Giới từ trong tiếng Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giới ngữ tiếng anh (với các giới từ chứa in, on, at) và các biểu đạt tương đương trong tiếng việt (Trang 28 - 30)

4) He came at 7:30 and has waited for her since.

1.3.2. Giới từ trong tiếng Việt

Giới từ là một hƣ từ. Trong tiếng Việt, giới từ là một loại từ có số lƣợng khơng lớn nhƣng lại có tần suất hoạt động rất cao trong ngơn ngữ và có vai trị đặc biệt trong tổ chức thông báo, chúng đƣợc sử dụng hết sức đa dạng trong ngôn ngữ, cơ động hơn so với nhiều nhóm từ khác.

Ví dụ: - “Các nhà đã đóng cửa im ỉm, trừ một vài cửa hàng cịn thức, nhưng cửa chỉ hé ra một khe ánh sáng. Trẻ con tụ họp nhau ở thềm hè, tiếng cƣời nói vui vẻ, khiến An thèm muốn nhập bọn với chúng để nô đùa, nhưng sợ trái lời mẹ dặn phải coi hàng, nên hai chị em đành ngồi yên trên chõng, đƣa mắt theo dõi

những ngƣời về muộn, từ từ đi trong đêm.” [ TL, HĐT]

- “Ngoài phố, những ngã ba, ngã tƣ, sự ồn ào trào lên chỉ từng khu và cảnh tấp nập không lầm bụi, rối loạn như trƣa nay. Nắng trong dần đi. Sắc xanh pha lê trên cao bao la thêm .” [NH, MD]

Từ trƣớc đến nay, vấn đề giới từ tiếng Việt ít đƣợc các nhà khoa học đi sâu nghiên cứu. Loại từ loại này chỉ đƣợc đề cập tới nhƣng rất ít trong một số

chƣơng, mục ở sách ngữ pháp tiếng Việt hoặc trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngồi.

Bên cạnh đó, quan điểm về giới từ của các nhà nghiên cứu khơng hồn tồn giống nhau. Tác giả Diệp Quang Ban trong “Ngữ pháp tiếng Việt” có thừa nhận việc phân định từ loại trong tiếng Việt, tuy nhiên ông không nhắc đến giới từ trong nhóm II mà gộp giới từ với liên từ và gọi là kết từ hay quan hệ từ hay từ nối đƣợc dùng để nối kết từ ngữ làm thành tố phụ với thành tố chính trong cụm từ.

Trong cuốn “Văn phạm Việt Nam” (1952) Bùi Đức Tịnh không nêu rõ định nghĩa về giới từ, mà xếp luôn các liên từ phụ thuộc (bởi vì, cho nên, tuy…nhƣng) vào cùng một loại với giới từ và gọi chúng là “giới từ và giới ngữ”. Theo ông, “ giới từ và giới ngữ” là những tiếng dùng để chỉ sự tƣơng quan giữa ý nghĩa của hai từ ngữ và hai mệnh đề.” [37, xem tr. 652]

Nguyễn Kim Thản trong cuốn “Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt” (1963) tách riêng giới từ thành một từ loại, nhƣ trong “Việt Nam văn phạm” (1940) và định nghĩa:

“Giới từ là một loại hƣ từ (trong nhóm quan hệ từ) có tác dụng nối liền từ phụ (hoặc từ tổ phụ) với từ chính (hoặc từ tổ chính), biểu thị quan hệ ngữ pháp giữa hai đơn vị đó. Ví dụ:

- Đi với tơi; viết bằng bút chì; ăn cho no.

- Ngƣời mà tôi đã gặp hôm qua là ngƣời miền Nam.

Tiếp theo ơng viết: “Trong thực từ, có hai nhóm từ chính: thể từ và vị từ. cho nên chúng tơi chia giới từ thành hai tiểu loại:

- Giới từ nối liền thành phần phụ với thể từ. - Giới từ nối liền thành phần phụ với vị từ.

[37, tr. 437]

Các nhà nghiên cứu Nguyễn Tài Cẩn, I. X. Bƣx- trốp, N. V. Xtan-kê-vích trong cuốn “Ngữ pháp Việt Nam” (1975) cũng tách riêng từ loại giới từ, bao gồm các từ, nhƣ “bằng”, “do”, “bởi”, “về”, “ở” (tại), “với”, “do”. Nhƣng vẫn còn phân vân về những từ , đƣợc gọi là “liên từ - giới từ” ( và, hay, nhƣng, của, vì, nhờ, dù, dầu) [tr.87]

Trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt” (2001), tác giả Đinh Văn Đức thừa nhận sự tồn tại của giới từ với tƣ cách là một tiểu loại trong quan hệ từ cùng với liên từ và từ chỉ hƣớng. Tác giả cho rằng, cùng với liên từ, giới từ nằm trong số các hƣ từ cú pháp, không đƣợc dùng để diễn đạt ý nghĩa ngữ pháp của thực từ này hay thực từ khác mà dùng để diễn đạt mối quan hệ giữa thực từ với thực từ trong các phát ngôn – nghĩa là diễn đạt mối quan hệ giữa các khái niệm trong tƣ duy trừu tƣợng. [17, tr.207]

Cách nhìn về giới từ ở mỗi tác giả có những nét khác biệt nhất định nhƣng tựu trung đều thống nhất ở một điểm đó là: Giới từ là một hƣ từ làm nhiệm vụ nối kết từ phụ với từ chính. Giới từ biểu thị mối quan hệ chính phụ, tức là dùng để kết nối thành tố chính với thành tố phụ trong cụm từ và câu.

Trên đây mới chỉ là một số ít những nhận định ban đầu đƣợc tóm lƣợc, tổng kết trên những cứ liệu nghiên cứu của các nhà khoa học đi trƣớc về giới từ tiếng Việt và tiếng Anh. Tuy nhiên, những nhận định này ít nhiều cũng cho chúng ta thấy rõ hơn về diện mạo của giới từ nhằm tạo đà cho việc nghiên cứu giới ngữ trong bƣớc tiếp theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giới ngữ tiếng anh (với các giới từ chứa in, on, at) và các biểu đạt tương đương trong tiếng việt (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)