Giới ngữ và khả năng đánh dấu ngữ pháp của chúng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giới ngữ tiếng anh (với các giới từ chứa in, on, at) và các biểu đạt tương đương trong tiếng việt (Trang 103 - 112)

- Ngày chị đi mò cua bắt tép; tối đến chị mới dọn cái hàng nƣớc này,

3.3. Giới ngữ và khả năng đánh dấu ngữ pháp của chúng.

Trong một câu hay một phát ngơn, khi nói đến khả năng đánh dấu ngữ pháp của giới ngữ trong câu chúng ta thƣờng xem xét đến vị trí và vai trị của chúng trên các bình diện kết học, nghĩa học và dụng học. Ở đây, chúng tôi chỉ xin đi nghiên cứu vị trí đứng đầu câu của giới ngữ. Thông thƣờng, khi đứng đầu câu chúng ta thƣờng gặp khuôn cấu trúc: Câu= PP, S + P ( trong đó: PP là giới ngữ; S là chủ ngữ; P là vị ngữ).

Ví dụ: For a week after this, life was like a restless dream

(Suốt một tuần sau đó, cuộc sống giống nhƣ một giấc mộng thảng thốt) Hay: At weekends, I usually stay at home

(Tôi thƣờng ở nhà vào ngày cuối tuần)

Điều này có nghĩa là khi đứng đầu câu, giới ngữ thƣờng giữ vai trò là trạng ngữ (Adverbial/ adjunct) trong câu đó. Tuy nhiên ở đây chúng ta cần phải phân biệt rõ ràng đâu là trạng ngữ của câu và đâu là trạng ngữ của động từ vì rất dễ nhầm lẫn giữa hai loại trạng ngữ này.

Giới ngữ với tư cách là trạng ngữ của động từ thƣờng đứng sau động từ và

bổ sung vào ý nghĩa cho động từ đó Ví dụ: - I always do arrive on time (Tôi luôn luôn đến đúng giờ) - He left in a hurry

(Anh ấy vội vàng rời đi) - He is always in time for meals

(Bao giờ anh ấy cũng đến đúng giờ ăn) Hay đứng sau tân ngữ nếu câu chỉ có một tân ngữ VÍ dụ: - He gave her the money in a reluctant way (Anh ta miễn cƣỡng đƣa tiền cho cô ấy) - Can you park your car near the shops?

(Anh có thể đỗ xe ở gần các cửa hàng đƣợc chứ?) - You should always check your oil before starting (Bạn nên kiểm tra dầu nhớt trƣớc khi khởi động xe) - She answered me in a low whisper

(Cơ ấy lí nhí trả lời tơi)

Với động từ + tân ngữ thì độ dài của tân ngữ ảnh hƣởng đến vị trí của trạng từ. Nếu tân ngữ ngắn thì chúng ta có động từ + tân ngữ + trạng ngữ, nhƣng nếu tân ngữ dài thì chúng ta thƣờng đặt trạng ngữ trƣớc động từ

Ví dụ: - He in an angry mood denied that he had stolen the documents (Anh ta giận dữ chối rằng anh ta là ngƣời ăn cắp tài liệu)

Giới ngữ với tư cách là trạng ngữ của câu. Thông thƣờng, nếu là trạng ngữ

của câu thì giới ngữ đứng ở đầu câu hoặc cuối câu đều có thể đƣợc. Tuy nhiên, số lƣợng giới ngữ đứng ở đầu câu có xu hƣớng nhiều hơn là số lƣợng giới ngữ đứng ở cuối câu với tƣ cách là trạng ngữ của câu, bởi lẽ nếu đứng ở cuối câu thì loại trạng ngữ này rất dễ bị nhầm với loại trạng ngữ của động từ. Ở đây, trong khuôn khổ bài luận văn này chúng tôi chỉ xin đi vào nghiên cứu loại giới ngữ đứng ở đầu câu với tƣ cách là trạng ngữ của câu.

Nhƣ chúng tơi đã phân tích ở chƣơng 3, mục 1 về chức năng của giới ngữ khi chúng giữ vai trò là trạng ngữ, trong câu có rất nhiều loại giới ngữ làm trạng ngữ chỉ những ý nghĩa khác nhau, chẳng hạn: trạng ngữ chỉ nơi chốn, trạng ngữ

chỉ thời gian, trạng ngữ chỉ tần suất, trạng ngữ chỉ cách thức… Chúng tôi xin đi thêm chi tiết về những loại trạng ngữ này.

