Nghề nghiệp độc giả báo TT in

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích xu hướng lựa chọn báo in và báo điện tử của bạn đọc báo tuổi trẻ tại thành phố hồ chí minh (Trang 51 - 57)

Nghề nghiệp Tỷ lệ %

Hưu trí 17.4

DN tư, cổ phần, nước ngồi 15.7

Bn bán/kinh doanh 12.1

Cán bộ-Công nhân viên chức 11.0

HS-SV 9.8

Nghề tự do 7.0

Giáo viên, giảng viên, nghiên cứu 6.8 Nội trợ, thất nghiệp, mất sức 6.4

Công nhân 5.7

Các nghề khác 8.1

Tổng 100.0

Nguồn : Báo Tuổi Trẻ, 2006.

Do độc giả có xu hướng “già hóa“ khi xét về độ tuổi nên nhóm độc giả hưu trí chiếm tỷ lệ cao nhất với 17.4%. Tuy nhiên điều này khơng có nghĩa là báo hiện nay chỉ thích hợp cho những người đã về hưu nhưng có thế đây là nhóm có thời gian nhàn rỗi nhiều hơn các nhóm nghề nghiệp khác. Vì hình thức của cuộc thăm dị này là đăng bảng thăm dò trên báo và bạn đọc gửi thư về tịa soạn phản hồi, chứ khơng phỏng vấn trực tiếp bạn đọc. Do đó, có thể đây là nhóm độc giả gửi phản hồi thăm dị nhiều hơn các nhóm cịn lại.

______________________________________________________________________________

Tuy xuất thân là tờ báo của đoàn nhưng đến nay Tuổi Trẻ đã trở thành tờ báo của mọi thành phần, nhiều lứa tuổi trong xã hội. Trong số lượng 400.000 tờ báo được phát hành hàng ngày thì Tp. Hồ Chí Minh là khu vực có số lượng bạn đọc đơng nhất trên tồn quốc với tỷ lệ 64%. TP.Hồ Chí Minh khơng chỉ là trung tâm kinh tế, văn hóa mà cịn là trung tâm báo chí của cả nước. Báo chí đã trở thành món ăn tinh thần khơng thể thiếu của người dân thành phố. Mặc dù gặp phải rất nhiều sự cạnh tranh trên thị trường báo chí tại Tp.Hồ Chí Minh nhưng báo Tuổi Trẻ vẫn giữ vững được vị trí phát hành cao nhất trong các loại nhật báo. Khi mà cuộc sống người dân được nâng lên thì nhu cầu đọc báo của người Tp.Hồ Chí Minh cũng ngày càng tăng. Họ đọc báo để thỏa mãn nhu cầu về thơng tin, giải trí, học hỏi kinh nghiệm, phục vụ cho cơng việc của mình. Đây chính là cơ hội và cũng là thách thức để tờ báo tự định hình cho mình một con đường đi phù hợp nhằm tạo nên sự phát triển bền vững.

Tính tương tác của bạn đọc với tờ báo

Ngồi chi trả cho sự sống còn của TT, người đọc không chỉ xác lập quyền được thơng tin, khi ngày càng có nhiều ý kiến phê bình góp ý xây dựng báo. Trong mơi trường tiện lợi của Internet, thông tin bạn đọc qua email vừa rất kịp thời, vừa đầy đủ gần như một tác phẩm báo chí. Bạn đọc viết tiếp những bài báo, làm tiếp những trang báo dang dở, góp ý điều chỉnh chủ trương biên tập. TT càng trở nên chun nghiệp thì vị trí của bạn đọc, của cộng tác viên ngày càng được xác lập, trở thành chuẩn mực không thể thiếu của những trang báo khi được đánh giá là trang báo hay. Việc mở rộng hai trang bạn đọc trên báo ngày tạo cơ hội tăng tính tương tác bạn đọc, khai thác nhiều vấn đề mà bạn đọc phản ánh qua đường dây nóng. Từ đó, đã giúp tờ báo có nhiều tin bài về đời sống dân sinh rất gần gũi người dân, vừa tạo niềm tin cho người dân gửi gắm những mắc mướu, bức xúc trong cuộc sống đời thường lên trang báo.

