Thực trạng phát hành và thanh toán thẻ tại ACB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 49)

2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ tại ACB

2.2.2 Thực trạng phát hành và thanh toán thẻ tại ACB

2.2.2.1 Thực trạng phát hành thẻ tại ACB

Số lượng thẻ nội địa và thẻ quốc tế phát hành qua các năm

Bảng 2.1: Số lượng thẻ nội địa và thẻ quốc tế phát hành giai đoạn 2008 – 2012

Đơn vị tính: Thẻ

Nội dung Thẻ quốc tế Thẻ nội địa Tổng số lượng thẻ Năm 2008 56.192 32.861 89.053 Năm 2009 62.696 47.697 110.393 Năm 2010 112.924 82.012 194.936 Năm 2011 176.071 143.261 319.332 Năm 2012 148.591 160.581 309.172 +/- 6.504 14.836 21.340 2009/2008 % 11,6% 45,1% 24,0% +/- 50.228 34.315 84.543 2010/2009 % 80,1% 71,9% 76,6% +/- 63.147 61.249 124.396 2011/2010 % 55,9% 74,7% 63,8% +/- (27.480) 17.320 (10.160) 2012/2011 % -15,6% 12,1% -3,2%

0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 160000 180000 200000 2008 2009 2010 2011 2012

Số lượng thẻ nội địa Số lượng thẻ quốc tế

Hình 2.1: Biểu đồ số lượng thẻ nội địa và thẻ quốc tế phát hành giai đoạn từ năm 2008 – 2012

Số lượng thẻ phát hành qua các năm đều tăng. Trong đó thẻ quốc tế luôn chiếm tỷ trọng cao, năm 2008 chiếm khoảng 63%, năm 2009 chiếm khoảng 57%, năm 2010 chiếm khoảng 58%, năm 2011 chiếm khoảng 56%, năm 2012 chiếm 48% so với tổng số thẻ phát hành. Nhìn vào cơ cấu thẻ được phát hành ta thấy thẻ quốc tế vẫn chiếm tỷ trọng cao là do thẻ quốc tế nhìn chung có nhiều tiện ích hơn so với thẻ nội địa, có thể sử dụng trong nước lẫn nước ngồi và thanh tốn tiền mua hàng qua mạng. Cùng với sự phát triển của thương mại điện tử thì thẻ thanh tốn quốc tế là một phương tiện không thể thiếu đối với người muốn sử dụng loại hình mua sắm này.

Sự gia tăng số lượng thẻ chủ yếu là do Trung tâm thẻ mở rộng nguồn khách hàng cá nhân cũng như khách hàng công ty thông qua việc kết hợp với các đối tác tên tuổi và đa dạng hóa các dịch vụ kèm theo để thỏa mãn tối đa nhu cầu khách hàng. Ngoài ra Trung tâm thẻ ACB đã triển khai thêm nhiều dịch vụ nhằm tăng cường tiện ích cho khách hàng sử dụng thẻ như dịch vụ thanh toán hoá đơn điện nước, dịch vụ đăng ký làm thẻ ghi nợ qua Tổng đài 247, đăng ký thẻ ghi nợ trên Intemet, dịch vụ xem số dư thẻ qua mobile phone banking, dịch vụ bảo hiểm y tế

toàn cầu SOS... Đặc biệt, ACB tổ chức cho nhân viên giao thẻ tận nhà ngoài giờ đối với khách hàng VIP hoặc khách hàng bận công việc không đến nhận thẻ được.

Ngồi ra trung tâm thẻ cịn gia tăng tiện ích và ưu đãi cho khách hàng đăng ký làm thẻ, thường xuyên đưa ra các chương trình khuyến mãi và ưu đãi cho chủ thẻ và đẩy mạnh việc tuyên truyền phổ biến kiến thức về thẻ trong giới sinh viên.