- Giới ngữ với tƣ cách là trạng ngữ chỉ nơi chốn: Nếu chúng ta muốn nhấn mạnh địa điểm (tạo nên sự tƣơng phản), chúng ta có thể bắt đầu câu bằng một trạng ngữ chỉ địa điểm, đặc biệt trong văn mơ tả.

Ví dụ: - On many large farms, farm workers live in tied cottages

(Tại nhiều nơng trại lớn, những cơng nhân ở đó sống trong những ngơi nhà kết)

Trong tiếng Việt, chúng tôi cũng bắt gặp trƣờng hợp tƣơng tự:

Ví dụ: - Ngoài khung cửa sổ, trời xanh ngắt ánh sáng; lá cây rung động

dƣới làn gió nhẹ

- Ngoài vườn, trời vẫn nắng.

[ TL, DBHL] - Ở khắp nơi, tôi đều gặp những con ngƣời nhƣ thế

(Ví dụ của Diệp Quang Ban trong Ngữ pháp tiếng Việt) Trong tiếng Anh, có một sự phân biệt giữa địa điểm và phƣơng hƣớng: 1) Trạng từ chỉ địa điểm trả lời cho câu hỏi với where? Và đi với “động từ chỉ vị trí” nhƣ be, live, stay, work. Chúng có thể bắt đầu một câu:Ví dụ

In Jamaica Larry stayed at the Grand Hotel

(Tại Jamaica Larry ở lại khách sạn Grand Hotel)

2) Trạng từ chỉ phƣơng hƣớng trả lời câu hỏi với where to? và where from? Chúng thƣờng đi với “động từ chuyển động” nhƣ go và thƣờng không thể bắt đầu một câu:

Larry went by plane to Jamaica (Larry đến Jamaica bằng máy bay)

- Giới ngữ với tƣ cách là trạng ngữ chỉ thời gian: Thông thƣờng chúng ta hay bắt gặp loại trạng ngữ này nhất là ở cuối câu, tuy nhiên khi nhấn mạnh thì chúng lại thƣờng đƣợc đặt ở đầu câu

Ví dụ: - For 6 years, he lived abroad (Anh ấy sống ở nƣớc ngoài 6 năm) - At weekends I write to her

(Tôi viết cho cô ấy mỗi cuối tuần)

Trong tiếng Việt, giới ngữ với tƣ cách là trạng ngữ chỉ thời gian thƣờng đứng ở đầu câu, nhƣng cũng có thể chuyển xuống cuối câu hay giữa câu. Bộ phận này đƣợc tách ra bằng dấu ngắt hơi hay dấu phẩy. Tuy nhiên, trong tiếng Việt cũng có một đặc điểm đặc biệt đối với loại trạng ngữ chỉ thời gian nói chung khi đứng cuối câu thƣờng biểu thị ý nghĩa quá khứ trong khi trạng ngữ chỉ thời gian tƣơng lai lại đặt ở đầu câu trong cả câu hỏi lẫn câu trả lời.

Ví dụ: - Vào trưa mai, tôi sẽ về

- Lúc 4 giờ, chiều anh ấy sẽ đến. => chỉ ý tƣơng lai

- Cô Yến đến nhà tôi lúc 4 giờ

- Tơi đã về Hải Phịng vào thứ 7 tuần trước => chỉ ý quá khứ

- Giới ngữ với tƣ cách là trạng ngữ chỉ tần suất: Loại trạng ngữ này đứng ở cuối câu hay đầu câu đều có thể đƣợc. Tuy nhiên để tránh sự mơ hồ hay hiểu lầm trong một số trƣờng hợp thì vị trí đầu câu lại là phƣơng án tối ƣu.

