp

• Địa điểm, vị trí, • Giá th,

• Các dịch vụ cấp và thốt nước, cung cấp điện, khí hóa lỏng, điện thoại, viễn thơng, xử lý nước thải,

• Mức độ thuận lợi hay khó khăn của hệ thống giao thơng nội bộ phục vụ cung cấp vật tư, giao nhận hàng hóa,

• Hệ thống giao thông nối liền với cảng, ga tàu hỏa, ga hàng khơng, khu dân cư,

• Đảm bảo ánh sáng tự nhiên, • Địa hình đất,

• Tình trạng trật tự, trị an khu vực,

• Các phương tiện chống cháy nổ, hệ thống vệ sinh và thơng gió, thốt hiểm, • Sự phù hợp của thiết kế xây dựng với mục đích và loại hình sản xuất, kinh doanh,

• Sự sẵn có các nguồn lao động của địa phương và các vùng lân cận, • Hệ thống nhà ăn, phúc lợi xã hội và bãi đỗ ơ tơ,

• Các yếu tố khác.

2. Động sản: (tàu thuyền, phương tiện vận tải, máy, thiết bị…)

a) Các thông số đặc trưng kinh tế kỹ thuật cơ bản nhất của loại máy, thiết bị.

• Đối với máy, thiết bị cần chú ý các thông số cơ bản: cấu tạo máy, thiết bị , công suất, năng suất, khả năng gia cơng, kích thước vật gia công, sức chứa, mức tiêu hao nhiên liệu, …

• Đối với phương tiện vận tải cần chú ý các thơng số cơ bản: loại hình, cơng suất máy, mức tiêu hao nhiên liệu, trọng tải, trang bị kèm theo, tiện nghi nội thất…

b) Điều kiện bán: chế độ bảo trì, bảo hành, hướng dẫn sử dụng, lắp ráp, thiết bị

kèm theo...

Phụ lục 02: Bảng điều chỉnh các mức giá chỉ dẫn theo các yếu tố so sánh (áp dụng

cho phương pháp so sánh) TT Yếu tố so sánh Tài sản thẩm định giá Tài sản so sánh 1 Tài sản so sánh 2 Tài sản so sánh 3 A Giá bán Chưa biết Đã biết Đã biết Đã biết

C Giá bán/m2 Chưa biết D Điều chỉnh theo các yếu tố so sánh D1 Yếu tố so sánh 1 Tỷ lệ Tỷ lệ điều chỉnh Mức điều chỉnh

Giá sau điều chỉnh D2 Yếu tố so sánh 2 Tỷ lệ Tỷ lệ điều chỉnh Mức điều chỉnh

Giá sau điều chỉnh D3 Yếu tố so sánh 3 Tỷ lệ Tỷ lệ điều chỉnh Mức điều chỉnh D4 Yếu tố so sánh 4 Tỷ lệ Tỷ lệ điều chỉnh Mức điều chỉnh D5 Yếu tố so sánh 5 Tỷ lệ Tỷ lệ điều chỉnh Mức điều chỉnh

D6 Yếu tố so sánh 5 Tỷ lệ Tỷ lệ điều chỉnh Mức điều chỉnh …. ……. ……. ……. …… E Mức giá chỉ dẫn/m2 G Mức giá chỉ dẫn tổng tài sản H Thống nhất mức giá chỉ dẫn Số lần điều chỉnh

Tổng giá trị điều chỉnh thuần (triệu đ)

Tổng giá trị điều chỉnh gộp (triệu đ)

Phụ lục 03: Ví dụ về phương pháp so sánh

Tài sản cần thẩm định giá là một lô hàng 80 máy bơm nước do Đài Loan sản xuất năm 2006, công suất bơm: 10m3/ giờ, độ cao cột nước đẩy: 15m, chất lượng cịn lại: 85%, mục đích thẩm định giá là đưa ra bán trên thị trường.

Qua thu thập thông tin trên thị trường có các thơng tin vào thời điểm thẩm định giá như sau:

- Máy bơm nước cùng nhãn mác do Đài Loan sản xuất năm 2006 công suất bơm 10m3/giờ, độ cao cột nước đẩy 15m, chất lượng mới 100%, giá bán 14.400.000 đ/cái.

- Máy bơm nước cùng nhãn mác do Đài Loan sản xuất năm 2006 công suất 10m3/giờ, độ cao cột nước đẩy 12m, chất lượng còn lại 85%, giá bán 8.300.000 đ/cái.

- Máy bơm cùng nhãn mác do Đài Loan sản xuất năm 2008 công suất 10m3/giờ, độ cao cột nước đẩy 15m, chất lượng mới 100%, giá bán 13.500.000 đ/cái.

- Giá máy bơm sản xuất năm 2006 bằng 80% giá máy sản xuất năm 2008 cùng đặc tính kỹ thuật;

- Giá máy bơm có độ cao cột nước đẩy 12m bằng 80% giá máy bơm cùng cơng suất có độ cao cột nước 15m;

- Giá máy bơm chất lượng còn lại 85% bằng 80% giá máy cùng năm sản xuất, cùng đặc trưng kỹ thuật có chất lượng 100%.

Lời giải:

- Đối chiếu máy bơm cần thẩm định giá và các máy bơm so sánh

Yếu tố so sánh Máy bơm cần thẩm định giá Máy bơm so sánh 1 Máy bơm so sánh 2 Máy bơm so sánh 3 Năm sản xuất 2006 2006 2006 2008 Chất lượng 85% 100% 85% 100%

Độ cao cột nước độ cao 15m độ cao 15m độ cao 12m độ cao15m Công suất 10m3/giờ, 10m3/giờ, 10m3/giờ, 10m3/giờ,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương hướng và giải pháp vận dụng giá trị hợp lý trong kế toán doanh nghiệp việt nam (Trang 81 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)