Số lượng thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng phát hành qua các năm

Bảng 2.2: Số lượng thẻ ghi nợ và tín dụng phát hành giai đoạn 2008 – 2012

Đơn vị tính: Thẻ

Nội dung Thẻ ghi nợ Thẻ tín dụng

Năm 2008 31.459 3.935 Năm 2009 51.028 5.808 Năm 2010 116.550 8.392 Năm 2011 187.930 29.550 Năm 2012 211.524 20.910 +/- 19.569 1.873 2009/2008 % 62,2% 47,6% +/- 65.522 2.584 2010/2009 % 128,4% 44,5% +/- 71.380 21.158 2011/2010 % 61,2% 252,1% +/- 23.594 (8.640) 2012/2011 % 12,6% -29,2%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của Trung tâm thẻ ACB)

0 50000 100000 150000 200000 250000

Nă m 2008 Năm 2009 Nă m 2010 Năm 2011 Nă m 2012

Số lượng thẻ ghi nợ

Hình 2.2: Biểu đồ số lượng thẻ ghi nợ phát hành từ năm 2008-2012

Số lượng thẻ ghi nợ phát hành qua các năm đều tăng. Giai đoạn 2008 – 2009, số lượng thẻ tăng tương đối chậm. Nguyên nhân là do giai đoạn này, các ngân hàng thương mại đẩy mạnh phát triển hoạt động ở lĩnh vực thẻ nên đua nhau khuyến mãi,

giảm giá hoặc miễn phí phát hành thẻ để thu hút khách hàng, do đó sự cạnh tranh giữa các ngân hàng là không thể tránh khỏi. Nhận biết được điều đó nên đến năm 2010, ACB đẩy mạnh công tác tiếp thị thẻ, đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi, giảm giá (hoặc miễn phí) phát hành thẻ, liên kết với các công ty, trường học, siêu thị…để đưa thẻ đến tận tay người sử dụng. Đến cuối năm 2010 số lượng thẻ ACB phát hành tăng vượt trội so với năm trước đó (tăng 128,4%).

Hiện tại hai loại thẻ ghi nợ nội địa của ACB được nhiều người tiêu dùng sử dụng là thẻ ACB 2GO và thẻ 365 Styles, các tính năng của thẻ đáp ứng được nhiều nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng như: Rút tiền mặt tại hơn 11.000 máy ATM, thanh tốn hàng hóa dịch vụ tại các đơn vị chấp nhận thẻ có biểu tượng Banknetvn/Smartlink/VNBC trên tồn quốc, thanh tốn qua mạng tại các website thuộc các đơn vị chấp nhận thẻ có kết nối với hệ thống thanh toán trực tuyến của ACB và/hoặc đối tác của ACB. Ngoài ra với việc phát hành thẻ ACB 2GO là một bước tiến mới của ACB trong việc đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng cũng như gia tăng sự chọn lựa cho khách hàng khi sử dụng thẻ. Chủ thẻ có thể lựa chọn sử dụng thẻ 365 Styles với dịch vụ bảo hiểm rút tiền tại máy ATM hoặc sử dụng thẻ ACB 2GO miễn phí, khơng bảo hiểm và nhận thẻ ngay trong vịng 15 phút. 0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000