Ví du: - Once in a month we visit our daughter who’s at Leeds University (Cứ mỗi tháng một lần chúng tôi lại đi thăm con gái chúng tôi hiện đang học ở đại học Leeds)

Để tránh hiểu lầm với:

We visit our daughter who’s at Leeds University once in a month

(Chúng tôi đi thăm con gái chúng tôi hiện đang học ở đại học Leeds mỗi tháng một lần)

- Giới ngữ với tƣ cách là trạng ngữ chỉ cách thức: Thông thƣờng loại giới ngữ này đứng sau tân ngữ, sau động từ hay sau một tiểu trạng từ (adverb particle). Tuy nhiên, khi muốn nhấn mạnh thì nó lại đƣợc đặt ở đầu câu.

Ví dụ: - On foot, I go to school (Tôi đi bộ đến trƣờng)

- In a hurry, she left without saying anything (Vội vã, cô ấy đi mà chẳng nói lời nào)

- Đảo ngữ (Inversion) sau giới ngữ với tƣ cách là trạng ngữ: Đây là một trƣờng hợp rất đặc biệt trong tiếng Anh khi muốn nhấn mạnh thì trạng ngữ thƣờng đƣợc đặt ở đầu câu. Trong trƣờng hợp này trật tự (Chủ ngữ - động từ) bình thƣờng của câu đƣợc đảo lại nếu câu bắt đầu bằng một trạng từ. Thông thƣờng, chúng ta hay bắt gặp đảo ngữ sau trạng từ chỉ nơi chốn nhƣ here, there

và những tiểu trạng từ nhƣ back, down, off, up,…danh từ làm chủ ngữ đứng sau động từ. Điều này cũng thƣờng xảy ra với những động từ chỉ sự chuyển động nhƣ come, go. Chúng ta cũng có thể bắt gặp hiện tƣợng đảo ngữ trong trƣờng

hợp sau trạng ngữ chỉ nơi chốn cùng với động từ chỉ vị trí (lie, live, sit, stand) hoặc động từ chỉ sự chuyển động (come, go, rise) với danh từ làm chủ ngữ theo ngay sau động từ.

Ví dụ: - At the top of the hill stood the tiny chapel (Ngay trên đỉnh đồi là một ngơi nhà thờ bé xíu) - In the fields of poppies lay the dying soldiers

(Trên cánh đồng trồng thuốc phiện là những ngƣời lính đang hấp hối) - In the distance could be seen the purple mountains

(Từ xa ngƣời ta có thể nhìn thấy những dãy núi màu tím)

Tuy nhiên, khi chủ ngữ là đại từ thì chúng ta khơng thể sử dụng đảo ngữ. Ví dụ: - At the top of the hill it stood out against the sky

(Nó đứng ngay trên đỉnh đồi nổi bật trên nền trời)

Trong tiếng Việt chúng tôi cũng bắt gặp hiện tƣợng đảo ngữ trên. Ví dụ: - Trong cốc có nƣớc

- Trên bàn có con mèo - Trong vali chất đầy sách

Tuy nhiên, tiếng Việt có một đặc trƣng mà ít khi thấy xuất hiện ở các ngơn ngữ khác đó là khả năng lƣợc bỏ giới từ mà không làm ảnh hƣởng đến ngữ nghĩa của câu và ngƣời nghe hay ngƣời đọc vẫn có thể hiểu đƣợc tồn bộ ý nghĩa của nó. Từ ví dụ trên chúng ta có:

- Cốc có nƣớc - Bàn có con mèo - Vali chất đầy sách

- Chung quanh nào thấy bóng ngƣời

[Nguyễn Du]

- Giới ngữ với tƣ cách là trạng ngữ chỉ mục đích: Trong trƣờng hợp này, tiếng Anh và tiếng Việt giống nhau ở điểm là khi muốn làm nổi bật mục đích hoạt động thì ngƣời ta có thể đảo phần giới ngữ chỉ mục đích lên đầu.

Ví dụ: - Tiếng Anh: In order to get good marks, I have to study hard - Tiếng Việt: Để đạt điểm tốt, tôi phải học chăm chỉ

- Tiếng Việt: Để làm vui lịng bố mẹ, tơi đi học.