2.3 THỰC TRẠNG BÁO TUỔI TRẺ ĐIỆN TỬ (TUỔI TRẺ ONLINE - TTO) 2.3.1 Thống kê lượt truy cập 2.3.1 Thống kê lượt truy cập

Chỉ một tháng sau khi Việt Nam nối mạng Internet, tạp chí Quê hương (tạp chí của Uỷ ban về người Việt Nam ở nước ngoài) đã trở thành tờ báo mạng điện tử đầu tiên mở

______________________________________________________________________________

đường cho một loại hình báo chí mới hình thành ở Việt Nam. Ngay sau đó, hàng loạt các cơ quan báo chí đã tiến hành thử nghiệm và lần lượt xuất bản ấn phẩm của mình trên Internet như báo Nhân dân, Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình Việt Nam. Đến nay, hầu hết các cơ quan báo chí lớn như Tiền Phong, Lao Động, Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Thông tấn xã Việt Nam… đều đã có phiên bản điện tử. Những tờ báo mạng điện tử độc lập của Việt Nam cũng lần lượt xuất hiện. Đầu tiên là tờ Tin nhanh Việt Nam (vnexpress.net) ra mắt độc giả, tiếp đến là VietNamNet và VnMedia. Có thể nói, với gần 200 tờ báo mạng điện tử và trang thông tin điện tử của các cơ quan báo chí hiện nay đang tạo ra bức tranh đa sắc màu, đa phong cách trong làng báo mạng điện tử Việt Nam. [7]

Báo điện tử Tuổi Trẻ Online (TTO) ra mắt chính thức từ 1/12/2003. Tuy xuất hiện sau so với một số báo điện tử tại Việt Nam nhưng TTO đã dần khẳng định được vị thế của mình. Chỉ chưa đầy hai năm sau khi ra đời, TTO đã vươn lên vị trí thứ 3 về số lượng người truy cập trong bảng xếp hạng tất cả các website tiếng Việt trên thế giới. Trong danh sách xếp hạng 200 tờ báo hàng đầu thế giới ngày 28/1/2010, theo đánh giá xếp hạng của trang web thư mục và tìm kiếm quốc tế 4 International Media & Newspapers, Tuổi Trẻ xếp ở vị trí 34. Đứng đầu là The New York Times (Mỹ), The Guardian (Anh), tờ The People’s Daily (Trung Quốc) hay La Repubblica (Ý). Tại châu Á, Tuổi Trẻ đứng vị trí thứ 6 sau The People’s Daily, China Daily (Trung Quốc), Huriyet (Thổ Nhĩ Kỳ), Yomuri Shimbun, Ashashi Simbun (Nhật Bản).

Để đánh giá mức độ phổ biến của một website, người ta thường dựa trên các số liệu về lượt truy cập, mức độ liên kết cùng nhiều yếu tố khác rồi xếp thứ hạng cho nó. Hiện nay với phiên bản mới trang báo điện tử http://tuoitre.vn đón nhận khoảng 4 triệu

______________________________________________________________________________

Biểu đồ 2.5 : Thống kê lượt truy cập TTO

(Đơn vị tính : triệu lượt)

1.2 1.6 2.3 2.9 3.5 3.7 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Năm L ư t tr u y c p

Nguồn : Báo Tuổi Trẻ, 2010

2.3.2 Chất lượng nội dung

Hiện nay, nội dung thông tin giữa báo in và báo điện tử khơng có sự khác biệt nhiều, phải thừa nhận rằng đa phần nội dung là bê nguyên từ báo in, may ra thì được cắt gọt một chút. Ít ai trong chúng ta quan tâm đến một thực tế là người đọc báo điện tử khác hoàn toàn so với người đọc báo in - và báo điện tử cũng có nguyên tắc riêng.

Nhưng bên cạnh đó TTO đã tận dụng những thế mạnh vốn có của một tờ báo điện tử nhằm thu hút thêm lượng bạn đọc, đó chính là khả năng đa phương tiện để mở thêm các chuyên mục mới như các chương trình giao lưu trực tuyến, mở các diễn đàn để tăng tính tương tác với bạn đọc, chương trình radio online, chương trình truyền hình Tuổi Trẻ, các chương trình tường thuật trực tuyến cũng đã thu hút được rất nhiều bạn đọc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong số các báo điện tử hiện nay, Tuổi Trẻ Online vẫn dẫn đầu về chất lượng với tiêu chí "rất tốt" với tỷ lệ bình chọn của người đọc là 54,5%, tiếp đến là VietnamNet 50,2% và Vnexpress (39,8%). Kết quả này phần nào phản ánh tính lan tỏa của thương hiệu khi báo Tuổi Trẻ (báo in) đã có một thương hiệu rất lâu đối với bạn đọc với những bài phóng sự cập nhật và sâu sắc. Bài toán thương hiệu rõ ràng cũng cần phải tính đến khơng chỉ đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mà ngay cả đối với các cơ quan báo chí truyền thơng. [21]

______________________________________________________________________________

2.3.3 Tốc độ thông tin

Lợi thế hiển nhiên của truyền thơng trực tuyến là nội dung của nó phổ biến và có thể được cập nhật trong thời gian rất ngắn. Ngành truyền thơng in ấn, dĩ nhiên khơng có được lợi thế như thế

Thông tin từ khi thu nhận đến khi phát hành đều được diễn ra rất nhanh chóng, với những thao tác hết sức đơn giản nên báo mạng điện tử có thể tức thời và phi định kỳ, ln sống 24h/ngày, 7ngày/tuần. Tính tức thời và phi định kỳ tiếp tục được các tờ báo mạng điện tử khai thác tối đa nhằm thoả mãn nhu cầu cập nhật thông tin của cơng chúng.