Nă m 2008 Nă m 2009 Năm 2010 Nă m 2011 Nă m 2012

Số lượng thẻ tín dụng phát hành qua các năm đều tăng, điều này chứng minh sự tín nhiệm của khách hàng đối với ACB trên thị trường thẻ. Đặc biệt năm 2011, số lượng thẻ tín dụng do ACB phát hành tăng vượt trội so với các năm trước (tăng 252,12% so với năm 2010). Như ta biết, thẻ tín dụng được xem là chiếc ví tiện lợi nhất cho khách hàng trong chi tiêu, mua sắm, du lịch... Vì thế, ngồi các loại thẻ tín dụng đã phát hành, ACB đang gia tăng sản phẩm, dịch vụ mới cho người sử dụng. Minh chứng là ACB vừa phát hành thẻ Visa Platinum theo chuẩn EMV. Đây là sản phẩm thẻ được gắn chíp điện tử với bộ vi xử lý như một máy tính thu nhỏ đa chức năng, có khả năng lưu trữ thông tin quan trọng được mã hóa với độ bảo mật cao. Ngồi ra cịn có các nguyên nhân khác làm cho số lượng thẻ tín dụng ACB năm 2011 tăng vượt trội là do ACB đẩy mạnh công tác tiếp thị thẻ, đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi, ưu đãi giảm giá cho các chủ thẻ khi sử dụng thẻ ACB để thanh toán tại các đơn vị chấp nhận thẻ ACB ví dụ như các Trung tâm mua sắm, siêu thị, sân bay….Các chương trình khuyến mãi, tiện ích mà ACB mang lại cho khách hàng ví dụ như chương trình Lướt thẻ - Tích điểm – Đổi quà: Chủ thẻ thực hiện giao dịch thanh tốn tiền hàng hóa, dịch vụ bằng thẻ tín dụng do ACB phát hành sẽ được tặng điểm thưởng để tích lũy. Với mỗi 1,000 VND thanh tốn hàng hóa bằng thẻ tín dụng khách hàng sẽ được tặng 1 điểm thưởng. Với số điểm thưởng mà chủ thẻ tích lũy được, chủ thẻ có thể thực hiện đổi các quà tặng có giá trị tương ứng với số điểm thưởng tích lũy.

Ngồi ra ACB cịn đưa ra nhiều tiện ích mang tính cạnh tranh cho khách hàng khi tham gia sử dụng thẻ tín dụng ACB so với các ngân hàng khác, được thể hiện thông qua bảng tổng hợp so sánh thẻ tín dụng của ACB với các thẻ tín dụng các ngân hàng khác.

Nội dung ACB Sacombank HSBC ANZ Vietcombank

Dịch vụ bảo hiểm dành cho

chủ thẻ

Tặng từ 3 đến 9 loại bảo hiểm cho tất cả thẻ

TD

Chỉ tặng bảo hiểm tai nạn toàn cầu cho thẻ Platinum

Chỉ tặng bảo hiểm tai nạn toàn cầu cho thẻ Platinum

Chỉ tặng bảo hiểm tai nạn toàn cầu cho thẻ

Platinum Tặng 4 loại bảo hiểm cho chủ thẻ Platinum Dịch vụ 3D secure (Dịch vụ xác thực giao dịch

Có (miễn phí) Khơng cung cấp

Không cung

DV Master in Control

(Dịch vụ quản lý chi tiêu)

Có (miễn phí) Không cung cấp

Không cung

cấp Không cung cấp Không cung cấp

Hạn mức thanh tốn Khơng giới hạn (với Dịch vụ Chế độ VIP miễn phí cho tất cả chủ thẻ) 200 triệu VND 30 triệu VND 50% hạn mức tín dụng 30 triệu VND Thẻ chuẩn/vàng: 25,8%/năm 25,8%/năm Thẻ chuẩn/vàng: 25,8%/năm Thẻ chuẩn/vàng: 28,8%/năm 17%/năm Lãi suất Thẻ Visa Platinum: 24,8%/năm 25,8%/năm Thẻ Premier MasterCard/ Visa Platinum: 24%/năm Thẻ Platinum: 28,8%/năm 17%/năm

Thanh toán tối thiểu số dư nợ cuối kỳ

5% 5% 5% 10% 10%

Phí phạt khơng thanh toán tối thiểu 3.95% Tối thiểu: 50.000 VND 6% Tối thiểu: 80.000 VND 4% Tối thiểu: 80.000 VND 4% Tối thiểu: 200.000 VND 3% Tối thiểu: 50.000 VND Phí chênh lệch tỷ giá + Phí xử lý giao dịch * 1.85% - 3.45% 3% 3.5% 3.5% 2 – 2.5% Dịch vụ báo thay

đổi số dư thẻ qua tin nhắn

Miễn phí 5.000

VND/tháng Miễn phí Khơng cung cấp Khơng cung cấp

* Mức phí này thay đổi theo từng giai đoạn, được áp dụng khi chủ thẻ thanh toán cho các khoản chi

tiêu bằng ngoại tệ (thanh tốn trên mạng, ở nước ngồi….)