Nhƣ vậy, khi xem xét thành phần giới ngữ với tƣ cách là trạng ngữ ở vị trí đầu câu chúng tôi phát hiện ra rằng số lƣợng giới ngữ làm trạng ngữ đứng đầu câu khơng phải là ít và mục đích của chúng khi đứng đầu câu rất rõ ràng: để nhấn mạnh, tránh sự mơ hồ, hiểu lầm hay tạo sự tƣơng phản làm nổi bật ngụ ý của tác giả hay đơn giản là tạo sự khác biệt về thời bởi trong tiếng Việt động từ không thể phản ánh đƣợc đặc điểm về thời nếu khơng có các từ phụ đi theo để phản ánh rõ hơn về thời điểm xảy ra sự việc. Tuy nhiên, giữa tiếng Anh và tiếng Việt vẫn có điểm khác biệt rõ nét đó là giới từ trong tiếng Việt có thể dễ dàng bị lƣợc bỏ mà không làm ảnh hƣởng đến ngữ nghĩa của câu, trong khi đó nếu giới từ bị lƣợc bỏ trong tiếng Anh thì thành phần giới ngữ đó khơng thể sử dụng trong câu đƣợc nhƣ những ví dụ chúng tơi đã nêu ở trên.

KẾT LUẬN

Trong nội dung các chƣơng 1, 2, 3 trên đây chúng tơi đã lần lƣợt trình bày những hiểu biết, khảo sát về khái niệm, chức năng, vị trí, cấu trúc của giới ngữ tiếng Anh và các biểu đạt tƣơng ứng của chúng trong tiếng Việt. Với những hiểu biết đã thu lƣợm đƣợc trong quá trình nghiên cứu, đối chiếu chúng tơi có thể tóm tắt kết quả làm việc nhƣ sau:

1. Luận văn này không phải là một cơng trình duy nhất nghiên cứu về lý luận và đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa của giới ngữ tiếng Anh. Nhƣng chúng tơi có thể khẳng định rằng đây là luận văn đầu tiên đƣợc tiến hành ở Việt Nam chỉ chuyên nghiên cứu về giới ngữ tiếng Anh. Căn cứ vào các đặc điểm ngữ pháp và

ngữ nghĩa của giới ngữ tiếng Anh đặc biệt là các giới ngữ có chứa In, On, At và các biểu đạt tƣơng ứng trong tiếng Việt, chúng tôi đã cố gắng đem những sự kiện ngơn ngữ thƣờng gặp nhất ra phân tích, đối chiếu về khả năng hoạt động cũng nhƣ cấu tạo của giới ngữ trong tiếng Anh và tiếng Việt. Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể đƣợc ứng dụng trong việc giảng dạy, biên soạn các giáo trình tiếng Anh cho ngƣời Việt và tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài khi học tiếng Việt. Hơn nữa, thành quả của việc nghiên cứu sẽ đƣợc ứng dụng trong công tác biên dịch và phiên dịch.

2. Về mặt khái niệm: Giới ngữ là một thành phần trong câu đƣợc cấu tạo từ giới từ, tân ngữ và bất kỳ tính từ hay trạng từ nào có liên quan. Giới ngữ là một chuỗi không thể phân chia cả về mặt cú pháp lẫn mặt ngữ nghĩa. Các thành phần trong giới ngữ có quan hệ ràng buộc nhau và chúng ta phải coi chúng nhƣ một đơn vị độc lập. Giới ngữ có thể bổ nghĩa cho câu một cách vơ hạn, do vậy ngƣời viết phải hiểu hình thái và chức năng của chúng để có những lựa chọn đúng đắn khi sử dụng.

3. Về mặt cấu trúc ngữ pháp: Giới ngữ là sự kết hợp của giới từ với danh từ (cụm danh từ); với giới từ và danh từ (cụm danh từ); với tính từ; với danh động từ; với động từ; với cụm từ; với mệnh đề hay với đại từ. Cùng với đó là những cấu trúc cố định đƣợc sử dụng thƣờng xuyên trong văn nói cũng nhƣ văn viết nhƣ: on behalf of, in one’s opinion, out of date, up to date, in time, on time,

at the beginning of, at the end of, from time to time, out of order… . Trong quá

trình thống kê, mơ tả chúng tơi cịn thấy rằng giới ngữ tiếng Anh có cấu tạo hết sức phong phú, đa dạng, nguyên tắc cấu tạo rõ ràng, dễ nhận biết, phân biệt. Điều này có sự khác biệt so với giới ngữ tiếng Việt. Tuy rằng trong tiếng Việt khi gặp một câu hay một đoạn hay thậm chí cả một văn bản chúng ta vẫn có thể

nhận diện đƣợc giới ngữ nhƣng nhiều khi ranh giới giữa giới từ đơn và cụm giới từ còn rất mong manh, mơ hồ, khó đốn định.

