Nghiên cứu giới từ trong ngôn ngữ học tri nhận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giới ngữ tiếng anh (với các giới từ chứa in, on, at) và các biểu đạt tương đương trong tiếng việt (Trang 30 - 32)

4) He came at 7:30 and has waited for her since.

1.3.3. Nghiên cứu giới từ trong ngôn ngữ học tri nhận

Ngôn ngữ học tri nhận ( Cognitive Linguistics) là một trào lƣu mới mẻ còn rất non trẻ và đang rất thịnh hành của ngôn ngữ học hiện đại trên phạm vi thế giới, xuất phát từ Mỹ và đƣợc thế giới ngôn ngữ học bàn luận sôi nổi không chỉ ở Mỹ, mà cả ở Châu Âu và gần đây ở Việt Nam. Ngôn ngữ học tri nhận, cũng nhƣ các ngành học tri nhận khác, có mục tiêu chung là nghiên cứu “việc

thực hiện các quá trình lĩnh hội, xử lý và cải biến các tri thức vốn quyết định bản chất của trí não con người” (Petrov 1988). Tuy nhiên, đối tƣợng cụ thể của ngôn

ngữ học tri nhận là ngôn ngữ trong tƣ cách là một trong những khả năng tri nhận và một trong những cấu trúc tri nhận của con ngƣời ( cùng với tri giác, tƣ duy, kí ức, hành động). Từ góc độ này, ngôn ngữ học tri nhận, một mặt, xem xét lại những vấn đề truyền thống của ngôn ngữ học ( chẳng hạn, các phạm trù, phép ẩn dụ..) và mặt khác, đặt ra những vấn đề mới chƣa từng đƣợc nói đến trong ngơn ngữ học truyền thống ( nhƣ điển dạng, hình/ nền…). Đặc biệt là vấn đề đối tƣợng nghiên cứu của ngữ nghĩa học – mối tƣơng quan giữa ngữ nghĩa và thực tại khách quan. Theo các nhà ngữ nghĩa học tri nhận, thực tại đƣợc “phóng chiếu” vào trong ngữ nghĩa của các ngôn ngữ tự nhiên và “bức tranh thế giới” nhận đƣợc (hay “thế giới đƣợc phóng chiếu” theo thuật ngữ của Jackendoff) trong ngôn ngữ là khác biệt với thế giới thực; vì thế, ngữ nghĩa của những ngơn ngữ khác nhau sẽ là khác nhau. [38, tr.53]

Ở Việt Nam, do còn rất non trẻ nên những tác giả nghiên cứu về ngôn ngữ học tri nhận chƣa nhiều và các tác giả chủ yếu nghiên cứu các ý niệm nhƣ là một trong những phạm trù cơ bản của ngôn ngữ học tri nhận nhƣ bài báo của Trần Trƣơng Mĩ Dung “ Tìm hiểu ý niệm “BUỒN” trong tiếng Nga và tiếng Anh”

đăng trong tạp chí “Ngơn ngữ” số 8 – 2005… Ngoài ra có một số cơng trình nghiên cứu khác tuy khơng nhắc đến ngơn ngữ học tri nhận, nhƣng tinh thần và

thực chất nằm trong phạm vi trung tâm chú ý của ngôn ngữ học tri nhận, chẳng hạn nhƣ Nguyễn Đức Tồn với “Tìm hiểu đặc trưng văn hóa – dân tộc của ngôn

ngữ và tư duy của người Việt ( trong sự so sánh với những dân tộc khác) (Nxb.

ĐHQG, HN, 2002), Trần Ngọc Thêm với “Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam” (Nxb. Tổng hợp TP HCM, 2004), Hồ Lê với “Quy luật ngôn ngữ, quyển 5, Bản

thể ngôn ngữ” (Nxb. KHXH, 2004)… Vấn đề nghiên cứu giới từ trong ngôn

ngữ học tri nhận chỉ đƣợc một số ít tác giả nghiên cứu, đề cập đến nhƣ bài báo của Lê Văn Thanh, Lý Toàn Thắng “ Ba giới từ tiếng Anh “at”, “on”, “in” ( thử

nhìn từ góc độ cơ chế tri nhận không gian trong sự so sánh đối chiếu với tiếng Việt) đăng trong tạp chí “Ngơn ngữ” số 9/2002 [35] hay nghiên cứu trường hợp : Các ý niệm RA, QUA, TRÊN, DƯỚI và bình diện nghĩa biểu hiện của câu trong

cuốn sách của Lý Tồn Thắng “ Ngơn ngữ học tri nhận- từ lý thuyết đại cương

đến thực tiễn tiếng Việt” (Nxb. KHXH, HN – 2005)… Ở đây, trong phạm vi luận

văn này, chúng tôi chỉ nghiên cứu ba giới từ cơ bản IN, On, At từ góc độ tri nhận trong mối liên hệ, kết hợp với các từ, cụm từ khác trong câu để tạo thành các cụm từ (giới ngữ). Sở dĩ chúng tơi lựa chọn giới ngữ có chứa các giới từ này là vì đây là những giới từ cơ bản nhất của tiếng Anh và thƣờng đƣợc các sách ngữ pháp tiếng Anh dùng làm đại diện cho những kiểu loại giới từ định vị không gian, thời gian và chúng cũng là những giới từ định vị theo kiểu tôpô với nội dung ngữ nghĩa khái quát cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giới ngữ tiếng anh (với các giới từ chứa in, on, at) và các biểu đạt tương đương trong tiếng việt (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)