Qua bảng so sánh trên ta thấy các dịch vụ mà ACB cung cấp cho chủ thẻ phần nào vượt trội, mang tính cạnh tranh hơn so với các ngân hàng khác. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn cịn một vài yếu tố như lãi suất cho vay, phí phạt khơng thanh tốn tối thiểu và phí chênh lệch tỷ giá vẫn còn cao so với ngân hàng khác như là Vietcombank. Nhưng nhìn chung sản phẩm thẻ tín dụng ACB mang tính cạnh tranh cao so với các ngân hàng khác.

Như ta biết, hiện tại không chỉ ngân hàng trong nước chạy đua phát hành thẻ tín dụng, các ngân hàng nước ngoài cũng rất quan tâm đến dịch vụ thẻ tín dụng. Mới đây, Ngân hàng Citibank Việt Nam công bố sản phẩm thẻ tín dụng Citibank PremierMiles. Đây là loại thẻ tín dụng du hành đầu tiên tại Việt Nam, phát huy những liên kết giữa Citibank với các hãng hàng khơng lớn trên tồn thế giới, nhằm mang lại những tiện ích tốt nhất cho khách hàng tại Việt Nam. Ông Surath

châu Á - Thái Bình Dương cho rằng, Việt Nam là thị trường thứ 8 của châu Á, nơi Tập đoàn phát triển thẻ Citibank PremierMiles.Và Citibank sẽ tiếp tục tận dụng những nguồn lực của khu vực và trên toàn cầu để đưa ra những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất. Việt Nam là thị trường ưu tiên của ngân hàng này, và Citibank sẽ tập trung đầu tư vào các sản phẩm mới. Trước tình hình cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng cao như vậy, ACB sẽ còn phải cố gắng nhiều hơn nữa để đưa sản phẩm thẻ của mình đến tay người tiêu dùng nhiều hơn.

Số lượng các đơn vị chấp nhận thẻ ACB

Bảng 2.3: Số lượng các ĐVCNT còn hiệu lực giai đoạn từ năm 2008-2012

Đơn vị tính: đại lý

Nội dung Số lượng đơn vị chấp nhận thẻ

Năm 2008 853 Năm 2009 1.486 Năm 2010 2.092 Năm 2011 2.259 Năm 2012 2.284 +/- 633 2009/2008 % 74,2% +/- 606 2010/2009 % 40,8% +/- 167 2011/2010 % 8,0% +/- 25 2012/2011 % 1,1%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của Trung tâm thẻ ACB)

0 500 1000 1500 2000 2500

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Số lượng đơn vị chấp nhận thẻ

Ta nhận thấy số lượng đại lý giao dịch của ACB tăng nhanh qua các năm. Tốc độ tăng trưởng mạnh số lượng đơn vị chấp nhận thẻ từ năm 2008 – 2010 chứng tỏ ACB đã thực sự quan tâm đến tiện ích của thẻ, đang phấn đấu để mang lại cho khách hàng sự thỏa mãn cao nhất khi sử dụng sản phẩm thẻ của ACB.

Ngoài ra, ACB với kinh nghiệm hơn 10 năm cung cấp dịch vụ chấp nhận thanh toán thẻ ngân hàng, đến nay đã phục vụ cho hơn 2.000 điểm kinh doanh khắp các Tỉnh/Thành trên cả nước. Khách hàng sử dụng dịch vụ chấp nhận thẻ thuộc đa dạng các ngành nghề kinh doanh bao gồm khách sạn, nhà hàng, điểm du lịch, đại lý vé máy bay, siêu thị, bệnh viện, phòng tranh, cửa hàng vàng bạc đá quý,… tại hầu hết các thành phố thương mại và khu du lịch. Dịch vụ chấp nhận thanh toán thẻ ACB mang lại nhiều tiện ích cho các đại lý chấp nhận thẻ ACB như: phục vụ tận nơi địa điểm kinh doanh để hướng dẫn thủ tục và ký hợp đồng, lắp đặt hồn tồn miễn phí máy chấp nhận thẻ ngay tại các điểm kinh doanh, hướng dẫn tận tình, chuyên nghiệp cho nhân viên đại lý chấp nhận thẻ cách thức sử dụng thiết bị, cung cấp dịch vụ “Thanh toán ngay” nếu các đại lý có nhu cầu nhận lại tiền thanh tốn hóa đơn ngay trong ngày, dịch vụ “ACB Online” giúp đại lý chủ động quản lý giao dịch thanh toán đối với tài khoản thanh tốn của mình, các đại lý cịn có thể thực hiện lệnh chuyển khoản trong và ngồi hệ thống ACB linh hoạt, khơng cần phải đến các Chi nhánh ngân hàng. Như vậy, với dịch vụ chấp nhận thẻ của ACB, giờ đây các ĐVCNT khơng cịn lo lắng về những rủi ro phát sinh trong q trình thanh tốn tiền mặt như tiền giả, tiền rách, tiền bị thất thốt trong q trình thu ngân, đồng thời lại cịn tiết kiệm được rất nhiều thời gian và chi phí quản lý.

