Kinh nghiệm của các nước và bài học kinh nghiệ mở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 30 - 34)

1.5.1 Thị trường thẻ Thái Lan

Giai đoạn từ năm 1990 đến năm 1996, Thái Lan là một trong các nước có tốc độ tăng trưởng khá cao trong khu vực Châu Á. Các ngân hàng nước ngoài hoạt động ở Thái Lan như Citibank, Standard Chartered và các ngân hàng trong nước như Bangkok, Thai Farmers, Siam đều hoạt động rất hiệu quả và thành công trong việc phát hành các loại thẻ ra thị trường, kể cả thẻ nội địa lẫn thẻ quốc tế.

Năm 1997, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của các ngân hàng Thái Lan nói chung và thị trường thẻ nói riêng. Vào thời điểm này, các ngân hàng Thái Lan đã áp dụng một số quy định thắt chặt hơn để hạn chế số lượng thẻ tín dụng phát hành ra thị trường như: điều chỉnh lại mức thu nhập tối thiểu quy định, điều chỉnh hạn mức cấp thẻ, hạn chế cấp thẻ phụ…Với những quy định này, cùng với việc tiêu dùng của người dân giảm sút đã làm giảm số lượng thẻ phát hành đến 10% vào năm 1998 (tính đến năm 1998 tại Thái Lan đã phát hành khoảng 1,6 triệu thẻ).

Trong thời gian qua, một số ngân hàng tại Thái Lan cũng đã tích cực đẩy mạnh việc thanh tốn khơng dùng tiền mặt trong dân cư. Ngân hàng kết hợp với các công ty lớn để xúc tiến việc trả lương cho nhân viên công ty thông qua thẻ. Ngân hàng cũng dựa trên thu nhập của nhân viên để xét cấp thẻ tín dụng cho những nhân viên nào có nhu cầu.

Ngoài ra, trong thời gian qua, Chính phủ Thái Lan cũng đã đẩy mạnh chủ trương không dùng tiền mặt trong thanh tốn của người dân. Chính phủ khuyến khích việc sử dụng phương tiện thanh toán điện tử trong kinh doanh nhằm cố gắng từng bước hiện đại hóa cơng nghệ thanh tốn tại Thái Lan. Mặc dù số lượng thẻ tín dụng đang lưu hành tại Thái Lan là hơn 14,9 triệu thẻ, nhưng so với dân số hiện có và tiềm năng của thị trường thì con số đó cịn q khiêm tốn đối với quốc gia này. Thực tế người dân của quốc gia này vẫn còn ưa chuộng việc sử dụng tiền mặt để thanh tốn. Vì vậy Chính phủ Thái Lan hiện đang nỗ lực kết hợp cùng với các tổ

chức thẻ quốc tế và các ngân hàng để đẩy mạnh việc phát hành thẻ ra lưu thơng, hạn chế thói quen tiêu dùng tiền mặt trong dân cư.

Với tiềm năng thị trường sẵn có, cùng với sự nỗ lực từ phía ngân hàng và Chính phủ Thái Lan, người ta tin rằng thị trường thẻ ngân hàng sẽ phát triển mạnh tại Thái Lan trong thời gian tới và Thái Lan sẽ trở thành một trong những quốc gia có thị trường thẻ ngân hàng phát triển mạnh nhất tại Châu Á.