Hiện nay có một số thơng tin bạn đọc đánh giá TTO cập nhật không nhanh bằng các báo điện tử khác. Vấn đề khó khăn ở đây chính là Báo Tuổi Trẻ vừa là tòa soạn báo in vừa là tòa soạn báo điện tử. Do đó, để giữ được lượng bạn đọc báo in hiện nay cũng như gia tăng lượng truy cập của báo điện tử thì tịa soạn phải lựa chọn những nội dung tin bài nào có thể cập nhật liền trên TTO và những nội dung tin bài nào để dành cho báo in của ngày hơm sau. Chính vì lý do trên mà thông tin trên TTO nhiều lúc không nhanh bằng những chuyên trang báo điện tử độc lập như VietNamNet, VnExpress, ...

2.3.4 Hình thức(Giao diện) báo điện tử

Ngày 20/03/2010 TTO chính thức đổi giao diện mới. Đây là bước phát triển mới của TTO sau hai lần đổi giao diện vào năm 2004 và 2007. Tịa soạn ln tâm niệm rằng chỉ có phát triển theo hướng đáp ứng tốt nhất nhu cầu ngày càng cao của bạn đọc, những người đồng hành cùng TTO mới có thể tồn tại. Giao diện hiện nay của TTO được đa số bạn đọc đánh giá khá trang nhã, bắt mắt, có thêm nhiều sự lựa chọn cho bạn đọc như : chọn giữa 2 theme màu xanh và đỏ để xem trang; sắp xếp các chuyên mục mình quan tâm, yêu thích ở các vị trí ưu tiên, dễ theo dõi; có thể bầu chọn (vote) hoặc chia sẻ (share) bài viết lên blog, Facebook, trang web cá nhân… bằng ứng dụng Bookmark ở ngay cuối bài viết; ...

______________________________________________________________________________

Biểu đồ 2.6: Kết quả thăm dò bạn đọc về giao diện mới của TTO

Nguồn : Báo Tuổi Trẻ, 2010

2.3.5 Giá cả báo điện tử

Đến thời điểm hiện nay thì chưa có trang báo điện tử nào ở Việt Nam áp dụng việc thu phí bạn đọc báo điện tử. Mà bạn đọc chỉ phải trả phí cho việc truy cập Internet. Chi phí này rất rẻ hiện nay và đã có một số nơi có hệ thống wifi miễn phí. Tuổi Trẻ cũng đã đi đầu trong việc mở một số điểm wifi miễn phí để bạn đọc có thể truy cập Internet miễn phí và có thể đọc báo điện tử của Tuổi Trẻ mà không phải mất tiền.

2.3.6 Bạn đọc của TTO

Theo báo cáo ngày 14/10/2010, Nhóm nghiên cứu của Vietnam Report chính thức giới thiệu Báo cáo Nghiên cứu hành vi sử dụng Internet tại Việt Nam, cho thấy đa số bạn đọc các trang báo điện tử tập trung tại hai thành phố lớn nhất nước đó là Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh, chiếm tỷ lệ lần lượt là 36,4% và 21,7%, các địa phương khác có tỷ lệ khơng đáng kể, phần lớn dưới 5%. Như vậy, có thể thấy rằng, nhu cầu thông tin vẫn tập trung nhiều nhất ở hai trung tâm kinh tế chính trị và văn hố lớn nhất cả nước, trong đó Hà Nội chiếm tỷ lệ áp đảo gần gấp đơi so với TP.Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng với gần 85% là nam hay đọc Tuổi Trẻ. Bên cạnh đó, kết quả này cũng chỉ ra rằng Tuổi

______________________________________________________________________________

Trẻ sẽ là kênh truyền thông hiệu quả cho những thương hiệu vì đối tượng đọc là những người có khả năng kiếm tiền tốt. [21]

Một lợi thế khác của truyền thơng trực truyến là ngày càng có nhiều người trẻ lựa chọn chúng để đọc những tin tức mới nhất. Những người trẻ dành phần lớn thời gian cho Internet, chính vì thế họ dễ dàng tiếp cận với báo điện tử. Xu hướng chuyển từ báo in sang báo điện tử không chỉ cho thấy sự nhạy bén của độc giả trẻ tuổi trước những ưu thế của báo điện tử: thơng tin cập nhật nhanh hơn, có các tính năng trực tuyến, sử dụng đường băng thơng Internet và vì vậy gần như là miễn phí …

Nhờ có TTO mà Tuổi Trẻ khơng chỉ đến với những bạn đọc trong nước mà đã đến được với cộng đồng người Việt trên khắp thế giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích xu hướng lựa chọn báo in và báo điện tử của bạn đọc báo tuổi trẻ tại thành phố hồ chí minh (Trang 51 - 57)