4. Về mặt chức năng ngữ pháp: Giới ngữ tiếng Anh và cả giới ngữ tiếng Việt khơng có khả năng tạo thành câu, ngay cả câu nói tắt, tuy nhiên chúng lại có khả năng một mình làm thành phần câu. Trong tiếng Anh, giới ngữ thực hiện những chức năng ngữ pháp cơ bản trong câu. Chúng có thể hoạt động nhƣ là định ngữ bổ nghĩa cho danh từ, có thể có chức năng là trạng ngữ bổ nghĩa cho câu hay là nominal ( giống nhƣ danh từ) khi đƣợc sử dụng làm thành phần nối chủ ngữ với động từ to be.

Giới ngữ tiếng Anh có vị trí rất đa dạng. Chúng có thể đứng đầu, đứng giữa hoặc đứng cuối tùy theo vai trò mà chúng đảm nhiệm trong câu. Giới ngữ tiếng Anh không thể lƣợc bỏ giới từ đƣợc trong khi đó chúng ta có thể dễ dàng lƣợc bỏ giới từ trong tiếng Việt mà không làm ảnh hƣởng đến ngữ nghĩa của chúng và ngƣời nghe hay ngƣời đọc vẫn có thể hiểu đƣợc.

Về khả năng đánh dấu ngữ pháp của giới ngữ, chúng tôi chỉ đi vào nghiên cứu vị trí của giới ngữ khi chúng đứng đầu câu với tƣ cách là thành phần phụ trạng ngữ của câu và thấy rằng trong hầu hết các trƣờng hợp mục đích của chúng khi đứng đầu câu rất rõ ràng: để nhấn mạnh, tránh sự mơ hồ, hiểu lầm hay tạo sự tƣơng phản làm nổi bật ngụ ý của tác giả.

5. Qua việc phân tích giới ngữ tiếng Anh trong sự liên hệ với tiếng Việt, chúng tôi đã rút ra đƣợc những đặc điểm ngữ pháp cũng nhƣ ngữ nghĩa của giới ngữ khi chúng đƣợc chuyển dịch sang tiếng Việt, vai trò của giới ngữ khi chúng tham gia vào hoạt động giao tiếp và văn bản. Luận văn đã cố gắng khảo sát, phân tích, đối chiếu những điểm tƣơng đồng và dị biệt về các đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghĩa của giới ngữ trong tiếng Anh và tiếng Việt.

Luận văn thuộc địa hạt so sánh đối chiếu loại hình với quan điểm chức năng dụng học có kèm một chút tri nhận. Sự so sánh, đối chiếu ở đây chỉ dừng lại ở cách phân tích, miêu tả, đối chiếu mang tính quy ƣớc chung chung chứ chƣa thực sự đi sâu nghiên cứu. Mặc dù có những kết quả nhất định nhƣng theo chúng tơi luận văn này chỉ là một phần đóng góp nhỏ trong nghiên cứu về giới ngữ. Sở dĩ có thể nói nhƣ vậy vì chúng tơi mới chỉ tập trung nghiên cứu những giới ngữ có chứa các giới từ In, On, At chứ chƣa thực sự đi sâu nghiên cứu các giới ngữ với toàn bộ hệ thống giới từ. Bên cạnh đó, luận văn cũng đề cập một chút đến lĩnh vực Ngôn ngữ học tri nhận – một lĩnh vực còn khá non trẻ trong nghiên cứu ngơn ngữ ở Việt Nam, vì vậy khơng thể tránh đƣợc những thiếu sót khi nghiên cứu giới ngữ trong địa hạt này. Do đó, chúng tơi hy vọng sẽ có thêm nhiều cơng trình nghiên cứu về vấn đề này trong tƣơng lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giới ngữ tiếng anh (với các giới từ chứa in, on, at) và các biểu đạt tương đương trong tiếng việt (Trang 103 - 112)