1.5.2 Bài học kinh nghiệm ở Việt Nam

Trong điều kiện kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập với nền kinh tế thế giới, nhất là sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Áp lực cạnh tranh của các ngân hàng là khơng thể tránh khỏi, đặc biệt khi có sự xuất hiện của các ngân hàng nước ngoài gia nhập vào Việt Nam. Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng chủ yếu tập trung vào các sản phẩm dịch vụ đa tiện ích, các ngân hàng cạnh tranh nhau trong việc cung cấp cho thị trường sản phẩm thẻ tốt nhất, sao cho khách hàng cảm thấy hài lịng nhất. Vì vậy các ngân hàng Việt Nam cần nỗ lực nghiên cứu và cho ra đời những sản phẩm thẻ với nhiều chủng loại hơn, nhiều chức năng hơn, độ bảo mật cao và cung cấp nhiều tiện ích đi kèm để có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Từ việc thẻ ngân hàng được xem như là một tài sản hay thương hiệu đối với ngân hàng thì giờ đây nó đã trở thành cơng cụ thanh tốn thơng dụng. Dịch vụ ngân hàng tiện ích này cũng cho phép mở rộng phạm vi thanh tốn khơng dùng tiền mặt trong dân cư, đem lại sự thuận tiện cho người dân và hiệu quả cho các doanh nghiệp khi sử dụng dịch vụ thẻ.

Do nhu cầu cao về thẻ tín dụng nên hầu hết các ngân hàng thương mại đều phát hành thẻ tín dụng. Hạn mức tín dụng cấp cho khách hàng chủ yếu dựa vào mức thu nhập của họ và ngân hàng cũng dễ dàng quản lý nguồn thu nhập của chủ thẻ thông qua việc lương hàng tháng của họ được thanh tốn qua ngân hàng. Ngân hàng có đầy đủ thông tin của chủ thẻ nên cũng yên tâm về khách hàng của mình hơn.

Ngày nay, hệ thống thẻ tín dụng trải rộng khắp nơi trên thế giới. Việc thanh tốn bằng thẻ tín dụng có thể được thực hiện tại bất cứ nước nào trên thế giới là nhờ vào mạng toàn cầu của các tổ chức thẻ quốc tế như Visa, Master Card hay chi nhánh của các công ty thẻ JCB, AMEX. Thẻ tín dụng đặc biệt tiện dụng khi đi công tác, du

lịch nước ngồi và là một hình thức thanh tốn khơng thể thiếu được khi mạng Internet và hình thức thương mại điện tử phát triển.

Các ngân hàng và Chính phủ Thái Lan ln tích cực đẩy mạnh việc thanh tốn khơng dùng tiền mặt trong dân cư. Chính phủ Việt Nam cũng nên đẩy mạnh chủ trương thanh tốn khơng dùng tiền mặt trong dân cư. Chính phủ nên khuyến khích các điểm kinh doanh lắp đặt các máy đọc thẻ tự động để khi khách hàng có nhu cầu thanh tốn bằng thẻ thì có thể thực hiện được. Các ngân hàng nên lắp đặt miễn phí các máy đọc thẻ tại những điểm kinh doanh, giảm phí đối với các ĐVCNT có doanh số thanh tốn cao và ổn định. Bộ Cơng Thương có thể quy định cứng tất cả trung tâm mua sắm, nhà hàng đều lắp đặt máy đọc thẻ tự động để đáp ứng nhu cầu thanh toán bằng thẻ của khách hàng. Bộ Tài chính có chính sách giảm thuế đối với các doanh nghiệp cung ứng hàng hóa dịch vụ qua thẻ để khuyến khích các doanh nghiệp này thực hiện thanh tốn qua thẻ.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1, luận văn đã trình bày những vấn đề cơ bản về thẻ và hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng, các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh thẻ, các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng, cũng như những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ. Ta thấy được thẻ thanh tốn là một hình thức thanh tốn mang lại nhiều lợi ích cho các chủ thể tham gia. Do đó việc phát triển thẻ thanh tốn là một xu hướng tất yếu của nền kinh tế hội nhập ngày nay.

Như vậy sau khi kết thúc chương 1, sang chương 2, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu tình hình hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng TMCP Á Châu trong những năm qua. Từ đó đưa ra những nhận định cũng như tìm ra những nguyên nhân hạn chế làm cơ sở để đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng TMCP Á Châu trong tiến trình hội nhập.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU

2.1 Giới thiệu tổng quan về ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Á Châu (ACB)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)