Số lượng các ĐVCNT ACB giai đoạn 2011-2012 tăng tương đối ít so với các năm trước. Nguyên nhân là do thời gian gần đây các ngân hàng đua nhau cạnh tranh trong quá trình kinh doanh thẻ, nhiều ngân hàng chạy đua giảm (thậm chí là miễn) phí chiết khấu cho ĐVCNT. Điều này làm cho việc phát triển mạng lưới các ĐVCNT ACB gặp nhiều khó khăn. Ngồi ra, việc lắp đặt q nhiều máy POS cũng làm cho việc phát triển mạng lưới POS khơng có hiệu quả. Bởi lẽ, các ngân hàng khơng có nguồn thu bù đắp chi phí đầu tư mua sắm thiết bị, chi phí cho nhân sự đi

phát triển ĐVCNT, về lâu dài kéo theo chất lượng dịch vụ bị ảnh hưởng. Việc nhiều ngân hàng vẫn chỉ tập trung vào một nhóm các ĐVCNT nhất định, không nghiên cứu mở, phát triển các đơn vị mới dẫn đến tình trạng một số ĐVCNT có nhiều POS nhưng tỷ lệ sử dụng POS khơng cao. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến phá vỡ sự phát triển bền vững của thị trường thẻ Việt Nam và ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện định hướng đẩy mạnh thanh tốn thẻ, thanh tốn khơng dùng tiền mặt.

Số lượng máy ATM của ACB giai đoạn từ năm 2008 – 2012

Bảng 2.4: Số lượng máy ATM của ACB giai đoạn từ năm 2008 – 2012

Đơn vị: máy

Nội dung Số lượng máy ATM

Năm 2008 239 Năm 2009 305 Năm 2010 405 Năm 2011 490 Năm 2012 559 +/- 66 2009/2008 % 27,6% +/- 100 2010/2009 % 32,8% +/- 85 2011/2010 % 21,0% +/- 69 2012/2011 % 14,1%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của Trung tâm thẻ ACB)

Số lượng máy ATM

0 100 200 300 400 500 600 2008 2009 2010 2011 2012

Tốc độ tăng trưởng máy ATM tương đối đồng đều qua các năm. Trung bình khoảng 20 – 30%/năm. ACB ln chú trọng trong việc đầu tư máy móc, trang thiết bị hiện đại trong hoạt động phát hành và thanh toán thẻ. ACB là một trong những ngân hàng đi đầu trong việc triển khai các dịch vụ gia tăng trên nền tảng ATM như thanh tốn hóa đơn dịch vụ bảo hiểm, điện, điện thoại….Ngồi ra, ACB cịn kết nối hệ thống máy ATM của mình với hệ thống chuyển mạch Smartlink nhằm gia tăng tiện ích phục vụ khách hàng. Ngồi việc kết nối thành công với các tổ chức thẻ quốc tế như Visa, MasterCard và tổ chức chuyển mạch thẻ Banknetvn, nay ACB tiếp tục thực hiện kết nối hệ thống máy ATM của ACB với hệ thống chuyển mạch Smartlink. Với việc kết nối này, tất cả các sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa Smartlink

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)